Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, cho biết 95% vụ TNGT là do lỗi của người tham gia giao thông, có dùng bia, rượu, phóng nhanh vượt ẩu, lấn làn, lấn luồng…
Ông Lưu Huy Hà, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Cty CP Hoàng Hà (Thái Bình) cho rằng, việc đào tạo, sát hạch lái xe hiện đang có vấn đề. “Đào tạo kiểu gì, mà có lái xe không biết chỗ đổ dầu mỡ ở đâu, xe khi gặp sự cố còn không biết xử lý thế nào”.
Ông Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), công bố con số giật mình: Ở Thái Nguyên, cứ 10 lái xe khách, có 8 người nghiện, lái xe cầm vô lăng cứ nghĩ đến thuốc chứ đường sá không để ý mấy.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, mỗi năm TNGT đang làm mất khoảng 2,5% GDP cả nước, khoảng 50 nghìn tỷ đồng (2,5 tỷ USD).
10 tháng đầu năm nay, dù số vụ tai nạn, người chết, bị thương có giảm, tuy nhiên Việt Nam vẫn đang đứng trong tốp 10 nước nóng nhất về tình hình TNGT.
Để hạn chế tình trạng trên, ông Hiệp cho rằng, việc quản lý sau đào tạo lái xe còn chưa hiệu quả, nhất là việc sát hạch lại lái xe chạy đường dài.
Việc các DN vận tải khoán doanh thu cho các lái xe cũng khiến nảy sinh tình trạng “phóng nhanh, vượt ẩu”, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Ông Hiệp khẳng định có những hãng không chở quá tải, không phóng nhanh tranh giành khách, vẫn hoạt động hiệu quả, điển hình là hãng xe Văn Minh (Nghệ An, chuyên chạy tuyến Nghệ An - Hà Tĩnh - Hà Nội), nhà xe tuân thủ mọi quy định khi tham gia giao thông đường bộ, không chở quá người, chạy quá tốc độ, dừng đón khách dọc đường, nhờ đó hãng này luôn được khách đặt vé từ trước.
Ông Lưu Huy Hà, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Cty CP Hoàng Hà (Thái Bình) cho rằng, việc đào tạo, sát hạch lái xe hiện đang có vấn đề. “Đào tạo kiểu gì, mà có lái xe không biết chỗ đổ dầu mỡ ở đâu, xe khi gặp sự cố còn không biết xử lý thế nào”.
Ông Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), công bố con số giật mình: Ở Thái Nguyên, cứ 10 lái xe khách, có 8 người nghiện, lái xe cầm vô lăng cứ nghĩ đến thuốc chứ đường sá không để ý mấy.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, mỗi năm TNGT đang làm mất khoảng 2,5% GDP cả nước, khoảng 50 nghìn tỷ đồng (2,5 tỷ USD).
10 tháng đầu năm nay, dù số vụ tai nạn, người chết, bị thương có giảm, tuy nhiên Việt Nam vẫn đang đứng trong tốp 10 nước nóng nhất về tình hình TNGT.
Để hạn chế tình trạng trên, ông Hiệp cho rằng, việc quản lý sau đào tạo lái xe còn chưa hiệu quả, nhất là việc sát hạch lại lái xe chạy đường dài.
Việc các DN vận tải khoán doanh thu cho các lái xe cũng khiến nảy sinh tình trạng “phóng nhanh, vượt ẩu”, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Ông Hiệp khẳng định có những hãng không chở quá tải, không phóng nhanh tranh giành khách, vẫn hoạt động hiệu quả, điển hình là hãng xe Văn Minh (Nghệ An, chuyên chạy tuyến Nghệ An - Hà Tĩnh - Hà Nội), nhà xe tuân thủ mọi quy định khi tham gia giao thông đường bộ, không chở quá người, chạy quá tốc độ, dừng đón khách dọc đường, nhờ đó hãng này luôn được khách đặt vé từ trước.
Nhắc nhở 13 tỉnh có người chết vì TNGT tăng Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi công điện tới các tỉnh, thành trong cả nước, yêu cầu siết chặt ATGT, và nhắc nhở 13 địa phương có số lượng người chết vì TNGT xu hướng tăng, gồm: Điện Biên; Bình Dương; Bình Thuận; Cao Bằng; Cần Thơ; Hà Giang; Kiên Giang; Kon Tum; Nam Định; Nghệ An; Quảng Nam; Thanh Hóa; Yên Bái. Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động bảo đảm trật tự ATGT; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát... Đình Thắng |