Buổi sớm Đà Lạt còn mờ hơi sương, cái lạnh vẫn còn in rõ trên hình dáng của người đi đường bằng những bộ áo bông ấm áp. Phố phường gió rét, tôi đang ngồi suy tư bên ly cà phê bốc hơi nóng hổi bỗng giật thót mình vì chị bán vé số mù đập đầu vào cây cột điện do không nhìn thấy đường ngay trước mặt tôi.
Hình như, với người bán vé số ấy, việc bị va vào những cây cột điện như vậy đã trở thành đương nhiên trong hành trình kiếm tiền của đời mình. Cú va chạm mạnh khiến đầu chị sưng. Lấy lọ dầu trong túi áo ra, chị xoa qua loa lên vết thương rồi lại tiếp tục công việc kiếm tiền trong buổi sáng sớm Đà Lạt mà với chị đặc quánh bóng tối.
Chị là Trần Thị Mỹ Lệ (39 tuổi), thuê phòng trọ trên đường Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
Chị Lệ mò mẫm đi bán vé số
Thú thật, từ trước đến nay tôi chưa bao giờ mua 1 tờ vé số nào sau vụ bị “ăn chửi” te tua vì “xúc phạm” một người bán vé số. Nhưng hôm nay tôi mua của chị Lệ 2 tờ.
Hồi còn sinh viên, có một người tàn tật đã lớn tuổi lê lết trên đường bán vé số mời tôi mua, tôi từ chối không mua nhưng lại rút tờ 20.000đ biếu ông. Tưởng sẽ nhận được lời cảm ơn rối rít, ai ngờ ông chỉ thẳng tay vào mặt tôi, mắng một tràng gay gắt rồi ném tờ 20.000đ xuống đất. Ông nói rằng, ông đi bán vé số chứ không ngửa tay ăn xin. Tôi biết, tôi đã vô tình xúc phạm người bán vé số này.
Hôm nay, tôi định biếu chị Lệ 20.000đ nhưng không dám vì sợ chị nghĩ tôi đang xúc phạm chị như ông già bán vé số năm xưa.
Chị Lệ kể rằng, đời người mù đi bán vé số, một công việc kiếm tiền chính đáng nhưng dằng dặc những nỗi buồn và nơm nớp âu lo không biết chia sẻ cùng ai.
Thấy cuộc sống chị mù lòa khốn khổ, nhiều người đã không thương lại còn tìm cách lừa đảo, cướp giật tài sản là những tờ vé số và đồng tiền ít ỏi mò mẫm trong bóng tối đến mướt mồ hôi mới kiếm được. Đau đớn hơn là những hành động xúc phạm, đùa cợt lên nỗi đau, sự bất hạnh tột cùng của chị, coi đó là trò mua vui.
Bán được một tấm vé thôi cũng mừng vui lắm lắm
Chị tâm sự, do bị mù nên công việc bán vé số phải trông cậy tất cả vào sự trung thực của người mua. Thế nhưng, ở đời không phải ai cũng là người tốt. Mỗi tháng, ít nhất chị Lệ cũng bị 3 vụ lừa, hoặc cướp giật.
Cách đây vài hôm thôi, một người mua 2 tờ vé số (mệnh giá mỗi tờ 10.000đ), người này đưa cho chị 20.000đ nhưng lại nói là 50.000đ nên yêu cầu chị trả lại 30.000đ. Có người mua 10 tờ vé số, đưa cho chị 50.000đ bảo là 500.000đ rồi yêu cầu chị Lệ trả lại 400.000đ...
Việc người mua hàng chục tờ vé số rồi đưa tiền mệnh giá 2.000đ nói với chị là tờ 10.000đ vẫn thường xuyên xảy ra. Sau khi gặp đồng nghiệp sáng mắt nhờ kiểm tra, phát hiện mình bị lừa đảo thì đã quá muộn.
