Ông Đinh Văn Doi (SN 1967, thôn 4, Trà Tân) vai vác bó mây vừa bứt về, nói: “Những ngày qua động đất khiến nhà tôi cứ lắc lư miết. Sợ nhà sập nên tôi vào rừng bứt vội chục mây về cột lại nhà cho chắc”. Khi chúng tôi đến nhà ông Doi thì thấy vợ, con ông đang sắp xếp đồ đạc quần áo để “có chuyện gì thì xách chạy cho nhanh”. Theo thông tin mới nhất từ chính quyền địa phương, ít nhất 40 hộ dân đã rời bỏ nhà để trốn động đất.
Tại xã Trà Bui - nơi có khu tái định cư dành cho bà con di dời để làm Thủy điện Sông Tranh 2, bên cạnh những ngôi nhà dự án được xây dựng kiên cố người dân vừa cất thêm những ngôi nhà sàn bằng tre nứa. Ông Hồ Văn Xuất (60 tuổi) ngồi trong ngôi nhà sàn bằng tre vừa dựng tạm, nói: “Nhà tôi cách đập thủy điện đến 30km vẫn liên tục nghe những tiếng nổ to, làm rung chuyển cả nhà. Tôi sợ nhà xây bị sập nên dựng tạm nhà sàn này để ở”.
Đoàn của Bộ KHCN ghi nhận tại huyện Bắc Trà My
Lãnh đạo UBND huyện Bắc Trà My cho biết, trong 2 ngày 9 và 10/9 đã xác nhận thêm 2 trận động đất, với thời gian mỗi trận là 3 giây. Lãnh đạo huyện cũng cho hay sẽ kiến nghị với UBND tỉnh và Ban Quản lý Thủy điện 3, cho đại diện nhân dân trong vùng đi vào trong thân đập để chứng kiến việc khắc phục hoàn thành và an toàn tình trạng rò rỉ nước tại đây để người dân tin và an tâm sinh sống, sản xuất, học tập…
Trong một diễn biến khác, tại buổi họp báo của Bộ Công Thương chiều 10/9, xung quanh các phương án đối phó động đất đối với đập thủy điện sông Tranh 2, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó cục trưởng cục Kỹ thuật an toàn cho biết: "Cho đến thời điểm này, thủy điện sông Tranh 2 đã kết thúc xử lý chống thấm ngày 28/8. Bộ Công Thương cũng đã có công văn báo cáo Thủ tướng và xin được cấp nước trở lại cho thủy điện sông Tranh 2. Đến thời điểm có nhiều điểm đã giảm thấm đến 99,9%, nên thủy điện sông Tranh 2 có thể tích nước trở lại".
Ông Thanh cho biết thêm, sau hàng loạt vụ động đất xảy ra trên địa bàn Bắc Trà My, chiều 8/9, các chuyên gia hàng đầu của Viện Vật lý địa cầu và Viện địa chất đã đến vùng tâm chấn động đất là thuỷ điện Sông Tranh 2 để khảo sát tìm nguyên nhân. “Đến ngày 12/9 đoàn chuyên gia sẽ báo cáo kết quả khảo sát và chúng tôi sẽ tổ chức họp bàn ngay để lên phương án bảo vệ đập thủy điện trước những sự cố động đất”- ông Thanh cho biết.
Tại xã Trà Bui - nơi có khu tái định cư dành cho bà con di dời để làm Thủy điện Sông Tranh 2, bên cạnh những ngôi nhà dự án được xây dựng kiên cố người dân vừa cất thêm những ngôi nhà sàn bằng tre nứa. Ông Hồ Văn Xuất (60 tuổi) ngồi trong ngôi nhà sàn bằng tre vừa dựng tạm, nói: “Nhà tôi cách đập thủy điện đến 30km vẫn liên tục nghe những tiếng nổ to, làm rung chuyển cả nhà. Tôi sợ nhà xây bị sập nên dựng tạm nhà sàn này để ở”.
Đoàn của Bộ KHCN ghi nhận tại huyện Bắc Trà My
Lãnh đạo UBND huyện Bắc Trà My cho biết, trong 2 ngày 9 và 10/9 đã xác nhận thêm 2 trận động đất, với thời gian mỗi trận là 3 giây. Lãnh đạo huyện cũng cho hay sẽ kiến nghị với UBND tỉnh và Ban Quản lý Thủy điện 3, cho đại diện nhân dân trong vùng đi vào trong thân đập để chứng kiến việc khắc phục hoàn thành và an toàn tình trạng rò rỉ nước tại đây để người dân tin và an tâm sinh sống, sản xuất, học tập…
Trong một diễn biến khác, tại buổi họp báo của Bộ Công Thương chiều 10/9, xung quanh các phương án đối phó động đất đối với đập thủy điện sông Tranh 2, ông Nguyễn Văn Thanh - Phó cục trưởng cục Kỹ thuật an toàn cho biết: "Cho đến thời điểm này, thủy điện sông Tranh 2 đã kết thúc xử lý chống thấm ngày 28/8. Bộ Công Thương cũng đã có công văn báo cáo Thủ tướng và xin được cấp nước trở lại cho thủy điện sông Tranh 2. Đến thời điểm có nhiều điểm đã giảm thấm đến 99,9%, nên thủy điện sông Tranh 2 có thể tích nước trở lại".
Ông Thanh cho biết thêm, sau hàng loạt vụ động đất xảy ra trên địa bàn Bắc Trà My, chiều 8/9, các chuyên gia hàng đầu của Viện Vật lý địa cầu và Viện địa chất đã đến vùng tâm chấn động đất là thuỷ điện Sông Tranh 2 để khảo sát tìm nguyên nhân. “Đến ngày 12/9 đoàn chuyên gia sẽ báo cáo kết quả khảo sát và chúng tôi sẽ tổ chức họp bàn ngay để lên phương án bảo vệ đập thủy điện trước những sự cố động đất”- ông Thanh cho biết.