Thật giả lẫn lộn
Thời điểm này, diễn đàn trên mạng bắt đầu đưa thông tin về nhà trọ miễn phí dành cho các sĩ tử đi thi đại học. Thông tin đưa ra khá hấp dẫn như: gần các trường đại học, miễn phí chỗ ở, điện nước, thậm chí cả... dạy kèm miễn phí nếu có nhu cầu.
Từ thông tin đăng trên mạng, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có địa chỉ trên phố Hoàng Mai, Hà Nội. Ngôi nhà cao tầng, khang trang nhưng... chưa hề cho thuê trọ bao giờ (hàng xóm của ngôi nhà cho biết). Không hiểu có phải tình cờ không mà lần nào chúng tôi tìm đến ngôi nhà, chủ nhà cũng đều đi vắng và điện thoại không liên lạc được (?)
Những ngày này đi trên các ngõ ngách của nhiều khu xóm trọ gần trường đại học, không khó để nhìn thấy tờ rơi đăng thông tin “nhà trọ miễn phí”. Lần theo một địa chỉ trên tờ rơi, chúng tôi tìm đến dãy xóm trọ trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Chủ nhà rất đon đả dẫn chúng tôi đi xem phòng. Bà hứa hẹn: “Cháu cứ đưa em cháu đến ở, yên tâm ở đây an ninh tốt, có nhiều bạn trọ ở đây đã đỗ đại học với số điểm rất cao rồi”. Nhưng khi được hỏi cụ thể về giá cả, bà lại lảng sang chuyện khác.
Những chiêu thức từ nhà trọ miễn phí chuyển sang nhà trọ giá rẻ hay nhà thì miễn phí nhưng điện nước giá... trên trời không còn lạ.
Bạn Bùi Văn Lâm, phó Chủ tịch Hội Sinh viên Bắc Giang, phó Ban chỉ đạo Chương trình “Đưa em tôi đi thi” cho biết: “Hiện nay có những người gọi điện cho chúng em nói cho thuê nhà miễn phí hay đăng quảng cáo trên mạng, phát tờ rơi... Nhưng chúng em đều phải cử tình nguyện viên đến xác minh rõ. Nếu không cẩn thận, chúng em sẽ vô tình trở thành... cò mồi”.
Tuy nhiên, không phải tất cả nhà trọ miễn phí đều là lừa đảo. Lâm cho biết: “Hè năm ngoái, khi chúng em đang tìm nhà trọ miễn phí trên phố Chùa Láng, có một anh trông thấy chúng em hỏi han, đi lại vất vả thì hỏi thăm. Sau khi biết đang tìm nhà cho học sinh đi thi, anh giới thiệu anh có một ngôi nhà không dùng đến, bọn em có thể mượn. Tuy nhà cấp 4 nhưng sạch sẽ và đảm bảo an ninh. Chúng em cũng bất ngờ vì sự nhiệt tình đó. Năm nay chúng em lại nhờ đến sự giúp đỡ của anh ấy”.
Nhà trọ thừa - sĩ tử thiếu
“Thời buổi này làm gì có chuyện ở miễn phí”- đấy là suy nghĩ chung của rất nhiều người. Thế nên không tránh khỏi việc người tốt lại bị nghi ngờ. Xuống đến Hà Nội, việc đầu tiên của Lê Tùng (Lạng Sơn) là đi tìm chỗ trọ. Khi được hỏi có biết ở Hà Nội hiện có nhiều nhà trọ miễn phí cho sĩ tử, Tùng tỏ ra rất ngạc nhiên: “Em không nghĩ lại có chỗ trọ mà không mất tiền. Thế nên tốt nhất cứ tìm nhà trọ tử tế, mất tiền nhưng rõ ràng ngay từ đầu. Tránh được những rắc rối về sau”.
Chính vì suy nghĩ đó mà nhiều bạn cảm thấy không yên tâm khi được ở nhà trọ miễn phí. Việt Chinh, từng là thí sinh thi đại học được ở trọ miễn phí trong kỳ thi năm 2011, nay là sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Năm ngoái, khi biết mình được trong danh sách ở miễn phí, em cũng vui nhưng lại lo. Em nghĩ có lẽ chỗ ở có vấn đề gì. Vì thế khi đến nhà trọ em thực sự bất ngờ, không nghĩ chỗ ở tốt đến vậy”.
