Theo đó, bị cáo Nguyễn Văn Khương (SN 1973, bút danh Hoàng Khương, phóng viên Báo Tuổi Trẻ) bị tuyên phạt 4 năm tù về tội "Đưa hối lộ".
*
Cùng tội danh trên, Nguyễn Đức Đông Anh (SN 1989, em vợ Hoàng Khương) bị 4 năm tù, Trần Minh Hòa (SN 1991) 5 năm tù, Trần Anh Tuấn (SN 1966, phó giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Phong) 1 năm tù.
*
Bị cáo Huỳnh Minh Đức (SN 1976, nguyên CSGT quận Bình Thạnh) bị phạt 5 năm tù về tội "Nhận hối lộ", Tôn Thất Hòa (SN 1955, nguyên giám đốc Doanh nghiệp Duy Nguyên) bị phạt 2 năm tù về tội “Làm môi giới hối lộ”.
*
Theo cáo trạng, do biết Tôn Thất Hòa có quen biết với nhiều CSGT nên Trận Anh Tuấn đã nhờ giải quyết lấy xe đầu kéo bị tạm giữ trong một vụ TNGT xảy ra tại quận Bình Thạnh. Thông qua Hòa, Tuấn đã “đút lót” cho Đức 3 triệu đồng để được lấy xe sớm hơn.
Thông qua Nguyễn Đức Đông Anh, Trần Minh Hòa đã đưa cho Nguyễn Văn Khương 15 triệu đồng để nhờ giải cứu xe đua. Trong vai một người tên Hoàng, bị can Nguyễn Văn Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa làm cầu nối để đưa cho Huỳnh Minh Đức số tiền 15 triệu đồng để giải cứu xe đua cho Trần Minh Hòa.
*
Sáng cùng ngày, trong phần luận tội, vị đại diện VKSND TPHCM đề nghị tuyên phạt Hoàng Khương mức án từ 6-7 năm tù, Đông Anh 4-5 năm tù, Minh Hòa 5-6 năm tù, Anh Tuấn 2-3 năm tù, Đức 6-7 năm tù, Thất Hòa 2-3 năm tù.
Đại diện VKSND TPHCM đề nghị 6-7 năm tù đối với Hoàng Khương
Vị đại diện VKSND TPHCM nhận định: Các bị cáo Đức, Tuấn, Trần Minh Hòa, Tôn Thất Hòa thành khẩn khai báo; Đông Anh phạm tội mức độ hạn chế nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo. Riêng Hoàng Khương chỉ thừa nhận sai phạm trong quá trình tác nghiệp, không thừa nhận các sai phạm khác.
*
Vị đại diện VKS nhận định, Hoàng Khương đã lợi dụng chức vụ nhà báo được phân công nhiệm vụ viết bài trong vĩnh vực vi phạm giao thông, khi biết được việc làm sai trái của Đức, Hoàng Khương đã đưa tiền để giải quyết vi phạm. Khi lấy xe không được đã cho đăng bài "CSGT giải cứu xe đua trái phép".
*
Trong phần bào chữa cho Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài trình bày 5 vấn đề chính để làm rõ động cơ, mục đích đưa 15 triệu đồng cho CSGT Huỳnh Minh Đức.
*
Thứ nhất, vụ án này diễn ra trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn và tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và TPHCM nói riêng đã trở thành một trong những vấn đề quốc nạn.
*
Trong đó lực lượng CSGT đang là tâm điểm đứng mũi chịu sào, không chỉ trước áp lực của hoạt động ngày đêm tuần tra, kiểm soát, mà còn đối diện với những đòi hỏi, bức xúc của người dân, chịu sự giám sát của người dân và báo chí.
*
Trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật về giao thông của người dân còn nhiều hạn chế, tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ CSGT đã quên mình, tận tâm hoàn thành nhiệm vụ, với nhiều tấm gương hy sinh dũng cảm, đã được các cơ quan báo chí, trong đó có Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Hoàng Khương phản ánh đậm nét qua năm tháng, đã tạo được sự đồng cảm sâu sắc trong xã hội về sự hy sinh quả cảm của lực lượng công an nhân dân.
*
Mặt khác, hiện nay VKSND Tối cao đã truy tố hai cán bộ CSGT là Lê Hồng Duân và Nguyễn Thanh Hải (thuộc Phòng CSGT Công an Thanh Hóa) về hành vi nhận hối lộ. Vụ án này cũng xuất phát từ hoạt động tác nghiệp báo chí của nhà báo Hoàng Khương đóng giả vai “tài xế” đã chứng kiến, ghi âm, chụp ảnh các đối tượng liên quan. Sau đó đã có hai bài viết “Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn” và bài “Trả giá chung chi” trên Báo Tuổi Trẻ.
