Xung quanh việc xử phạt chủ xe không sang tên đổi chủ, đại diện Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt (Bộ Công an) cho biết, những trường hợp mượn xe của người khác nếu có giấy chứng minh (có thể viết tay) là xe được cho mượn thì sẽ không bị xử phạt.
Theo Nghị định 71 của Chính phủ có hiệu lực từ 10/11/2012, xe máy, ô tô mua đi bán lại không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 800.000 đồng – 10.000.000 đồng.
Cụ thể, Điểm c, Khoản 6, Điều 33 của Nghị định 34 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Điểm e, Khoản 3, Điều 33 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Xung quanh việc này, rất nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng, băn khoăn. Không ít ý kiến lo ngại với những trường hợp mượn xe của người khác để đi có bị phạt?. Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt (Bộ Công an) cho biết trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, sẽ không có chuyện cảnh sát giao thông phạt người mượn xe để lưu thông.
Theo Thiếu tướng Tuyên, quy trên chỉ áp dụng với hành vi mua đi, bán lại phương tiện mà người mua và người bán không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu (còn gọi là sang tên đổi chủ) phương tiện theo quy định.
Cảnh sát giao thông Hà Nội xử phạt vi phạm giao thông. Ảnh: Vạn Xuân
Ông Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt cho biết, cánh sát giao thông chỉ phạt những trường hợp mua bán xe không sang tên đổi chủ và người bị phạt chính là người chủ hiện tại của chiếc xe.
Với trường hợp người trong cùng gia đình sử dụng chung một chiếc xe (trong gia đình có một người đứng tên đăng ký xe), người dân chỉ cần chứng minh và giải thích về địa chỉ của mình với địa chỉ của chủ xe. Đối với trường hợp mượn xe của người khác thì cần giấy chứng minh (có thể viết tay) là xe được cho mượn thì cảnh sát giao thông cũng không xử phạt.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt, hiện chưa có quy định cụ thể để xác định chiếc xe mà một người đang sử dụng là xe mượn hay là xe của chính họ nhưng không sang tên đổi chủ. Sắp tới, Bộ Công an sẽ nghiên cứu và có giải pháp cho vấn đề này.
“Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ thực hiện nghiêm quy định xử phạt hành vi mua bán phương tiện mà không sang tên đổi chủ. Hiện có rất nhiều người mua bán xe nhưng không sang tên đổi chủ, gây thất thu thuế cho Nhà nước. Làm nghiêm quy định này cũng góp phần răn đe người tham gia giao thông nghiêm túc chấp hành pháp luật”, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt cho biết.
Theo Nghị định 71 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; bắt đầu từ 10/11, người điều khiển phương tiện ôtô lạng lách gây tai nạn sẽ bị phạt từ 15-25 triệu đồng.
Các trường hợp người điều khiển ô tô vi phạm một trong các hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ….sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Với người sử dụng xe máy, nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở… sẽ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Với các trường hợp đua xe trái phép, Nghị định quy định, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Người đua xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy mà chống người thi hành công vụ; Tổ chức đua xe trái phép.
Theo Nghị định 71 của Chính phủ có hiệu lực từ 10/11/2012, xe máy, ô tô mua đi bán lại không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 800.000 đồng – 10.000.000 đồng.
Cụ thể, Điểm c, Khoản 6, Điều 33 của Nghị định 34 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Điểm e, Khoản 3, Điều 33 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Xung quanh việc này, rất nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng, băn khoăn. Không ít ý kiến lo ngại với những trường hợp mượn xe của người khác để đi có bị phạt?. Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt (Bộ Công an) cho biết trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, sẽ không có chuyện cảnh sát giao thông phạt người mượn xe để lưu thông.
Theo Thiếu tướng Tuyên, quy trên chỉ áp dụng với hành vi mua đi, bán lại phương tiện mà người mua và người bán không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu (còn gọi là sang tên đổi chủ) phương tiện theo quy định.
Cảnh sát giao thông Hà Nội xử phạt vi phạm giao thông. Ảnh: Vạn Xuân
Ông Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt cho biết, cánh sát giao thông chỉ phạt những trường hợp mua bán xe không sang tên đổi chủ và người bị phạt chính là người chủ hiện tại của chiếc xe.
Với trường hợp người trong cùng gia đình sử dụng chung một chiếc xe (trong gia đình có một người đứng tên đăng ký xe), người dân chỉ cần chứng minh và giải thích về địa chỉ của mình với địa chỉ của chủ xe. Đối với trường hợp mượn xe của người khác thì cần giấy chứng minh (có thể viết tay) là xe được cho mượn thì cảnh sát giao thông cũng không xử phạt.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt, hiện chưa có quy định cụ thể để xác định chiếc xe mà một người đang sử dụng là xe mượn hay là xe của chính họ nhưng không sang tên đổi chủ. Sắp tới, Bộ Công an sẽ nghiên cứu và có giải pháp cho vấn đề này.
“Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ thực hiện nghiêm quy định xử phạt hành vi mua bán phương tiện mà không sang tên đổi chủ. Hiện có rất nhiều người mua bán xe nhưng không sang tên đổi chủ, gây thất thu thuế cho Nhà nước. Làm nghiêm quy định này cũng góp phần răn đe người tham gia giao thông nghiêm túc chấp hành pháp luật”, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, sắt cho biết.
Theo Nghị định 71 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; bắt đầu từ 10/11, người điều khiển phương tiện ôtô lạng lách gây tai nạn sẽ bị phạt từ 15-25 triệu đồng.
Các trường hợp người điều khiển ô tô vi phạm một trong các hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ….sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Với người sử dụng xe máy, nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở… sẽ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Với các trường hợp đua xe trái phép, Nghị định quy định, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Người đua xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy mà chống người thi hành công vụ; Tổ chức đua xe trái phép.