Chỉ còn chưa đến 2 tuần nữa kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 sẽ diễn ra trên cả nước nhưng đến thời điểm này nhà trọ miễn phí vẫn chưa có nhiều sĩ tử đăng ký ở.
Dù sắp đến kỳ thi Đại học nhưng nhiều bàn đăng ký chỗ ở miễn phí dành cho thí sinh tại các bến xe vẫn vắng tanh như thế này
Trung tâm Dạy nghề Nhân đạo của bác Trần Duyên Hải trên phố Văn Chương, Hà Nội là nơi nhiều năm liền đã đã tiếp nhận, giúp đỡ các sĩ tử đi thi. Trung tâm không chỉ tạo điều kiện cho các thí sinh có chỗ ở tốt mà còn là nơi động viên rất lớn về tinh thần.
Bác Hải cho biết: “Cách đây nhiều năm, tôi bắt gặp mấy bạn học sinh thuê trọ trên đường Láng rồi bị mất hết hành lý. Từ đó tôi nghĩ tại sao mình không tận dụng diện tích nhà ở để giúp các em? Hiện nay, mỗi đợt thi trung tâm có thể tiếp nhận và giúp đỡ khoảng 40 em. Chúng tôi hoàn toàn miễn phí về chỗ ở và điện, nước. Thậm chí nếu em nào khó khăn quá, tôi có thể giúp đỡ cả về ăn uống”.
Trung tâm của bác Hải đã được Uỷ ban Nhân dân Thành phố cấp bằng khen tặng. Nhiều bạn ở trọ sau đó đỗ đại học cũng quay lại để giúp đỡ trung tâm và truyền kinh nghiệm cho các sĩ tử sau. Tuy nhiên căn nhà tình thương ấy chưa khi nào kín chỗ.
“Hiện nay nhiều bạn vẫn phải chịu chi phí đắt đỏ để có chỗ trọ. Các bạn có nhu cầu cao mà không biết để tìm đến Trung tâm. Có thể họ nghĩ làm gì lại có chỗ miễn phí. Năm nay Trung tâm đã có Tỉnh đoàn Thái Bình và Bắc Giang đến đăng ký chỗ ở. Nhưng để đỡ phí chỗ như mọi năm, chúng tôi vẫn đăng thông tin và giúp đỡ những bạn ở tỉnh khác có nhu cầu”, bác Hải cho biết thêm.
Không chỉ riêng Trung tâm Dạy nghề Nhân đạo, nhiều gia đình muốn giúp đỡ thí sinh đi thi đã nhường cả căn nhà của mình cho sĩ tử. Như nhà anh T, một cán bộ công an (phường Yên nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đã dành cả hai ngôi nhà 3 tầng của mình và bố mẹ cho nhiều thí sinh trọ thi. Hay nhà bà Lâm ở Cầu Diễn, Hà Nội mấy năm liền trở thành chỗ trọ miễn phí cho sĩ tử. Nhưng năm nay, các gia đình đều phải nhờ đến Tỉnh đoàn hoặc Thành đoàn Hà Nội để đăng ký cho thí sinh trọ miễn phí.
Một phòng trọ miễn phí dành cho các sĩ tử
Miễn phí khác với cho không
Miễn phí có nghĩa là cho không, nhiều bạn mang theo tâm lý này khi đến ở miễn phí nên trong sinh hoạt hàng ngày không được khéo léo, đôi khi gây phiền hà cho nhà chủ, để lại những dư âm không tốt. Kết quả là sau đợt thi cả hai bên gia đình cho thuê trọ và thí sinh đều có tâm trạng không thoải mái.
Bạn Trần Văn Lâm chia sẻ kinh nghiệm khi tổ chức những chỗ ở miễn phí: “Đoàn của chúng em luôn cắt cử các tình nguyện viên đến hỗ trợ gia đình và thí sinh. Trước khi đón các thí sinh về chỗ ở, chúng em đến gia đình chủ nhà để dọn dẹp sạch sẽ.* Sau đó, đều có tình nguyện viên đến hỗ trợ, bảo ban thí sinh trong sinh hoạt, giao tiếp với chủ nhà cho hợp lý. Tránh tình trạng gây phiền hà cho gia đình chủ. Kết thúc mỗi đợt thi, chúng em đến tặng quà và cảm ơn gia đình”.