Bị cáo Nguyễn Văn Khương nói lời sau cùng
Thứ hai, bản kết luận điều tra, cáo trạng và kết luận của đại diện VKSND TPHCM tại phiên tòa không thể hiện quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác tội phạm thông qua hai bài báo đăng tải công khai trên Báo Tuổi Trẻ, dẫn đến việc đánh giá sai lệch bản chất vụ án.
*
Thứ ba, bản kết luận điều tra, cáo trạng và kết luận của đại diện VKSND TPHCM tại phiên tòa không hề đề cập về chủ trương của Báo Tuổi Trẻ, quá trình tác nghiệp báo chí và không làm rõ được mục đích, động cơ của nhà báo Hoàng Khương liên quan đến hai bài báo “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép”.
Thứ tư, hành vi tác nghiệp báo chí của nhà báo Hoàng Khương diễn ra sau khi Huỳnh Minh Đức đã có hành vi sai phạm nhận tiền 3 triệu đồng để giải quyết vụ tai nạn xe ô tô đầu kéo không đúng quy trình, không phải do sự “cài bẫy” hay quyết thực hiện đến cùng hành vi đưa hối lộ do việc Đức không trả giấy tờ xe gắn máy của Trần Minh Hòa.
*
Thứ năm, việc quyết định truy tố nhà báo Hoàng Khương về hành vi “đưa hối lộ” do liên quan đến quá trình tác nghiệp là chưa đủ căn cứ pháp lý, không phù hợp với đường lối xử lý đối với tin báo tố giác tội phạm, đi ngược lại chính sách hình sự đối với người có công phát hiện, tố giác tội phạm tiêu cực, tham nhũng.
*
Kết thúc phần bào chữa của mình, luật sư Hoài cho rằng nhà báo Hoàng Khương không phạm tội đưa hối lộ mà chỉ vi phạm trong quá trình tác nghiệp báo chí. Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương.
Hoàng Khương bị đề nghị 6-7 năm tù
Ở lời nói sau cùng, Hoàng Khương phát biểu: “Bị cáo day dứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay không. Bị cáo không có động cơ nào khác là để kéo giảm tai nạn giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Bị cáo tự xác định mình có lỗi nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. 248 ngày tạm giam đã qua là một hình phạt nặng nề với bị cáo”.
Theo Ph. Dũng (Người Lao Động)
*
Cùng tội danh trên, Nguyễn Đức Đông Anh (SN 1989, em vợ Hoàng Khương) bị 4 năm tù, Trần Minh Hòa (SN 1991) 5 năm tù, Trần Anh Tuấn (SN 1966, phó giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Phong) 1 năm tù.
*
Bị cáo Huỳnh Minh Đức (SN 1976, nguyên CSGT quận Bình Thạnh) bị phạt 5 năm tù về tội "Nhận hối lộ", Tôn Thất Hòa (SN 1955, nguyên giám đốc Doanh nghiệp Duy Nguyên) bị phạt 2 năm tù về tội “Làm môi giới hối lộ”.
*
Theo cáo trạng, do biết Tôn Thất Hòa có quen biết với nhiều CSGT nên Trận Anh Tuấn đã nhờ giải quyết lấy xe đầu kéo bị tạm giữ trong một vụ TNGT xảy ra tại quận Bình Thạnh. Thông qua Hòa, Tuấn đã “đút lót” cho Đức 3 triệu đồng để được lấy xe sớm hơn.
Thông qua Nguyễn Đức Đông Anh, Trần Minh Hòa đã đưa cho Nguyễn Văn Khương 15 triệu đồng để nhờ giải cứu xe đua. Trong vai một người tên Hoàng, bị can Nguyễn Văn Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa làm cầu nối để đưa cho Huỳnh Minh Đức số tiền 15 triệu đồng để giải cứu xe đua cho Trần Minh Hòa.
*
Sáng cùng ngày, trong phần luận tội, vị đại diện VKSND TPHCM đề nghị tuyên phạt Hoàng Khương mức án từ 6-7 năm tù, Đông Anh 4-5 năm tù, Minh Hòa 5-6 năm tù, Anh Tuấn 2-3 năm tù, Đức 6-7 năm tù, Thất Hòa 2-3 năm tù.
Đại diện VKSND TPHCM đề nghị 6-7 năm tù đối với Hoàng Khương
Vị đại diện VKSND TPHCM nhận định: Các bị cáo Đức, Tuấn, Trần Minh Hòa, Tôn Thất Hòa thành khẩn khai báo; Đông Anh phạm tội mức độ hạn chế nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo. Riêng Hoàng Khương chỉ thừa nhận sai phạm trong quá trình tác nghiệp, không thừa nhận các sai phạm khác.
