Suốt đời này, cô bé P.U chắc hẳn nhớ mãi phút giây hãi hùng đó. Mẹ đã bế nó qua thành cầu, mặc đứa con 9 tuổi khóc lóc thảm thiết. Một, hai, ba, mẹ nó nhắm mắt. Cả hai chực chờ gieo mình xuống sông Hồng. Đúng lúc đó, một viên cảnh sát giao thông luống tuổi cuống cuồng phóng lên ôm ghì hai mẹ con.
Phúc phần cứu người
Sự việc diễn trên diễn ra chiều 6/6 vừa qua. Rất đông người dừng lại trên cầu Chương Dương (Hà Nội) để theo dõi thượng tá cảnh sát giao thông Lê Đức Đoàn cùng đồng đội ngăn vụ tự tử của hai mẹ con P.U. Người mẹ ôm chặt đứa con vùng vẫy đòi lao xuống sông. Lôi kéo, thuyết phục, gần một tiếng đồng hồ, thượng tá Đoàn cùng đồng đội mới lôi họ ra khỏi tay thần chết. "Đứa bé có tội tình gì mà bắt nó phải chết cùng em. Cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp và đáng sống. Hãy nghĩ lại!". Thượng tá Đoàn nói như hét nhưng đủ để thức tỉnh đầu óc mê muội của bà mẹ.
Thượng tá cảnh sát giao thông Lê Đức Đoàn
Nhưng đó không phải là lần duy nhất, viên cảnh sát này “giải cứu” người tự tử. Hầu như năm nào cũng có người lên cầu Chương Dương tìm cái chết. Thượng tá Đoàn đã có chục năm đóng chốt ngay đầu cầu (đội CSGT số 1). “Nó như cái duyên và cũng là cái phúc phận, không phải ai cũng gặp”. Ông Đoàn kiến giải giản dị khi chúng tôi gọi tên hành động cứu người là “anh hùng”.
Cứu người muốn chết vô cùng khó khăn. Vậy mà đã không dưới 5 lần ông Đoàn “có phúc phận” cứu người trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc. Còn tính cả số lần ngăn cản người có ý định lên cầu tự tử, chính ông không nhớ nổi.
Hồi đầu năm ngoái, khi đang làm nhiệm vụ, thượng tá Đoàn bỗng nghe tiếng người gọi í ới đằng xa: "Có người tự tử!". Ông nhảy vội lên một chiếc xe của người qua cầu để lao tới. Người phụ nữ còn rất trẻ, mái tóc dài buông xõa, sắp sửa buông mình. Ông nhoài chộp vai áo cô. Khựng lại giây lát, người phụ nữ òa lên khóc nhưng vẫn vẫy vùng: "Anh cứ để em chết... Anh cứu em lần này rồi lần sau em lại… chết!". Lặng yên một lát, ông Đoàn mới nhỏ nhẹ: “Em bình tĩnh! Lên đây nói chuyện đã, sau đó chết cũng chưa muộn”.
Người phụ nữ xinh đẹp đó là nhân viên bán hàng tại siêu thị. Kinh tế gia đình khá ổn định, nhưng cuộc sống luôn u ám, ngột ngạt bởi thói ghen tuông của chồng. Không chịu nổi áp lực, cô đã tìm đến cái chết. Thượng tá Đoàn liền nghĩ ra một cách là gọi điện cho chồng cô. Người chồng vừa xuất hiện, chưa hiểu chuyện đầu đuôi đã bị ông Đoàn túm cổ đòi đánh. "Mày là thằng đàn ông mà đối xử với vợ như thế à?! Quỳ xuống xin lỗi vợ mày đi!...", ông Đoàn nổi giận thực sự. Hành động đó quả nhiên có tác dụng. Người chồng ngồi bệt xuống rồi ôm vợ khóc.
"Bây giờ, thi thoảng hai vợ chồng vẫn ghé chỗ tôi chơi. Mỗi lần về quê ngoại dưới Nam Định, có cân khoai, cân sắn cũng mang lên đến làm quà. Trông hạnh phúc lắm!", ông Đoàn tâm sự.
Dân chài vốn kỵ cứu người chết đuối
Cuối năm ngoái, ông phải gọi chiếc bè dưới chân cầu để cứu một thanh niên sắp chết đuối trên sông. Dân chài kỵ cứu người chết đuối, nhưng trước sự sốt sắng của ông Đoàn, những người trên bè cũng lao đến tìm đủ mọi cách cứu sống nam thanh niên.
