Không biết chị đã phải trải qua biết bao nhiêu sóng gió cuộc đời, không biết bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống và sự nghiệt ngã đã vận vào cuộc đời chị, để rồi đến bây giờ chị dẫu không còn là Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Pa (Gia Lai) nữa, nhưng sự tàn ác của thời gian vẫn chưa kịp xóa hết nét xuân sắc trên gương mặt của cô sơn nữ xuân sắc một thời. Chị là Ksor H’Đa.
Cô sơn nữ lận đận vì hủ tục
Quê H’Đa ở Ayun Pa (Gia Lai). Hồi những năm trước giải phóng, con em đồng bào dân tộc thiểu số được đi học là chuyện hiếm. Con gái được đi học lại càng hiếm hơn, thế mà Ksor H’Da đã học được tới lớp 10.
Mộng ước trở thành cô giáo, đem ánh sáng khoa học đến với những nẻo đời đang chìm trong bóng đêm u tối của H’Da nào ngờ bị đứt giữa chừng vì cha mẹ bắt cô phải nghỉ học để “bắt” chồng. Nhưng chính cô do được hiểu biết nhiều hơn bạn bè cùng lứa, H’Đa muốn chống lại cuộc hôn nhân cưỡng ép này.
Tuy vậy, khát vọng tự do không chống nổi sức mạnh luật tục, cuối cùng H’Đa cũng phải làm vợ người mình không yêu. Sống với nhau mới được mấy tháng, H’Da đã thấy Nay Pă (chồng cô lúc bấy giờ) có điều gì khác lạ. Hình như anh ta không ứng xử với cô như một người vợ. Có một cái gì đó rất khó cắt nghĩa trong ánh mắt và thái độ của người chồng. Và rồi linh tính của H’Da đã không nhầm.
Chị Ksor H’Đa
Khi cô đang mang thai đứa con đầu thì bất ngờ Nay Pă tuyên bố ly dị để lấy con gái tỉnh trưởng Phú Bổn (lúc đó). Còn biết kêu ai, kiện ai, H’Da đành ôm gói trở về với cha mẹ ở Plei La.
Thủa ấy, đất Chư Mố (Ayun Pa, Gia Lai) vốn nổi tiếng là đất có nhiều gái đẹp. Thời nữ sinh, H’Da vốn đã đẹp vào loại nhất nhì vùng này, giờ đã là “gái một con”, vẻ đẹp sơn nữ lại càng mặn mà hơn gấp nhiều lần. Và không biết bao trai làng say đắm đòi “bắt” nhưng như con chim đã bị một lần trúng tên, H’Da đã không còn muốn nhìn vào mắt ai…
Rồi bắt đầu từ đấy, cô sơn nữ của miền đại ngàn hoang thẳm này đã ấp ủ ý định phải làm cho những luật tục cổ hủ, lạc hậu ấy thay đổi, để cuộc sống của những thân phận thiếu nữ trên miền đất này bớt những khốn khó vì luật tục nghiệt ngã.
Thế rồi đến năm 1976, khi vừa giải phóng xong, H’Da gặp anh Êban M’Lá. Anh là người Jrai, họ hàng với người anh hùng Nay Đer, Nay Phin ở xã Ia Rsai. Anh theo cách mạng từ lúc lên mười, lấy họ mình theo người Êđê. Năm mười ba tuổi, anh được ra Bắc học ở trường học sinh miền Nam và trường Trung cấp Kĩ thuật Thường Tín (Hà Nội ngày nay).
Sau ngày giải phóng miền Nam, anh về quê, công tác ở Đài Truyền thanh của huyện. Trong một lần đi cơ sở lấy tin, anh gặp chị. Tình yêu đến với họ tự nhiên và đơn giản như bao cuộc tình khác với niềm tin yêu về cuộc sống và một mái nhà hạnh phúc nho nhỏ.
Thế rồi sau một thời gian, họ thành vợ thành chồng trong niềm vui của hai bên họ hàng và đồng nghiệp. Đám cưới của H’Da và M’Lá là đám cưới làng đầu tiên theo “nếp sống mới”. Không thủ tục rườm rà, không lấy của cha mẹ chia cho, họ chỉ giết một con heo mời hai họ uống rượu. M’Lá chỉ xin lại con bò mà anh gửi cha mẹ lúc ra Bắc học để làm vốn. Xong đám cưới, M’Lá xin cho vợ vào làm phát thanh viên đài huyện.
