Windows Task Manager đã khá quen thuộc với nhiều người sử dụng máy tính, với tổ hợp phím khởi động quen thuộc từ hồi Windows XP là 'Ctrl + Alt + Delete'. Phần lớn những người sử dụng thường dùng Windows Task Manager để tắt các ứng dụng cứng đầu hoặc bị lỗi, đôi khi được dùng để kiểm tra tình trạng hoạt động của CPU. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn khá nhiều thủ thuật hữu ích với Windows Task Manager có thể bạn chưa biết.
Các tính năng này được thử nghiệm trên Windows 7. Trong Windows 7, để mở Windows Task Manager bạn có thể click chuột phải lên thanh Taskbar phía dưới màn hình và chọn Windows Task Manager, hoặc sử dụng tổ hợp phím 'Ctrl + Shift + Esc' để mở nhanh cửa sổ Windows Task Manager.
1. Gửi tin nhắn đến người sử dụng khác
Trong tab Users của cửa sổ Windows Task Manager, bạn có thể thấy các tài khoản đang đăng nhập trên máy của bạn, có thể là các kết nối từ xa. Bạn có thể gửi một tin nhắn đến các tài khoản sử dụng đó, đơn giản bằng cách click vào tên tài khoản và chọn Send Message. Khi tài khoản đó đăng nhập vào máy, một hộp thoại sẽ hiện lên cùng với tin nhắn của bạn.
2. Sắp xếp và quản lý cửa sổ
Trong tab Applications, bạn có thể thấy các cửa sổ chương trình hiện đang được mở. Bạn có thể click chuột phải lên các cửa sổ đó, chọn Switch To để chuyển qua, hoặc chọn Minimize/Maximize để ẩn hoặc phóng to cửa sổ ra toàn màn hình. Ngoài ra, bạn có thể chọn nhiều cửa sổ cùng lúc bằng cách giữ phím Ctrl, sau đó chuột phải và chọn Tile Horizontally hoặc Vertically để sắp xếp chúng theo chiều ngang hoặc chiều dọc.
3. Xem thời gian sử dụng CPU của các ứng dụng
Tab Processes cho phép bạn theo dõi các ứng dụng đang chạy và dung lượng bộ nhớ mà chúng sử dụng. Ngoài ra bạn còn có thể theo dõi thời gian sử dụng CPU của các ứng dụng, bằng cách kích hoạt tính năng CPU Time. Để kích hoạt tính năng này, bạn vào mục View trên thanh menu, chọn Select Columns, sau đó kích chọn mục CPU Time.
Bạn có thể sắp xếp các ứng dụng, bằng cách click vào cột CPU Time, để xem ứng dụng nào có thời gian sử dụng lâu nhất. Tuy nhiên tab Processes chỉ hiển thị các ứng dụng đang chạy, nếu một ứng dụng đã tắt bạn không thể xem các thông tin về chúng.
4. Quản lý ứng dụng ưu tiên
Windows có thiết lập ưu tiên với một số ứng dụng, qua đó hệ thống sẽ cung cấp bộ nhớ và xử lý các ứng dụng được ưu tiên trước với nhiều tài nguyên hơn, còn các ứng dụng không được ưu tiên sẽ bị hạn chế. Bạn cũng có thể tự thay đổi mức độ ưu tiên của từng ứng dụng đang chạy trong tab Processes.
Bằng cách click chuột phải vào ứng dụng đó, và chọn Set Priority, sau đó lựa chọn mức độ ưu tiên mà bạn muốn. Có tất cả 6 tùy chọn mức độ ưu tiên để bạn có thể lựa chọn, việc thiết lập mức độ ưu tiên cao sẽ giúp ứng dụng chạy tốt hơn, bên cạnh đó thiết lập mức độ ưu tiên thấp cho nhiều ứng dụng không cần thiết sẽ làm hạn chế tình trang treo và lag máy.
5. Thiết lập lại Compatibility cho ứng dụng
Thông thường bạn có thể bắt gặp một số vấn đề khi ứng dụng không tương thích, và bạn sẽ phải thay đổi thiết lập Compatibility trong mục Properties, khi click chuột phải vào icon của ứng dụng đó. Tuy nhiên bạn có thể nhanh chóng thay đổi Compatibility của ứng dụng trong Windows Task Manager. Bằng cách click chuột phải lên ứng dụng đó và chọn Properties. Bạn cũng có thể từ tab Applications, click chuột phải vào ứng dụng đang chạy và chọn Go To Process, để nhanh chóng chuyển qua ứng dụng đó trong tab Processes.
6. Tab Services
Đã bao giờ bạn tự hỏi "svchost.exe" thực sự là gì chưa? Có khá nhiều Svchost.exe khác nhau, và chúng thực sự là các file chức năng để chạy các chức năng Services giúp Windows hoạt động. Mỗi một Svchost.exe lại đảm nhận việc chạy các chức năng Services khác nhau. Nếu bạn muốn xem svchost.exe thực sự là chức năng nào đang chạy, bạn có thể click chuột phải vào nó và chọn Go To Services. Nó sẽ đưa bạn đến tab Services, và bạn có thể xem các Services đang chạy dưới Svchost.exe đó và chức năng mà nó đảm nhận trong cột Description. Bạn có thể chọn tắt các Services cảm thấy không cần thiết.
7. Icon CPU Usage
Task Manager bao gồm cả một biểu tượng CPU Usage trên khay hệ thống, giúp bạn dễ dàng quan sát tình hình hoạt động của CPU. Tuy nhiên theo mặc định biểu tượng này sẽ bị ẩn, do đó bạn bấm vào mũi tên trên khay hệ thống, kéo và thả biểu tượng CPU Usage vào khung Notification. Và bạn có thể dễ dàng theo dõi liên tục tình trạng hoạt động của CPU ngay trên khay hệ thống.