Một lần đến muộn
Thật kỳ lạ, rất nhiều vụ tự tử trên cầu diễn ra vào mùa đông lạnh. Một chiều đông lạnh lẽo của hai năm trước, thượng tá Đoàn nhận tin báo có người định tự tử trên cầu. Ông lao tới và thất thần khi thấy chiếc xe máy chỉ còn treo lại chiếc áo. Nỗ lực cứu người vô vọng. “Thời tiết hôm đó xấu lắm! Trời lạnh buốt. Sương mù giang kín sông. Chẳng nhìn thấy gì! Người đi đường nói rằng đó là một nam thanh niên. Anh ta phóng xe lên đây,dừng lại rồi lao xuống rất nhanh”, ông Đoàn nhớ lại.
Không phải ai cũng có cơ hội được "sinh ra lần thứ 2" như cô gái này
Ông lững thững quay về bốt gác, đầu óc trống rỗng. Ông thấy như mình có lỗi, lỗi “không cứu được người”. Ông bảo có chứng kiến giây phút lìa đời ấy, mới thấy trân trọng cuộc sống này.
10 năm làm nhiệm vụ khu vực cầu Chương Dương, ông Đoàn đã quá quen thuộc với người qua đây. Đằng sau khuôn mặt nhăn nhó, tưởng khó gần ấy lại là sự thân thiện. Nhiều người biết đến ông là một “chuyên gia” cứu người tự tử hơn là một viên cảnh sát giao thông. Hễ có thông tin người tự tử trên cầu, cánh phóng viên lại tìm đến ông để xác thực.
"Người nhảy cầu Chương Dương tự tử nhiều lắm! Mỗi năm có dăm ba vụ. Bây giờ báo chí nhiều, thông tin nhanh, chứ trước đây có vô số vụ nhảy cầu chẳng mấy ai biết”.
Cũng chả biết bằng cách nào, nhiều người ở tỉnh thành khác biết đến ông Đoàn. Ông vẫn thường xuyên nhận được điện thoại, tin nhắn lạ hỏi thăm sức khỏe. Nhiều người bảo cứu được người muốn chết là sự phi thường đáng kinh ngạc, rằng “cứu một người bằng xây bảy ngôi chùa”. Còn ông Đoàn, như đã tâm sự, đó là “cái phúc phần” của đời ông.
Phúc phần cứu người
Sự việc diễn trên diễn ra chiều 6/6 vừa qua. Rất đông người dừng lại trên cầu Chương Dương (Hà Nội) để theo dõi thượng tá cảnh sát giao thông Lê Đức Đoàn cùng đồng đội ngăn vụ tự tử của hai mẹ con P.U. Người mẹ ôm chặt đứa con vùng vẫy đòi lao xuống sông. Lôi kéo, thuyết phục, gần một tiếng đồng hồ, thượng tá Đoàn cùng đồng đội mới lôi họ ra khỏi tay thần chết. "Đứa bé có tội tình gì mà bắt nó phải chết cùng em. Cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp và đáng sống. Hãy nghĩ lại!". Thượng tá Đoàn nói như hét nhưng đủ để thức tỉnh đầu óc mê muội của bà mẹ.
Thượng tá cảnh sát giao thông Lê Đức Đoàn
Nhưng đó không phải là lần duy nhất, viên cảnh sát này “giải cứu” người tự tử. Hầu như năm nào cũng có người lên cầu Chương Dương tìm cái chết. Thượng tá Đoàn đã có chục năm đóng chốt ngay đầu cầu (đội CSGT số 1). “Nó như cái duyên và cũng là cái phúc phận, không phải ai cũng gặp”. Ông Đoàn kiến giải giản dị khi chúng tôi gọi tên hành động cứu người là “anh hùng”.
Cứu người muốn chết vô cùng khó khăn. Vậy mà đã không dưới 5 lần ông Đoàn “có phúc phận” cứu người trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc. Còn tính cả số lần ngăn cản người có ý định lên cầu tự tử, chính ông không nhớ nổi.
Hồi đầu năm ngoái, khi đang làm nhiệm vụ, thượng tá Đoàn bỗng nghe tiếng người gọi í ới đằng xa: "Có người tự tử!". Ông nhảy vội lên một chiếc xe của người qua cầu để lao tới. Người phụ nữ còn rất trẻ, mái tóc dài buông xõa, sắp sửa buông mình. Ông nhoài chộp vai áo cô. Khựng lại giây lát, người phụ nữ òa lên khóc nhưng vẫn vẫy vùng: "Anh cứ để em chết... Anh cứu em lần này rồi lần sau em lại… chết!". Lặng yên một lát, ông Đoàn mới nhỏ nhẹ: “Em bình tĩnh! Lên đây nói chuyện đã, sau đó chết cũng chưa muộn”.