Sau khi đám cưới đơn giản diễn ra, anh chị được cơ quan phân cho một căn phòng nhỏ ở khu tập thể, chị lại được nhận vào làm việc ở đài. Thời bao cấp, anh chị sống trong cảnh khó khăn chung nhưng tình người vô cùng ấm áp. Chị vừa biên dịch, vừa làm phát thanh viên tiếng Jrai, khi đài thiếu phát thanh viên tiếng Kinh, chị nhận luôn nhiệm vụ đó.
Năm 1979, huyện Krông Pa được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Ayun Pa, chị lại theo anh về quê, tiếp tục công tác trong ngành văn hóa. Từ một phát thanh viên, chị đã được tín nhiệm giao cho công tác quản lý.
Đến năm 1999, chị đã là Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Pa. Đến năm 2003, chị được trao trách nhiệm Trưởng phòng. Với một phụ nữ Jrai, phấn đấu để có được một vị trí xã hội như vậy không phải dễ dàng gì.
Mắc nhiều tội trong luật làng vì dám chống lại hủ tục
Cứ tưởng đã là cán bộ Nhà nước thì có thể sống thoát ly những tập quán lâu đời của dân tộc mình, nhưng không phải như vậy. Chị sống và làm việc ngay trên quê chồng, quanh chị là dòng họ nhà chồng mà nếp nghĩ truyền thống có lúc mạnh hơn cả tình cảm và tư duy hiện đại.
Năm 2002, sau một thời gian đau bệnh, chồng chị qua đời. Mặc dù lúc đó anh là Phó Chủ tịch phụ trách văn xã của huyện, dòng họ vẫn nhất quyết muốn làm ma cho anh theo phong tục người Jrai.
Hiểu những hạn chế, lạc hậu của phong tục, chị từ chối nghe theo. Nhà chồng mở hẳn một cuộc họp gia đình, mời cả một số đồng chí lãnh đạo huyện đến dự để… ra quyết định phạt vạ chị. Đến xử tội H’Da, ngoài Chánh án Tòa án Nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện còn có ông Rơ Châm Bơm (lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai – Kon Tum) vốn là người “đồng hương” với mọi người.
Trong cuộc họp, chị H’Da bị “tuyên” đã phạm phải 16 tội trong luật tục: “Từ hồi lấy chồng đến nay H’Da đã mắc nhiều tội với làng, với gia đình chồng lắm. Nay chỉ cần kể ra 16 tội thế này: H’Da lấy M’Lá đã có con riêng, trong khi M’Lá vẫn còn trai tân, thế là một tội.
Ngày cưới, đáng lẽ phải đập bò để mọi người ăn uống no say nhưng chỉ thịt có một con heo, 2 tội. Cưới xong rồi đáng lẽ phải có một con bò cho nhà trai dắt về nhưng chị không có, 3 tội. Đi lấy vợ là con của nhà gái rồi, thế mà M’Lá lại còn về dắt bò của nhà đi là 4 tội.
Nàng dâu phải sắm cho cha chồng một bộ khố áo, mẹ chồng một bộ váy áo; hai em gái, hai em trai chồng, mỗi người phải có một món quà cũng không có, 6 tội nữa là 10. Con đẻ ra phải cho theo họ mẹ, đời ông bà đến nay ai cũng làm thế, nay dám cho mang họ cha là 11 tội.
Làm ma chồng mà không đập bò, rồi để tang xong đáng lẽ vợ người chết muốn tắm thì phải xin phép nhà chồng, H’Da lại tự tiện không xin phép ai, đó là ba tội nữa là 14. Chồng chết thì không được chải đầu, quần áo để như lông con gà mái ấp (hồi xưa còn phải lấy cật nứa tự cứa vào mình cho chảy máu nữa vì theo luật tục như thế mới cùng chịu sự đau đớn với người đã khuất - PV) thế mà H’Da thì chải tóc, ăn mặc sạch sẽ…
Một năm chồng chết, đã không bỏ mả để con ma về với A tâu, lại bày đặt cúng 49 ngày, 100 ngày như người Kinh là cớ sao? Hai tội nữa, đếm đúng 16! Theo luật tục của làng, cứ mỗi tội H’Da mắc đó phải phạt 1 con bò. Nếu H’Da không muốn phạt bò thì cho đền tiền. 16 con, đếm đúng 32 triệu đồng!”
