Ông Mandych nêu rõ: "Tất cả đạn hóa học của chúng tôi đều được sản xuất trong giai đoạn từ 1963-1987. Thời hạn cất giữ an toàn đã hết."
Theo ông, hạn chót của việc bảo quản an toàn các vũ khí hóa học của Nga là vào ngày 1/1/2013, và Nga sẵn sàng "thực hiện nhiệm vụ và tiêu hủy tất cả vũ khí hóa học trước ngày 31/12/2015."
Hiện khoảng 7.300 đơn vị đạn hóa học đang trong tình trạng khẩn cấp, trong đó, 3.000 đơn vị đã được tiêu hủy trong năm nay.
Ông Mandych cho biết thêm vào giữa tháng Tám, Nga đã tiêu hủy trên 26.000 tấn vũ khí hóa học, chiếm hơn 65% trong số 40.000 tấn từ thời Liên Xô trước đây và Chiến tranh Lạnh. Con số 40.000 tấn này nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại.
Ông nhấn mạnh công nghệ thải vũ khí hóa học hai giai đoạn của Nga là an toàn và thân thiện với môi trường nhất thế giới.
Nga đã phân bổ khoảng 371 tỷ rúp (11,9 tỷ USD) cho công tác tiêu hủy vũ khí hóa học.
Theo ông, hạn chót của việc bảo quản an toàn các vũ khí hóa học của Nga là vào ngày 1/1/2013, và Nga sẵn sàng "thực hiện nhiệm vụ và tiêu hủy tất cả vũ khí hóa học trước ngày 31/12/2015."
Hiện khoảng 7.300 đơn vị đạn hóa học đang trong tình trạng khẩn cấp, trong đó, 3.000 đơn vị đã được tiêu hủy trong năm nay.
Ông Mandych cho biết thêm vào giữa tháng Tám, Nga đã tiêu hủy trên 26.000 tấn vũ khí hóa học, chiếm hơn 65% trong số 40.000 tấn từ thời Liên Xô trước đây và Chiến tranh Lạnh. Con số 40.000 tấn này nhiều hơn tất cả các nước khác cộng lại.
Ông nhấn mạnh công nghệ thải vũ khí hóa học hai giai đoạn của Nga là an toàn và thân thiện với môi trường nhất thế giới.
Nga đã phân bổ khoảng 371 tỷ rúp (11,9 tỷ USD) cho công tác tiêu hủy vũ khí hóa học.