Người phụ nữ xinh đẹp đó là nhân viên bán hàng tại siêu thị. Kinh tế gia đình khá ổn định, nhưng cuộc sống luôn u ám, ngột ngạt bởi thói ghen tuông của chồng. Không chịu nổi áp lực, cô đã tìm đến cái chết. Thượng tá Đoàn liền nghĩ ra một cách là gọi điện cho chồng cô. Người chồng vừa xuất hiện, chưa hiểu chuyện đầu đuôi đã bị ông Đoàn túm cổ đòi đánh. "Mày là thằng đàn ông mà đối xử với vợ như thế à?! Quỳ xuống xin lỗi vợ mày đi!...", ông Đoàn nổi giận thực sự. Hành động đó quả nhiên có tác dụng. Người chồng ngồi bệt xuống rồi ôm vợ khóc.
"Bây giờ, thi thoảng hai vợ chồng vẫn ghé chỗ tôi chơi. Mỗi lần về quê ngoại dưới Nam Định, có cân khoai, cân sắn cũng mang lên đến làm quà. Trông hạnh phúc lắm!", ông Đoàn tâm sự.
Dân chài vốn kỵ cứu người chết đuối
Cuối năm ngoái, ông phải gọi chiếc bè dưới chân cầu để cứu một thanh niên sắp chết đuối trên sông. Dân chài kỵ cứu người chết đuối, nhưng trước sự sốt sắng của ông Đoàn, những người trên bè cũng lao đến tìm đủ mọi cách cứu sống nam thanh niên.
Một lần đến muộn
Thật kỳ lạ, rất nhiều vụ tự tử trên cầu diễn ra vào mùa đông lạnh. Một chiều đông lạnh lẽo của hai năm trước, thượng tá Đoàn nhận tin báo có người định tự tử trên cầu. Ông lao tới và thất thần khi thấy chiếc xe máy chỉ còn treo lại chiếc áo. Nỗ lực cứu người vô vọng. “Thời tiết hôm đó xấu lắm! Trời lạnh buốt. Sương mù giang kín sông. Chẳng nhìn thấy gì! Người đi đường nói rằng đó là một nam thanh niên. Anh ta phóng xe lên đây,dừng lại rồi lao xuống rất nhanh”, ông Đoàn nhớ lại.
Không phải ai cũng có cơ hội được "sinh ra lần thứ 2" như cô gái này
Ông lững thững quay về bốt gác, đầu óc trống rỗng. Ông thấy như mình có lỗi, lỗi “không cứu được người”. Ông bảo có chứng kiến giây phút lìa đời ấy, mới thấy trân trọng cuộc sống này.
10 năm làm nhiệm vụ khu vực cầu Chương Dương, ông Đoàn đã quá quen thuộc với người qua đây. Đằng sau khuôn mặt nhăn nhó, tưởng khó gần ấy lại là sự thân thiện. Nhiều người biết đến ông là một “chuyên gia” cứu người tự tử hơn là một viên cảnh sát giao thông. Hễ có thông tin người tự tử trên cầu, cánh phóng viên lại tìm đến ông để xác thực.
"Người nhảy cầu Chương Dương tự tử nhiều lắm! Mỗi năm có dăm ba vụ. Bây giờ báo chí nhiều, thông tin nhanh, chứ trước đây có vô số vụ nhảy cầu chẳng mấy ai biết”.
Cũng chả biết bằng cách nào, nhiều người ở tỉnh thành khác biết đến ông Đoàn. Ông vẫn thường xuyên nhận được điện thoại, tin nhắn lạ hỏi thăm sức khỏe. Nhiều người bảo cứu được người muốn chết là sự phi thường đáng kinh ngạc, rằng “cứu một người bằng xây bảy ngôi chùa”. Còn ông Đoàn, như đã tâm sự, đó là “cái phúc phần” của đời ông.
"Sự sống muôn hình vạn trạng. Cái chết cũng hàng tỷ lý do. Tình và tiền sinh hỷ, nộ, ái, ối. Lường trước sao được? Chỉ những người được cứu rồi, họ mới thấm thía cuộc sống này đáng để sống lắm! Chỉ một cái buông tay, trong vài tích tắc mới thấy hối hận. Nhưng hối cũng chả kịp. Cuộc sống tươi đẹp khép lại ngay trước mắt họ”, thượng tá Lê Đức Đoàn. |