Theo phong tục, chị không thể nói to lên sự phản đối. Chỉ còn một cách là cắn răng chịu đựng lời ra tiếng vào. Các con chị cũng bất bình khi mẹ chúng bị kết tội vô lý như vậy. Cuộc xử án diễn ra căng thẳng nhưng cuối cùng thì các “quan tòa” cũng bác bỏ cho cả 16 tội.
Tuy “trắng án” nhưng H’Da nghĩ: “Con người ta dù ở đâu, làm gì thì cũng không thể cắt bỏ được mối quan hệ quê hương, gia đình. Luật tục như cội rễ đã ăn sâu vào cuộc sống ngàn đời, không dễ một sớm một chiều mà dứt được. Cái gì quá quắt quá thì bỏ đi, cái gì châm chước được thì nên cố giữ cho ngoài yên trong ấm…”.
Và chính chị H’Da đã tuyên bố chấp nhận thi hành một phần tư "bản án", nghĩa là sẽ đền cho nhà chồng 4 con bò gồm: Một con cho lễ cưới, một con đền nợ đám tang, một con đền phạt không bỏ mả. Một con trả nợ nhà chồng do M’Lá dắt đi… rồi chị điềm tĩnh khuyên các con phân biệt rõ luật tục với tình cảm để không mất đi quan hệ với bên nội. Sau lần đó, chị mặc dù không còn tài sản gì nhưng vẫn cố đứng vững, tiếp tục sống, tiếp tục làm việc…
Người phụ nữ của “đổi mới”
Có học vấn, lại được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và đồng nghiệp, H’Da nhanh chóng trưởng thành, được kết nạp vào Đảng. Bốn đứa con lần lượt ra đời. Ngay đứa con đầu, H’Da - M’lá đã chung ý với nhau rằng các con đều mang họ cha chứ không theo họ mẹ như lệ tục truyền thống.
Trong khi người Jrai theo mẫu hệ nên coi người cùng họ, tức anh em con dì, con dà mà lấy nhau là phạm tội loạn luân, bị phạt rất nặng. Thế nhưng anh em con cô, con cậu lấy nhau thì lại được vì… khác họ. Nếu lấy họ cha, các con trai của H’Da- M’Lá sẽ cùng họ với các con của hai cô em gái bên chồng. Chuyện con cô, con cậu lấy nhau sẽ không thể nào xảy ra được nữa…
Rồi từ khi có văn bản của Sở Văn hóa - Thông tin yêu cầu kiểm kê số lượng cồng chiêng, chị cùng anh em tỏa xuống các buôn làng. Ban ngày đồng bào đi làm vắng, chị tranh thủ ngày nghỉ hay buổi tối để đến từng gia đình. Đường sá chưa thuận tiện, nhiều buôn làng ở xa nên công việc rất vất vả.
Tuy thế, đồng bào thương nên giúp chị hết lòng. Chẳng những thống kê được trên 500 bộ cồng chiêng, trong đó có 10 bộ chiêng cổ rất quý hiếm, chị và các đồng nghiệp còn thống kê được cả các dụng cụ cổ như: Khiên, giáo, ghè, rổ úp miệng ché… lâu nay vẫn được bà con cất giữ. Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy.
Bây giờ chị không còn là Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Pa (Gia Lai). Cuộc sống chẳng có gì đáng để phàn nàn. Những ngày buồn đã được tiễn biệt về quá khứ gần hai chục năm. Dẫu vậy thỉnh thoảng nó vẫn nhói lên trong chị. Nếu không có cách mạng, không có ngày 30/4 số phận chị sẽ ra sao trong đêm dài luật tục. Chị vốn yêu văn hóa của dân tộc mình, nhưng chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.
Ông Phùng Anh Kiểm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Pa, chia sẻ: “Chúng tôi là những lớp kế cận, thật may mắn vì được làm việc và kế thừa những thành quả công việc của chị Ksor H’Da. Chị là một người phụ nữ quả cảm, dám đứng lên chống lại những hủ tục lạc hậu của chính người dân mình. Ngoài công việc chị còn là một người phụ nữ hết lòng với gia đình. Chúng tôi học được ở chị rất nhiều điều!”.