Các tính năng này được thử nghiệm trên Windows 7. Trong Windows 7, để mở Windows Task Manager bạn có thể click chuột phải lên thanh Taskbar phía dưới màn hình và chọn Windows Task Manager, hoặc sử dụng tổ hợp phím 'Ctrl + Shift + Esc' để mở nhanh cửa sổ Windows Task Manager.
1. Gửi tin nhắn đến người sử dụng khác
Trong tab Users của cửa sổ Windows Task Manager, bạn có thể thấy các tài khoản đang đăng nhập trên máy của bạn, có thể là các kết nối từ xa. Bạn có thể gửi một tin nhắn đến các tài khoản sử dụng đó, đơn giản bằng cách click vào tên tài khoản và chọn Send Message. Khi tài khoản đó đăng nhập vào máy, một hộp thoại sẽ hiện lên cùng với tin nhắn của bạn.
2. Sắp xếp và quản lý cửa sổ
Trong tab Applications, bạn có thể thấy các cửa sổ chương trình hiện đang được mở. Bạn có thể click chuột phải lên các cửa sổ đó, chọn Switch To để chuyển qua, hoặc chọn Minimize/Maximize để ẩn hoặc phóng to cửa sổ ra toàn màn hình. Ngoài ra, bạn có thể chọn nhiều cửa sổ cùng lúc bằng cách giữ phím Ctrl, sau đó chuột phải và chọn Tile Horizontally hoặc Vertically để sắp xếp chúng theo chiều ngang hoặc chiều dọc.
3. Xem thời gian sử dụng CPU của các ứng dụng
Tab Processes cho phép bạn theo dõi các ứng dụng đang chạy và dung lượng bộ nhớ mà chúng sử dụng. Ngoài ra bạn còn có thể theo dõi thời gian sử dụng CPU của các ứng dụng, bằng cách kích hoạt tính năng CPU Time. Để kích hoạt tính năng này, bạn vào mục View trên thanh menu, chọn Select Columns, sau đó kích chọn mục CPU Time.
Bạn có thể sắp xếp các ứng dụng, bằng cách click vào cột CPU Time, để xem ứng dụng nào có thời gian sử dụng lâu nhất. Tuy nhiên tab Processes chỉ hiển thị các ứng dụng đang chạy, nếu một ứng dụng đã tắt bạn không thể xem các thông tin về chúng.
4. Quản lý ứng dụng ưu tiên
Windows có thiết lập ưu tiên với một số ứng dụng, qua đó hệ thống sẽ cung cấp bộ nhớ và xử lý các ứng dụng được ưu tiên trước với nhiều tài nguyên hơn, còn các ứng dụng không được ưu tiên sẽ bị hạn chế. Bạn cũng có thể tự thay đổi mức độ ưu tiên của từng ứng dụng đang chạy trong tab Processes.
Bằng cách click chuột phải vào ứng dụng đó, và chọn Set Priority, sau đó lựa chọn mức độ ưu tiên mà bạn muốn. Có tất cả 6 tùy chọn mức độ ưu tiên để bạn có thể lựa chọn, việc thiết lập mức độ ưu tiên cao sẽ giúp ứng dụng chạy tốt hơn, bên cạnh đó thiết lập mức độ ưu tiên thấp cho nhiều ứng dụng không cần thiết sẽ làm hạn chế tình trang treo và lag máy.
5. Thiết lập lại Compatibility cho ứng dụng
Thông thường bạn có thể bắt gặp một số vấn đề khi ứng dụng không tương thích, và bạn sẽ phải thay đổi thiết lập Compatibility trong mục Properties, khi click chuột phải vào icon của ứng dụng đó. Tuy nhiên bạn có thể nhanh chóng thay đổi Compatibility của ứng dụng trong Windows Task Manager. Bằng cách click chuột phải lên ứng dụng đó và chọn Properties. Bạn cũng có thể từ tab Applications, click chuột phải vào ứng dụng đang chạy và chọn Go To Process, để nhanh chóng chuyển qua ứng dụng đó trong tab Processes.
6. Tab Services
Đã bao giờ bạn tự hỏi "svchost.exe" thực sự là gì chưa? Có khá nhiều Svchost.exe khác nhau, và chúng thực sự là các file chức năng để chạy các chức năng Services giúp Windows hoạt động. Mỗi một Svchost.exe lại đảm nhận việc chạy các chức năng Services khác nhau. Nếu bạn muốn xem svchost.exe thực sự là chức năng nào đang chạy, bạn có thể click chuột phải vào nó và chọn Go To Services. Nó sẽ đưa bạn đến tab Services, và bạn có thể xem các Services đang chạy dưới Svchost.exe đó và chức năng mà nó đảm nhận trong cột Description. Bạn có thể chọn tắt các Services cảm thấy không cần thiết.
7. Icon CPU Usage
Task Manager bao gồm cả một biểu tượng CPU Usage trên khay hệ thống, giúp bạn dễ dàng quan sát tình hình hoạt động của CPU. Tuy nhiên theo mặc định biểu tượng này sẽ bị ẩn, do đó bạn bấm vào mũi tên trên khay hệ thống, kéo và thả biểu tượng CPU Usage vào khung Notification. Và bạn có thể dễ dàng theo dõi liên tục tình trạng hoạt động của CPU ngay trên khay hệ thống.
Tham khảo: howtogeek, genk