Chị Lệ kể rằng, có lần 2 vợ chồng chị đang mò mẫm bán vé số trên vỉa hè, nghe tiếng xe ô tô con dừng lại. Giọng một người phụ nữ ngọt ngào cất lên yêu cầu mua tất cả vé số. Tưởng gặp được nhà hảo tâm mua giúp, ai ngờ người này cầm hết mấy lốc vé số rồi lên xe đi mất, để lại chị ú ớ trong bóng tối dày đặc bất định phương hướng. Những lúc bị lừa, cướp hết tài sản, chị Lệ chỉ còn biết khóc lóc, mò mẫm* về phòng trọ tay không trong nỗi đau buồn tột cùng.
Thế nhưng, đối với chị, đó chưa phải là nỗi đau ghê gớm nhất trong nghề bán vé số của mình. Chị Lệ kể rằng, chị đã khóc rất nhiều khi bị xúc phạm nhưng hầu như không ai biết là chị đang khóc, vì chị không có nước mắt.
Chị Lệ bật khóc khi kể lại lần bị banh mắt ra kiểm tra
Không ít lần, thấy chị mò mẫm cùng cây gậy tới quán cà phê mời mua vé số, khách bảo chị giả vờ mù vì họ cho rằng đã mù thì không thể nhìn thấy gì, không thể biết đường đi. Họ giật phăng cái mũ chị đang đội, họ dùng tay banh đôi mắt chị ra để xem là mù thật hay giả. Khi biết chị đúng là mù thật thì họ cười xòa coi như hành động vừa rồi là một trò mua vui cho cả nhóm.
Những lúc như vậy, chị cảm thấy người đời sao quá tàn nhẫn, nỡ đùa cợt lên nổi bất hạnh tột cùng của người khác. Dẫu là vô tình hay cố ý, hành động banh mắt một người mù ra để kiểm tra cũng là điều xúc phạm ghê tởm nhất những người mù như chị Lệ.
Kể những chuyện này với tôi, chị Lệ khóc nhưng không có một dòng nước mắt nào vì đôi mắt của chị đã chết từ khi mới lọt lòng. Nhưng tôi biết, chị đang đau đớn lắm khi phải nhắc lại những chuyện mà những người mù như chị không bao giờ muốn gặp phải.
Hình như, với người bán vé số ấy, việc bị va vào những cây cột điện như vậy đã trở thành đương nhiên trong hành trình kiếm tiền của đời mình. Cú va chạm mạnh khiến đầu chị sưng. Lấy lọ dầu trong túi áo ra, chị xoa qua loa lên vết thương rồi lại tiếp tục công việc kiếm tiền trong buổi sáng sớm Đà Lạt mà với chị đặc quánh bóng tối.
Chị là Trần Thị Mỹ Lệ (39 tuổi), thuê phòng trọ trên đường Nguyễn Văn Trỗi, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
Chị Lệ mò mẫm đi bán vé số
Thú thật, từ trước đến nay tôi chưa bao giờ mua 1 tờ vé số nào sau vụ bị “ăn chửi” te tua vì “xúc phạm” một người bán vé số. Nhưng hôm nay tôi mua của chị Lệ 2 tờ.
Hồi còn sinh viên, có một người tàn tật đã lớn tuổi lê lết trên đường bán vé số mời tôi mua, tôi từ chối không mua nhưng lại rút tờ 20.000đ biếu ông. Tưởng sẽ nhận được lời cảm ơn rối rít, ai ngờ ông chỉ thẳng tay vào mặt tôi, mắng một tràng gay gắt rồi ném tờ 20.000đ xuống đất. Ông nói rằng, ông đi bán vé số chứ không ngửa tay ăn xin. Tôi biết, tôi đã vô tình xúc phạm người bán vé số này.
Hôm nay, tôi định biếu chị Lệ 20.000đ nhưng không dám vì sợ chị nghĩ tôi đang xúc phạm chị như ông già bán vé số năm xưa.