Với những người phụ nữ trên miền cao nguyên Ayun này, tấm gương của chị Ksor H’Da dám dũng cảm đương đầu với luật tục, vượt lên số phận nghiệt ngã để trở thành một cán bộ nữ có năng lực của huyện Krông Pa (Gia Lai), một tấm gương dám dấn thân để tìm lẽ sống đã được rất nhiều người khâm phục…
Cô sơn nữ lận đận vì hủ tục
Quê H’Đa ở Ayun Pa (Gia Lai). Hồi những năm trước giải phóng, con em đồng bào dân tộc thiểu số được đi học là chuyện hiếm. Con gái được đi học lại càng hiếm hơn, thế mà Ksor H’Da đã học được tới lớp 10.
Mộng ước trở thành cô giáo, đem ánh sáng khoa học đến với những nẻo đời đang chìm trong bóng đêm u tối của H’Da nào ngờ bị đứt giữa chừng vì cha mẹ bắt cô phải nghỉ học để “bắt” chồng. Nhưng chính cô do được hiểu biết nhiều hơn bạn bè cùng lứa, H’Đa muốn chống lại cuộc hôn nhân cưỡng ép này.
Tuy vậy, khát vọng tự do không chống nổi sức mạnh luật tục, cuối cùng H’Đa cũng phải làm vợ người mình không yêu. Sống với nhau mới được mấy tháng, H’Da đã thấy Nay Pă (chồng cô lúc bấy giờ) có điều gì khác lạ. Hình như anh ta không ứng xử với cô như một người vợ. Có một cái gì đó rất khó cắt nghĩa trong ánh mắt và thái độ của người chồng. Và rồi linh tính của H’Da đã không nhầm.
Chị Ksor H’Đa
Khi cô đang mang thai đứa con đầu thì bất ngờ Nay Pă tuyên bố ly dị để lấy con gái tỉnh trưởng Phú Bổn (lúc đó). Còn biết kêu ai, kiện ai, H’Da đành ôm gói trở về với cha mẹ ở Plei La.
Thủa ấy, đất Chư Mố (Ayun Pa, Gia Lai) vốn nổi tiếng là đất có nhiều gái đẹp. Thời nữ sinh, H’Da vốn đã đẹp vào loại nhất nhì vùng này, giờ đã là “gái một con”, vẻ đẹp sơn nữ lại càng mặn mà hơn gấp nhiều lần. Và không biết bao trai làng say đắm đòi “bắt” nhưng như con chim đã bị một lần trúng tên, H’Da đã không còn muốn nhìn vào mắt ai…
Rồi bắt đầu từ đấy, cô sơn nữ của miền đại ngàn hoang thẳm này đã ấp ủ ý định phải làm cho những luật tục cổ hủ, lạc hậu ấy thay đổi, để cuộc sống của những thân phận thiếu nữ trên miền đất này bớt những khốn khó vì luật tục nghiệt ngã.
Thế rồi đến năm 1976, khi vừa giải phóng xong, H’Da gặp anh Êban M’Lá. Anh là người Jrai, họ hàng với người anh hùng Nay Đer, Nay Phin ở xã Ia Rsai. Anh theo cách mạng từ lúc lên mười, lấy họ mình theo người Êđê. Năm mười ba tuổi, anh được ra Bắc học ở trường học sinh miền Nam và trường Trung cấp Kĩ thuật Thường Tín (Hà Nội ngày nay).
Sau ngày giải phóng miền Nam, anh về quê, công tác ở Đài Truyền thanh của huyện. Trong một lần đi cơ sở lấy tin, anh gặp chị. Tình yêu đến với họ tự nhiên và đơn giản như bao cuộc tình khác với niềm tin yêu về cuộc sống và một mái nhà hạnh phúc nho nhỏ.
Thế rồi sau một thời gian, họ thành vợ thành chồng trong niềm vui của hai bên họ hàng và đồng nghiệp. Đám cưới của H’Da và M’Lá là đám cưới làng đầu tiên theo “nếp sống mới”. Không thủ tục rườm rà, không lấy của cha mẹ chia cho, họ chỉ giết một con heo mời hai họ uống rượu. M’Lá chỉ xin lại con bò mà anh gửi cha mẹ lúc ra Bắc học để làm vốn. Xong đám cưới, M’Lá xin cho vợ vào làm phát thanh viên đài huyện.
Sau khi đám cưới đơn giản diễn ra, anh chị được cơ quan phân cho một căn phòng nhỏ ở khu tập thể, chị lại được nhận vào làm việc ở đài. Thời bao cấp, anh chị sống trong cảnh khó khăn chung nhưng tình người vô cùng ấm áp. Chị vừa biên dịch, vừa làm phát thanh viên tiếng Jrai, khi đài thiếu phát thanh viên tiếng Kinh, chị nhận luôn nhiệm vụ đó.
