Khi thấy một con rắn, cháu Phạm Tuấn Anh (11 tuổi, ở Ninh Bình) và mấy anh chị em liền đập chết. Sau đó, không vứt xác, Tuấn Anh còn bóp miệng rắn nghịch, vô tình bị răng con rắn cắm vào ngón trỏ tay phải.
Sau đó, do không biết nguy hiểm, Tuấn Anh lẳng lặng đi ngủ. Sự việc xảy ra tối 21/7 nhưng chỉ ít giờ sau, khoảng 2 giờ sáng ngày 22/7, người thân phát hiện Tuấn Anh lịm dần, mềm nhũn, hỏi không nói, nhịp thở thoi thóp liền vội đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cấp cứu. Ngay sau đó, nạn nhân được chuyển tiếp đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Cháu Tuấn Anh được điều trị tích cực tại BV Bạch Mai (Hà Nội)
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhi nhập viên trưa 22/7 trong tình trạng ngưng thở, toàn thân co giật liên tục, không nói được nên được cho thở máy, truyền dịch, dùng thuốc chống co giật, tiêm kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
Trong suốt một tuần điều trị tích cực, nhiều lần, cháu Tuấn Anh có các biểu hiện dọa ngừng tim, cùng đó bệnh nhi nhiều lần bị tắc ống nội khí quản phải cấp cứu. TS Dũng cho biết dù Khoa Nhi từng cấp cứu nhiều trường hợp bị rắn cắn nhưng đây là bệnh nhi bị rất nặng, lúc nhập viện trẻ đã bị liệt cơ hô hấp do nhiễm độc của rắn cạp nia. Đây là một trong những loài rắn độc nhất hiện nay khi đã bị cắn, nguy cơ tử vong lên tới 80% nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đến chiều 30/7, cháu Tuấn Anh đã tỉnh táo, nói được một vài câu. Tuy nhiên, do chưa hồi phục hoàn toàn nên bệnh nhi vẫn phải được bệnh viện tiếp tục theo dõi.
Sau đó, do không biết nguy hiểm, Tuấn Anh lẳng lặng đi ngủ. Sự việc xảy ra tối 21/7 nhưng chỉ ít giờ sau, khoảng 2 giờ sáng ngày 22/7, người thân phát hiện Tuấn Anh lịm dần, mềm nhũn, hỏi không nói, nhịp thở thoi thóp liền vội đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cấp cứu. Ngay sau đó, nạn nhân được chuyển tiếp đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Cháu Tuấn Anh được điều trị tích cực tại BV Bạch Mai (Hà Nội)
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhi nhập viên trưa 22/7 trong tình trạng ngưng thở, toàn thân co giật liên tục, không nói được nên được cho thở máy, truyền dịch, dùng thuốc chống co giật, tiêm kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
Trong suốt một tuần điều trị tích cực, nhiều lần, cháu Tuấn Anh có các biểu hiện dọa ngừng tim, cùng đó bệnh nhi nhiều lần bị tắc ống nội khí quản phải cấp cứu. TS Dũng cho biết dù Khoa Nhi từng cấp cứu nhiều trường hợp bị rắn cắn nhưng đây là bệnh nhi bị rất nặng, lúc nhập viện trẻ đã bị liệt cơ hô hấp do nhiễm độc của rắn cạp nia. Đây là một trong những loài rắn độc nhất hiện nay khi đã bị cắn, nguy cơ tử vong lên tới 80% nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đến chiều 30/7, cháu Tuấn Anh đã tỉnh táo, nói được một vài câu. Tuy nhiên, do chưa hồi phục hoàn toàn nên bệnh nhi vẫn phải được bệnh viện tiếp tục theo dõi.