*
Vị đại diện VKS nhận định, Hoàng Khương đã lợi dụng chức vụ nhà báo được phân công nhiệm vụ viết bài trong vĩnh vực vi phạm giao thông, khi biết được việc làm sai trái của Đức, Hoàng Khương đã đưa tiền để giải quyết vi phạm. Khi lấy xe không được đã cho đăng bài "CSGT giải cứu xe đua trái phép".
*
Trong phần bào chữa cho Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài trình bày 5 vấn đề chính để làm rõ động cơ, mục đích đưa 15 triệu đồng cho CSGT Huỳnh Minh Đức.
*
Thứ nhất, vụ án này diễn ra trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn và tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và TPHCM nói riêng đã trở thành một trong những vấn đề quốc nạn.
*
Trong đó lực lượng CSGT đang là tâm điểm đứng mũi chịu sào, không chỉ trước áp lực của hoạt động ngày đêm tuần tra, kiểm soát, mà còn đối diện với những đòi hỏi, bức xúc của người dân, chịu sự giám sát của người dân và báo chí.
*
Trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật về giao thông của người dân còn nhiều hạn chế, tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ CSGT đã quên mình, tận tâm hoàn thành nhiệm vụ, với nhiều tấm gương hy sinh dũng cảm, đã được các cơ quan báo chí, trong đó có Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Hoàng Khương phản ánh đậm nét qua năm tháng, đã tạo được sự đồng cảm sâu sắc trong xã hội về sự hy sinh quả cảm của lực lượng công an nhân dân.
*
Mặt khác, hiện nay VKSND Tối cao đã truy tố hai cán bộ CSGT là Lê Hồng Duân và Nguyễn Thanh Hải (thuộc Phòng CSGT Công an Thanh Hóa) về hành vi nhận hối lộ. Vụ án này cũng xuất phát từ hoạt động tác nghiệp báo chí của nhà báo Hoàng Khương đóng giả vai “tài xế” đã chứng kiến, ghi âm, chụp ảnh các đối tượng liên quan. Sau đó đã có hai bài viết “Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn” và bài “Trả giá chung chi” trên Báo Tuổi Trẻ.
Bị cáo Nguyễn Văn Khương nói lời sau cùng
Thứ hai, bản kết luận điều tra, cáo trạng và kết luận của đại diện VKSND TPHCM tại phiên tòa không thể hiện quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác tội phạm thông qua hai bài báo đăng tải công khai trên Báo Tuổi Trẻ, dẫn đến việc đánh giá sai lệch bản chất vụ án.
*
Thứ ba, bản kết luận điều tra, cáo trạng và kết luận của đại diện VKSND TPHCM tại phiên tòa không hề đề cập về chủ trương của Báo Tuổi Trẻ, quá trình tác nghiệp báo chí và không làm rõ được mục đích, động cơ của nhà báo Hoàng Khương liên quan đến hai bài báo “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép”.
Thứ tư, hành vi tác nghiệp báo chí của nhà báo Hoàng Khương diễn ra sau khi Huỳnh Minh Đức đã có hành vi sai phạm nhận tiền 3 triệu đồng để giải quyết vụ tai nạn xe ô tô đầu kéo không đúng quy trình, không phải do sự “cài bẫy” hay quyết thực hiện đến cùng hành vi đưa hối lộ do việc Đức không trả giấy tờ xe gắn máy của Trần Minh Hòa.
*
Thứ năm, việc quyết định truy tố nhà báo Hoàng Khương về hành vi “đưa hối lộ” do liên quan đến quá trình tác nghiệp là chưa đủ căn cứ pháp lý, không phù hợp với đường lối xử lý đối với tin báo tố giác tội phạm, đi ngược lại chính sách hình sự đối với người có công phát hiện, tố giác tội phạm tiêu cực, tham nhũng.
*
Kết thúc phần bào chữa của mình, luật sư Hoài cho rằng nhà báo Hoàng Khương không phạm tội đưa hối lộ mà chỉ vi phạm trong quá trình tác nghiệp báo chí. Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương.
Hoàng Khương bị đề nghị 6-7 năm tù
Ở lời nói sau cùng, Hoàng Khương phát biểu: “Bị cáo day dứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay không. Bị cáo không có động cơ nào khác là để kéo giảm tai nạn giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Bị cáo tự xác định mình có lỗi nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. 248 ngày tạm giam đã qua là một hình phạt nặng nề với bị cáo”.
Theo Ph. Dũng (Người Lao Động)