Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hôm thứ Hai, 1/10, cho biết: Khoảng 11h35 trưa theo giờ Bắc Kinh, 4 tàu hải giám Trung Quốc lần lượt tiến vào vùng nước quanh quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku).
14h30 chiều cùng ngày, lực lượng tuần duyên Nhật Bản phát tín hiệu cảnh cáo, yêu cầu các tàu hải giám Trung Quốc nhanh chóng rời khỏi "lãnh hải của Nhật Bản".
Tuy nhiên, các tàu hải giám Trung Quốc phớt lờ yêu cầu của lực lượng tuần duyên Nhật, và nói "họ đang di chuyển trong lãnh hải của Trung Quốc, Nhật Bản không được phép can thiệp".
Nhật Bản "tố" Trung Quốc, Đài Loan "xâm phạm lãnh hải"
Trước đó, vào khoảng 9h05 sáng (giờ địa phương), lực lượng tuần duyên biển Nhật khu 11 đã phát hiện một tàu công vụ Đài Loan tuần tiễu trong vùng nước Điếu Ngư Đài/Senkaku.
Kyodo dẫn tin từ lực lượng Tuần duyên Nhật Bản cho biết, tàu tuần tra của chính quyền Đài Loan được phát hiện ở vị trí cách đảo Uotsuri, đảo lớn nhất trong nhóm đảo tranh chấp, khoảng 40 km về phía tây, lúc 9h05 giờ địa phương.
Tàu tuần tra của lực lượng Tuần duyên Nhật Bản đã dùng điện đàm cảnh báo tàu Đài Loan không thâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản. Đáp lại, tàu trên tuyên bố đang bảo vệ các ngư dân Đài Loan trong "vùng đặc quyền kinh tế của Đài Loan".
Việc tàu Trung Quốc và Đài Loan xuất hiện gần như cùng lúc tại Điếu Ngư/Điếu Ngư Đài trùng thời điểm hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington của Mỹ vừa có mặt ở Tây Thái Bình Dương.
Theo đó, đội hình tấn công của tàu USS George Washington hoạt động trên biển Hoa Đông gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, đội hình tấn công của tàu USS John C. Stennis hoạt động gần biển Đông.
Mỗi tàu sân bay chở hơn 80 máy bay, được hộ tống bằng các tàu khu trục, tàu ngầm, tàu tiếp tế, tàu tuần tiễu trang bị tên lửa định hướng.
Cùng với khoảng 2.000 lính thủy đánh bộ với tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard và hai tàu hộ tống tại căn cứ quân sự trên đảo Guam, sự kiện đội hình tấn công của 2 tàu sân bay Mỹ cùng có mặt tại một khu vực tương đối nhỏ trên Thái Bình Dương được giới phân tích nhận định là “hiện tượng tập trung hỏa lực bất thường”.
14h30 chiều cùng ngày, lực lượng tuần duyên Nhật Bản phát tín hiệu cảnh cáo, yêu cầu các tàu hải giám Trung Quốc nhanh chóng rời khỏi "lãnh hải của Nhật Bản".
Tuy nhiên, các tàu hải giám Trung Quốc phớt lờ yêu cầu của lực lượng tuần duyên Nhật, và nói "họ đang di chuyển trong lãnh hải của Trung Quốc, Nhật Bản không được phép can thiệp".
Nhật Bản "tố" Trung Quốc, Đài Loan "xâm phạm lãnh hải"
Trước đó, vào khoảng 9h05 sáng (giờ địa phương), lực lượng tuần duyên biển Nhật khu 11 đã phát hiện một tàu công vụ Đài Loan tuần tiễu trong vùng nước Điếu Ngư Đài/Senkaku.
Kyodo dẫn tin từ lực lượng Tuần duyên Nhật Bản cho biết, tàu tuần tra của chính quyền Đài Loan được phát hiện ở vị trí cách đảo Uotsuri, đảo lớn nhất trong nhóm đảo tranh chấp, khoảng 40 km về phía tây, lúc 9h05 giờ địa phương.
Tàu tuần tra của lực lượng Tuần duyên Nhật Bản đã dùng điện đàm cảnh báo tàu Đài Loan không thâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản. Đáp lại, tàu trên tuyên bố đang bảo vệ các ngư dân Đài Loan trong "vùng đặc quyền kinh tế của Đài Loan".
Việc tàu Trung Quốc và Đài Loan xuất hiện gần như cùng lúc tại Điếu Ngư/Điếu Ngư Đài trùng thời điểm hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington của Mỹ vừa có mặt ở Tây Thái Bình Dương.
Theo đó, đội hình tấn công của tàu USS George Washington hoạt động trên biển Hoa Đông gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, đội hình tấn công của tàu USS John C. Stennis hoạt động gần biển Đông.
Mỗi tàu sân bay chở hơn 80 máy bay, được hộ tống bằng các tàu khu trục, tàu ngầm, tàu tiếp tế, tàu tuần tiễu trang bị tên lửa định hướng.
Cùng với khoảng 2.000 lính thủy đánh bộ với tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard và hai tàu hộ tống tại căn cứ quân sự trên đảo Guam, sự kiện đội hình tấn công của 2 tàu sân bay Mỹ cùng có mặt tại một khu vực tương đối nhỏ trên Thái Bình Dương được giới phân tích nhận định là “hiện tượng tập trung hỏa lực bất thường”.