Còn theo* kinh nghiệm của bạn Việt Chinh thì quan trọng nhất là phải giữ gìn nề nếp và ăn ở sạch sẽ: “Năm ngoái khi thấy gia đình chủ đối xử tốt quá, nhà em đã định gửi tiền cảm ơn. Nhưng họ không đồng ý. Nếu mình làm vậy sẽ phụ lòng tốt của họ. Cái quan trọng nhất là mình cư xử biết điều. Sau khi đỗ đại học em đã quay lại cảm ơn gia đình”.
Mỗi đợt thi đại học, căn phòng làm việc của bác Trần Duyên Hải cũng được trưng dụng làm chỗ trọ miễn phí cho các sĩ tử
Đối với những người tình nguyện giúp đỡ thí sinh như bác Hải,* điều bác mong muốn chính là kết quả các em đỗ đại học và tấm lòng biết chia sẻ những khó khăn với mọi người xung quanh: “Tôi chưa hề thầy phiền hà gì khi cho các bạn ở miễn phí. Nhiều bạn thi xong còn ở lại giao lưu với các em khuyết tật ở trung tâm. Có những bạn khi biết kết quả đỗ đại học đã đến liên hoan và chia sẻ niềm vui với gia đình. Đó là điều mà tôi cảm động nhất. Các em đã coi nơi đây như ngôi nhà của mình”.
Thời điểm này, diễn đàn trên mạng bắt đầu đưa thông tin về nhà trọ miễn phí dành cho các sĩ tử đi thi đại học. Thông tin đưa ra khá hấp dẫn như: gần các trường đại học, miễn phí chỗ ở, điện nước, thậm chí cả... dạy kèm miễn phí nếu có nhu cầu.
Từ thông tin đăng trên mạng, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có địa chỉ trên phố Hoàng Mai, Hà Nội. Ngôi nhà cao tầng, khang trang nhưng... chưa hề cho thuê trọ bao giờ (hàng xóm của ngôi nhà cho biết). Không hiểu có phải tình cờ không mà lần nào chúng tôi tìm đến ngôi nhà, chủ nhà cũng đều đi vắng và điện thoại không liên lạc được (?)
Những ngày này đi trên các ngõ ngách của nhiều khu xóm trọ gần trường đại học, không khó để nhìn thấy tờ rơi đăng thông tin “nhà trọ miễn phí”. Lần theo một địa chỉ trên tờ rơi, chúng tôi tìm đến dãy xóm trọ trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Chủ nhà rất đon đả dẫn chúng tôi đi xem phòng. Bà hứa hẹn: “Cháu cứ đưa em cháu đến ở, yên tâm ở đây an ninh tốt, có nhiều bạn trọ ở đây đã đỗ đại học với số điểm rất cao rồi”. Nhưng khi được hỏi cụ thể về giá cả, bà lại lảng sang chuyện khác.
Những chiêu thức từ nhà trọ miễn phí chuyển sang nhà trọ giá rẻ hay nhà thì miễn phí nhưng điện nước giá... trên trời không còn lạ.
Bạn Bùi Văn Lâm, phó Chủ tịch Hội Sinh viên Bắc Giang, phó Ban chỉ đạo Chương trình “Đưa em tôi đi thi” cho biết: “Hiện nay có những người gọi điện cho chúng em nói cho thuê nhà miễn phí hay đăng quảng cáo trên mạng, phát tờ rơi... Nhưng chúng em đều phải cử tình nguyện viên đến xác minh rõ. Nếu không cẩn thận, chúng em sẽ vô tình trở thành... cò mồi”.