Chị Lệ kể rằng, đời người mù đi bán vé số, một công việc kiếm tiền chính đáng nhưng dằng dặc những nỗi buồn và nơm nớp âu lo không biết chia sẻ cùng ai.
Thấy cuộc sống chị mù lòa khốn khổ, nhiều người đã không thương lại còn tìm cách lừa đảo, cướp giật tài sản là những tờ vé số và đồng tiền ít ỏi mò mẫm trong bóng tối đến mướt mồ hôi mới kiếm được. Đau đớn hơn là những hành động xúc phạm, đùa cợt lên nỗi đau, sự bất hạnh tột cùng của chị, coi đó là trò mua vui.
Bán được một tấm vé thôi cũng mừng vui lắm lắm
Chị tâm sự, do bị mù nên công việc bán vé số phải trông cậy tất cả vào sự trung thực của người mua. Thế nhưng, ở đời không phải ai cũng là người tốt. Mỗi tháng, ít nhất chị Lệ cũng bị 3 vụ lừa, hoặc cướp giật.
Cách đây vài hôm thôi, một người mua 2 tờ vé số (mệnh giá mỗi tờ 10.000đ), người này đưa cho chị 20.000đ nhưng lại nói là 50.000đ nên yêu cầu chị trả lại 30.000đ. Có người mua 10 tờ vé số, đưa cho chị 50.000đ bảo là 500.000đ rồi yêu cầu chị Lệ trả lại 400.000đ...
Việc người mua hàng chục tờ vé số rồi đưa tiền mệnh giá 2.000đ nói với chị là tờ 10.000đ vẫn thường xuyên xảy ra. Sau khi gặp đồng nghiệp sáng mắt nhờ kiểm tra, phát hiện mình bị lừa đảo thì đã quá muộn.
Chị Lệ kể rằng, có lần 2 vợ chồng chị đang mò mẫm bán vé số trên vỉa hè, nghe tiếng xe ô tô con dừng lại. Giọng một người phụ nữ ngọt ngào cất lên yêu cầu mua tất cả vé số. Tưởng gặp được nhà hảo tâm mua giúp, ai ngờ người này cầm hết mấy lốc vé số rồi lên xe đi mất, để lại chị ú ớ trong bóng tối dày đặc bất định phương hướng. Những lúc bị lừa, cướp hết tài sản, chị Lệ chỉ còn biết khóc lóc, mò mẫm* về phòng trọ tay không trong nỗi đau buồn tột cùng.
Thế nhưng, đối với chị, đó chưa phải là nỗi đau ghê gớm nhất trong nghề bán vé số của mình. Chị Lệ kể rằng, chị đã khóc rất nhiều khi bị xúc phạm nhưng hầu như không ai biết là chị đang khóc, vì chị không có nước mắt.
Chị Lệ bật khóc khi kể lại lần bị banh mắt ra kiểm tra
Không ít lần, thấy chị mò mẫm cùng cây gậy tới quán cà phê mời mua vé số, khách bảo chị giả vờ mù vì họ cho rằng đã mù thì không thể nhìn thấy gì, không thể biết đường đi. Họ giật phăng cái mũ chị đang đội, họ dùng tay banh đôi mắt chị ra để xem là mù thật hay giả. Khi biết chị đúng là mù thật thì họ cười xòa coi như hành động vừa rồi là một trò mua vui cho cả nhóm.
Những lúc như vậy, chị cảm thấy người đời sao quá tàn nhẫn, nỡ đùa cợt lên nổi bất hạnh tột cùng của người khác. Dẫu là vô tình hay cố ý, hành động banh mắt một người mù ra để kiểm tra cũng là điều xúc phạm ghê tởm nhất những người mù như chị Lệ.
Kể những chuyện này với tôi, chị Lệ khóc nhưng không có một dòng nước mắt nào vì đôi mắt của chị đã chết từ khi mới lọt lòng. Nhưng tôi biết, chị đang đau đớn lắm khi phải nhắc lại những chuyện mà những người mù như chị không bao giờ muốn gặp phải.