Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán do thẩm phán Đào Thị Nga, Phó Chánh Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên cao cấp của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Theo bản án sơ thẩm ngày 30/3 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt chín bị cáo trong vụ án này gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin mức án 20 năm tù giam; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương 19 năm tù giam; Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà 18 năm tù giam
Tòa tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủ Hoàng Anh Vinashin 16 năm tù giam; Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng Giám đốc tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công nghiệp tàu thủ Vinashin (VFC) 14 năm tù giam; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty VFC, Giám đốc Công ty cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủ 13 năm tù giam; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủ Nam Triệu 11 năm tù giam và Đỗ Đình Côn, nguyên kế toán trưởng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủ Hoàng Anh Vinashin 10 năm tù giam.
Các bị cáo trên lĩnh án về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 3, Điều 165 Bộ Luật hình sự.
Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Cửu Long lĩnh mức án ba năm tù giam về tội “Sử dụng trái phép tài sản” theo quy định tại Khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự.
Theo bản án, các bị cáo phải bồi hoàn các khoản tiền liên quan đến sai phạm của mình trong từng vụ việc. Các bị cáo Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm phải liên đới bồi thường cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin mỗi bị cáo gần 493 tỷ đồng.
Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên và Đỗ Đình Côn phải liên đới bồi thường cho công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủ Hoàng Anh: Bình và Tuyên mỗi bị cáo gần 14 tỷ đồng; bị cáo Côn gần 7 tỷ đồng. Phạm Thanh Bình và Đỗ Đình Côn còn phải bồi thường cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công nghiệp tàu thủ Cái Lân mỗi bị cáo gần 17 tỷ đồng. Bị cáo Bình và Côn còn phải bồi thường cho Công ty nhiệt điện Cái Lân hơn 16 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Tuấn Dương phải bồi thường cho Công ty đầu tư Cửu Long gần 30 tỷ đồng (Dương đã bồi thường 5 tỷ đồng). Bị cáo Trần Quang Vũ phải bồi thường cho Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủ Nam Triệu hơn 25 tỷ đồng (Vũ đã bồi thường 1 tỷ đồng).
Sau phiên tòa sơ thẩm, ngoài bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, tám bị cáo còn lại đã gửi đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao. Hầu hết các đơn kháng cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm bồi thường.
Trong buổi xét xử đầu tiên của phiên tòa phúc thẩm, 16 luật sư đã có mặt để tham gia bào chữa cho các bị cáo. Phiên tòa cũng có sự tham dự của các nguyên đơn dân sự; người làm chứng và các giám định viên. Phóng viên một số cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đã dự, đưa tin về phiên tòa.
Theo bản án sơ thẩm, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Phạm Thanh Bình và các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở: dự án đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân; dự án đầu tư tàu Bình Định Star và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng của Nhà nước.
Trong buổi xét xử sáng 28/8, Hội đồng xét xử đã tiến hành thẩm tra căn cước những người được triệu tập đến phiên tòa; giải thích quyền, nghĩa vụ của các bị cáo, nguyên đơn dân sự, người làm chứng.
Trước khi bắt đầu phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa đã tóm tắt nội dung bản án sơ thẩm và đơn kháng cáo của các bị cáo.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày, từ 28 đến 30/8.
Theo bản án sơ thẩm ngày 30/3 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt chín bị cáo trong vụ án này gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin mức án 20 năm tù giam; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban Kiểm soát Tập đoàn, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương 19 năm tù giam; Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà 18 năm tù giam
Tòa tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủ Hoàng Anh Vinashin 16 năm tù giam; Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng Giám đốc tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công nghiệp tàu thủ Vinashin (VFC) 14 năm tù giam; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty VFC, Giám đốc Công ty cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủ 13 năm tù giam; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủ Nam Triệu 11 năm tù giam và Đỗ Đình Côn, nguyên kế toán trưởng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủ Hoàng Anh Vinashin 10 năm tù giam.
Các bị cáo trên lĩnh án về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 3, Điều 165 Bộ Luật hình sự.
Riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Cửu Long lĩnh mức án ba năm tù giam về tội “Sử dụng trái phép tài sản” theo quy định tại Khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự.
Theo bản án, các bị cáo phải bồi hoàn các khoản tiền liên quan đến sai phạm của mình trong từng vụ việc. Các bị cáo Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm phải liên đới bồi thường cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin mỗi bị cáo gần 493 tỷ đồng.
Phạm Thanh Bình, Nguyễn Văn Tuyên và Đỗ Đình Côn phải liên đới bồi thường cho công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủ Hoàng Anh: Bình và Tuyên mỗi bị cáo gần 14 tỷ đồng; bị cáo Côn gần 7 tỷ đồng. Phạm Thanh Bình và Đỗ Đình Côn còn phải bồi thường cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công nghiệp tàu thủ Cái Lân mỗi bị cáo gần 17 tỷ đồng. Bị cáo Bình và Côn còn phải bồi thường cho Công ty nhiệt điện Cái Lân hơn 16 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Tuấn Dương phải bồi thường cho Công ty đầu tư Cửu Long gần 30 tỷ đồng (Dương đã bồi thường 5 tỷ đồng). Bị cáo Trần Quang Vũ phải bồi thường cho Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủ Nam Triệu hơn 25 tỷ đồng (Vũ đã bồi thường 1 tỷ đồng).
Sau phiên tòa sơ thẩm, ngoài bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, tám bị cáo còn lại đã gửi đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao. Hầu hết các đơn kháng cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm bồi thường.
Trong buổi xét xử đầu tiên của phiên tòa phúc thẩm, 16 luật sư đã có mặt để tham gia bào chữa cho các bị cáo. Phiên tòa cũng có sự tham dự của các nguyên đơn dân sự; người làm chứng và các giám định viên. Phóng viên một số cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đã dự, đưa tin về phiên tòa.
Theo bản án sơ thẩm, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Phạm Thanh Bình và các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở: dự án đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân; dự án đầu tư tàu Bình Định Star và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng của Nhà nước.
Trong buổi xét xử sáng 28/8, Hội đồng xét xử đã tiến hành thẩm tra căn cước những người được triệu tập đến phiên tòa; giải thích quyền, nghĩa vụ của các bị cáo, nguyên đơn dân sự, người làm chứng.
Trước khi bắt đầu phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa đã tóm tắt nội dung bản án sơ thẩm và đơn kháng cáo của các bị cáo.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày, từ 28 đến 30/8.