Tuy nhiên, không phải tất cả nhà trọ miễn phí đều là lừa đảo. Lâm cho biết: “Hè năm ngoái, khi chúng em đang tìm nhà trọ miễn phí trên phố Chùa Láng, có một anh trông thấy chúng em hỏi han, đi lại vất vả thì hỏi thăm. Sau khi biết đang tìm nhà cho học sinh đi thi, anh giới thiệu anh có một ngôi nhà không dùng đến, bọn em có thể mượn. Tuy nhà cấp 4 nhưng sạch sẽ và đảm bảo an ninh. Chúng em cũng bất ngờ vì sự nhiệt tình đó. Năm nay chúng em lại nhờ đến sự giúp đỡ của anh ấy”.
Nhà trọ thừa - sĩ tử thiếu
“Thời buổi này làm gì có chuyện ở miễn phí”- đấy là suy nghĩ chung của rất nhiều người. Thế nên không tránh khỏi việc người tốt lại bị nghi ngờ. Xuống đến Hà Nội, việc đầu tiên của Lê Tùng (Lạng Sơn) là đi tìm chỗ trọ. Khi được hỏi có biết ở Hà Nội hiện có nhiều nhà trọ miễn phí cho sĩ tử, Tùng tỏ ra rất ngạc nhiên: “Em không nghĩ lại có chỗ trọ mà không mất tiền. Thế nên tốt nhất cứ tìm nhà trọ tử tế, mất tiền nhưng rõ ràng ngay từ đầu. Tránh được những rắc rối về sau”.
Chính vì suy nghĩ đó mà nhiều bạn cảm thấy không yên tâm khi được ở nhà trọ miễn phí. Việt Chinh, từng là thí sinh thi đại học được ở trọ miễn phí trong kỳ thi năm 2011, nay là sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Năm ngoái, khi biết mình được trong danh sách ở miễn phí, em cũng vui nhưng lại lo. Em nghĩ có lẽ chỗ ở có vấn đề gì. Vì thế khi đến nhà trọ em thực sự bất ngờ, không nghĩ chỗ ở tốt đến vậy”.
Chỉ còn chưa đến 2 tuần nữa kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 sẽ diễn ra trên cả nước nhưng đến thời điểm này nhà trọ miễn phí vẫn chưa có nhiều sĩ tử đăng ký ở.
Dù sắp đến kỳ thi Đại học nhưng nhiều bàn đăng ký chỗ ở miễn phí dành cho thí sinh tại các bến xe vẫn vắng tanh như thế này
Trung tâm Dạy nghề Nhân đạo của bác Trần Duyên Hải trên phố Văn Chương, Hà Nội là nơi nhiều năm liền đã đã tiếp nhận, giúp đỡ các sĩ tử đi thi. Trung tâm không chỉ tạo điều kiện cho các thí sinh có chỗ ở tốt mà còn là nơi động viên rất lớn về tinh thần.
Bác Hải cho biết: “Cách đây nhiều năm, tôi bắt gặp mấy bạn học sinh thuê trọ trên đường Láng rồi bị mất hết hành lý. Từ đó tôi nghĩ tại sao mình không tận dụng diện tích nhà ở để giúp các em? Hiện nay, mỗi đợt thi trung tâm có thể tiếp nhận và giúp đỡ khoảng 40 em. Chúng tôi hoàn toàn miễn phí về chỗ ở và điện, nước. Thậm chí nếu em nào khó khăn quá, tôi có thể giúp đỡ cả về ăn uống”.
Trung tâm của bác Hải đã được Uỷ ban Nhân dân Thành phố cấp bằng khen tặng. Nhiều bạn ở trọ sau đó đỗ đại học cũng quay lại để giúp đỡ trung tâm và truyền kinh nghiệm cho các sĩ tử sau. Tuy nhiên căn nhà tình thương ấy chưa khi nào kín chỗ.
“Hiện nay nhiều bạn vẫn phải chịu chi phí đắt đỏ để có chỗ trọ. Các bạn có nhu cầu cao mà không biết để tìm đến Trung tâm. Có thể họ nghĩ làm gì lại có chỗ miễn phí. Năm nay Trung tâm đã có Tỉnh đoàn Thái Bình và Bắc Giang đến đăng ký chỗ ở. Nhưng để đỡ phí chỗ như mọi năm, chúng tôi vẫn đăng thông tin và giúp đỡ những bạn ở tỉnh khác có nhu cầu”, bác Hải cho biết thêm.