Năm 1979, huyện Krông Pa được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Ayun Pa, chị lại theo anh về quê, tiếp tục công tác trong ngành văn hóa. Từ một phát thanh viên, chị đã được tín nhiệm giao cho công tác quản lý.
Đến năm 1999, chị đã là Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Pa. Đến năm 2003, chị được trao trách nhiệm Trưởng phòng. Với một phụ nữ Jrai, phấn đấu để có được một vị trí xã hội như vậy không phải dễ dàng gì.
Mắc nhiều tội trong luật làng vì dám chống lại hủ tục
Cứ tưởng đã là cán bộ Nhà nước thì có thể sống thoát ly những tập quán lâu đời của dân tộc mình, nhưng không phải như vậy. Chị sống và làm việc ngay trên quê chồng, quanh chị là dòng họ nhà chồng mà nếp nghĩ truyền thống có lúc mạnh hơn cả tình cảm và tư duy hiện đại.
Năm 2002, sau một thời gian đau bệnh, chồng chị qua đời. Mặc dù lúc đó anh là Phó Chủ tịch phụ trách văn xã của huyện, dòng họ vẫn nhất quyết muốn làm ma cho anh theo phong tục người Jrai.
Hiểu những hạn chế, lạc hậu của phong tục, chị từ chối nghe theo. Nhà chồng mở hẳn một cuộc họp gia đình, mời cả một số đồng chí lãnh đạo huyện đến dự để… ra quyết định phạt vạ chị. Đến xử tội H’Da, ngoài Chánh án Tòa án Nhân dân huyện, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện còn có ông Rơ Châm Bơm (lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai – Kon Tum) vốn là người “đồng hương” với mọi người.
Trong cuộc họp, chị H’Da bị “tuyên” đã phạm phải 16 tội trong luật tục: “Từ hồi lấy chồng đến nay H’Da đã mắc nhiều tội với làng, với gia đình chồng lắm. Nay chỉ cần kể ra 16 tội thế này: H’Da lấy M’Lá đã có con riêng, trong khi M’Lá vẫn còn trai tân, thế là một tội.
Ngày cưới, đáng lẽ phải đập bò để mọi người ăn uống no say nhưng chỉ thịt có một con heo, 2 tội. Cưới xong rồi đáng lẽ phải có một con bò cho nhà trai dắt về nhưng chị không có, 3 tội. Đi lấy vợ là con của nhà gái rồi, thế mà M’Lá lại còn về dắt bò của nhà đi là 4 tội.
Nàng dâu phải sắm cho cha chồng một bộ khố áo, mẹ chồng một bộ váy áo; hai em gái, hai em trai chồng, mỗi người phải có một món quà cũng không có, 6 tội nữa là 10. Con đẻ ra phải cho theo họ mẹ, đời ông bà đến nay ai cũng làm thế, nay dám cho mang họ cha là 11 tội.
Làm ma chồng mà không đập bò, rồi để tang xong đáng lẽ vợ người chết muốn tắm thì phải xin phép nhà chồng, H’Da lại tự tiện không xin phép ai, đó là ba tội nữa là 14. Chồng chết thì không được chải đầu, quần áo để như lông con gà mái ấp (hồi xưa còn phải lấy cật nứa tự cứa vào mình cho chảy máu nữa vì theo luật tục như thế mới cùng chịu sự đau đớn với người đã khuất - PV) thế mà H’Da thì chải tóc, ăn mặc sạch sẽ…
Một năm chồng chết, đã không bỏ mả để con ma về với A tâu, lại bày đặt cúng 49 ngày, 100 ngày như người Kinh là cớ sao? Hai tội nữa, đếm đúng 16! Theo luật tục của làng, cứ mỗi tội H’Da mắc đó phải phạt 1 con bò. Nếu H’Da không muốn phạt bò thì cho đền tiền. 16 con, đếm đúng 32 triệu đồng!”
Theo phong tục, chị không thể nói to lên sự phản đối. Chỉ còn một cách là cắn răng chịu đựng lời ra tiếng vào. Các con chị cũng bất bình khi mẹ chúng bị kết tội vô lý như vậy. Cuộc xử án diễn ra căng thẳng nhưng cuối cùng thì các “quan tòa” cũng bác bỏ cho cả 16 tội.
Tuy “trắng án” nhưng H’Da nghĩ: “Con người ta dù ở đâu, làm gì thì cũng không thể cắt bỏ được mối quan hệ quê hương, gia đình. Luật tục như cội rễ đã ăn sâu vào cuộc sống ngàn đời, không dễ một sớm một chiều mà dứt được. Cái gì quá quắt quá thì bỏ đi, cái gì châm chước được thì nên cố giữ cho ngoài yên trong ấm…”.
Và chính chị H’Da đã tuyên bố chấp nhận thi hành một phần tư "bản án", nghĩa là sẽ đền cho nhà chồng 4 con bò gồm: Một con cho lễ cưới, một con đền nợ đám tang, một con đền phạt không bỏ mả. Một con trả nợ nhà chồng do M’Lá dắt đi… rồi chị điềm tĩnh khuyên các con phân biệt rõ luật tục với tình cảm để không mất đi quan hệ với bên nội. Sau lần đó, chị mặc dù không còn tài sản gì nhưng vẫn cố đứng vững, tiếp tục sống, tiếp tục làm việc…
Người phụ nữ của “đổi mới”
Có học vấn, lại được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và đồng nghiệp, H’Da nhanh chóng trưởng thành, được kết nạp vào Đảng. Bốn đứa con lần lượt ra đời. Ngay đứa con đầu, H’Da - M’lá đã chung ý với nhau rằng các con đều mang họ cha chứ không theo họ mẹ như lệ tục truyền thống.
Trong khi người Jrai theo mẫu hệ nên coi người cùng họ, tức anh em con dì, con dà mà lấy nhau là phạm tội loạn luân, bị phạt rất nặng. Thế nhưng anh em con cô, con cậu lấy nhau thì lại được vì… khác họ. Nếu lấy họ cha, các con trai của H’Da- M’Lá sẽ cùng họ với các con của hai cô em gái bên chồng. Chuyện con cô, con cậu lấy nhau sẽ không thể nào xảy ra được nữa…
Rồi từ khi có văn bản của Sở Văn hóa - Thông tin yêu cầu kiểm kê số lượng cồng chiêng, chị cùng anh em tỏa xuống các buôn làng. Ban ngày đồng bào đi làm vắng, chị tranh thủ ngày nghỉ hay buổi tối để đến từng gia đình. Đường sá chưa thuận tiện, nhiều buôn làng ở xa nên công việc rất vất vả.
Tuy thế, đồng bào thương nên giúp chị hết lòng. Chẳng những thống kê được trên 500 bộ cồng chiêng, trong đó có 10 bộ chiêng cổ rất quý hiếm, chị và các đồng nghiệp còn thống kê được cả các dụng cụ cổ như: Khiên, giáo, ghè, rổ úp miệng ché… lâu nay vẫn được bà con cất giữ. Chị mừng vui khi thấy số lượng chiêng ché tăng nhanh, những phong tục truyền thống tốt đẹp được khơi dậy.
Bây giờ chị không còn là Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Pa (Gia Lai). Cuộc sống chẳng có gì đáng để phàn nàn. Những ngày buồn đã được tiễn biệt về quá khứ gần hai chục năm. Dẫu vậy thỉnh thoảng nó vẫn nhói lên trong chị. Nếu không có cách mạng, không có ngày 30/4 số phận chị sẽ ra sao trong đêm dài luật tục. Chị vốn yêu văn hóa của dân tộc mình, nhưng chị cũng mong những hủ tục sẽ bớt dần rồi được xóa bỏ vĩnh viễn để mọi người, nhất là những người phụ nữ Jrai, sẽ có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.
Ông Phùng Anh Kiểm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Pa, chia sẻ: “Chúng tôi là những lớp kế cận, thật may mắn vì được làm việc và kế thừa những thành quả công việc của chị Ksor H’Da. Chị là một người phụ nữ quả cảm, dám đứng lên chống lại những hủ tục lạc hậu của chính người dân mình. Ngoài công việc chị còn là một người phụ nữ hết lòng với gia đình. Chúng tôi học được ở chị rất nhiều điều!”.
Với những người phụ nữ trên miền cao nguyên Ayun này, tấm gương của chị Ksor H’Da dám dũng cảm đương đầu với luật tục, vượt lên số phận nghiệt ngã để trở thành một cán bộ nữ có năng lực của huyện Krông Pa (Gia Lai), một tấm gương dám dấn thân để tìm lẽ sống đã được rất nhiều người khâm phục…