Không chỉ riêng Trung tâm Dạy nghề Nhân đạo, nhiều gia đình muốn giúp đỡ thí sinh đi thi đã nhường cả căn nhà của mình cho sĩ tử. Như nhà anh T, một cán bộ công an (phường Yên nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đã dành cả hai ngôi nhà 3 tầng của mình và bố mẹ cho nhiều thí sinh trọ thi. Hay nhà bà Lâm ở Cầu Diễn, Hà Nội mấy năm liền trở thành chỗ trọ miễn phí cho sĩ tử. Nhưng năm nay, các gia đình đều phải nhờ đến Tỉnh đoàn hoặc Thành đoàn Hà Nội để đăng ký cho thí sinh trọ miễn phí.
Một phòng trọ miễn phí dành cho các sĩ tử
Miễn phí khác với cho không
Miễn phí có nghĩa là cho không, nhiều bạn mang theo tâm lý này khi đến ở miễn phí nên trong sinh hoạt hàng ngày không được khéo léo, đôi khi gây phiền hà cho nhà chủ, để lại những dư âm không tốt. Kết quả là sau đợt thi cả hai bên gia đình cho thuê trọ và thí sinh đều có tâm trạng không thoải mái.
Bạn Trần Văn Lâm chia sẻ kinh nghiệm khi tổ chức những chỗ ở miễn phí: “Đoàn của chúng em luôn cắt cử các tình nguyện viên đến hỗ trợ gia đình và thí sinh. Trước khi đón các thí sinh về chỗ ở, chúng em đến gia đình chủ nhà để dọn dẹp sạch sẽ.* Sau đó, đều có tình nguyện viên đến hỗ trợ, bảo ban thí sinh trong sinh hoạt, giao tiếp với chủ nhà cho hợp lý. Tránh tình trạng gây phiền hà cho gia đình chủ. Kết thúc mỗi đợt thi, chúng em đến tặng quà và cảm ơn gia đình”.
Còn theo* kinh nghiệm của bạn Việt Chinh thì quan trọng nhất là phải giữ gìn nề nếp và ăn ở sạch sẽ: “Năm ngoái khi thấy gia đình chủ đối xử tốt quá, nhà em đã định gửi tiền cảm ơn. Nhưng họ không đồng ý. Nếu mình làm vậy sẽ phụ lòng tốt của họ. Cái quan trọng nhất là mình cư xử biết điều. Sau khi đỗ đại học em đã quay lại cảm ơn gia đình”.
Mỗi đợt thi đại học, căn phòng làm việc của bác Trần Duyên Hải cũng được trưng dụng làm chỗ trọ miễn phí cho các sĩ tử
Đối với những người tình nguyện giúp đỡ thí sinh như bác Hải,* điều bác mong muốn chính là kết quả các em đỗ đại học và tấm lòng biết chia sẻ những khó khăn với mọi người xung quanh: “Tôi chưa hề thầy phiền hà gì khi cho các bạn ở miễn phí. Nhiều bạn thi xong còn ở lại giao lưu với các em khuyết tật ở trung tâm. Có những bạn khi biết kết quả đỗ đại học đã đến liên hoan và chia sẻ niềm vui với gia đình. Đó là điều mà tôi cảm động nhất. Các em đã coi nơi đây như ngôi nhà của mình”.
“Những trung tâm, gia đình nào có lòng tốt muốn cho thí sinh ở miễn phí, cách tốt nhất là liên hệ với Thành đoàn Hà Nội, hay Hội sinh viên, Tỉnh đoàn các địa phương. Điều đó đảm bảo về mặt tin cậy cho cả thí sinh lẫn gia đình chủ nhà”. Bác Trần Duyên Hải, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Nhân đạo “Các bạn muốn tìm nhà trọ miễn phí không nên tin vào tờ rơi hay quảng cáo trên mạng. Phải tìm hiểu kỹ và xác minh rõ ràng, có sự thoả thuận bằng văn bản. Những nơi đáng tin là chùa chiền, các trung tâm uy tín, các trường đại học”. Trần Văn Lâm, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Bắc Giang ở Hà Nội |