Trong vài tuần gần đây, các blogger quốc phòng Trung Quốc tỏ ra khá phấn kích trước những bức ảnh có vẻ như là của một lớp tàu khu trục mang tên lửa định hướng mới thuộc Hải quân Trung Quốc (PLAN).
Những hình ảnh mờ ảo trên các trang blog úp mở cho thấy một trong những chiếc tàu thuộc lớp này với tên gọi PLAN 052D đã được hạ thủy vào cuối tháng trước.
Một bước đệm quan trọng
Trung Quốc thiết kế tàu chiến theo xu hướng phát triển từng bước và PLAN 052D không phải là một ngoại lệ. Nó có rất nhiều điểm giống với chiếc tàu đàn anh 052C.
Tuy nhiên, tàu khu trục mới 052D có những nét khác biệt quan trọng mà nhiều chuyên gia phân tích cho rằng những gì chúng ta đang thấy có thể chỉ là chiếc đầu tiên trong một loạt tàu chiến mới sẽ giữ vai trò “rường cột” trong Hải quân Trung Quốc sau này.
Trung Quốc không ngừng nỗ lực tăng cường khả năng cho Hải quân trong những năm vừa qua
Giáo sư James Holmes, một chuyên gia theo dõi Trung Quốc thuộc Học viện Hải quân Mỹ nhận xét: “Điểm nổi bật chính yếu của 052D là Trung Quốc dường như đã lựa chọn được mẫu thiết kế cho một tàu khu trục mang tên lửa định hướng phù hợp nhất sau một thời gian dài thử nghiệm - thời gian thai nghén, có thể nói như vậy”.
Hải QuânTrung Quốc thường vẫn hay chế tạo 2 mẫu cho mỗi thiết kế, đem chạy thử trên biển, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, sau đó mới tích hợp các bài học để điều chỉnh các mẫu thiết kế tương lai.
“Rõ ràng, Trung Quốc đã hài lòng với những gì học được để tiến tới sản xuất hàng loạt”, Giáo sư Holmes dự đoán. “Nếu đúng như vậy, thì có khoảng 10 chiếc hiện đang được đóng”. Chiếc tàu khu trục mới này có thể là nòng cốt của Hải quân “nước xanh” Trung Quốc.
Vũ khí mạnh đến đâu?
Một nhà quan sát nữa cũng là chuyên gia về các vấn đề Hải quân Trung Quốc là Feng Cao. Chính trang blog của ông là nguồn thông tin gợi mở đầu tiên để phương Tây có nhiều bài viết về mẫu tàu chiến mới của Trung Quốc.
Lan Châu là một trong những tàu khu trục 052C đang hoạt động của Trung Quốc
Trong nhiều năm, ông Feng đã tỉ mỉ nghiên cứu về các ấn phẩm quốc phòng Trung Quốc cũng như những sản phẩm trưng bày tại các kỳ triển lãm thương mại. Theo ông Feng, kết hợp các dữ liệu lại sẽ cho thấy cách thức Trung Quốc đang phát triển sức mạnh hải quân như thế nào.
Ông Feng không chắc bản thân 052D là một chiếc tàu mới. Nhưng ông giải thích rằng đó là một bước đi quan trọng tiến tới điều mà Hải quân Trung Quốc từng mong mỏi trong nhiều nằm trời: sở hữu một tàu khu trục mang tên lửa định hướng uy lực có kích cỡ tương đương với các tàu ở giữa lớp Arleigh Burke vàTiconderoga của Hải quân Mỹ.
“Từ 052C đến 052D, thân tàu thực sự không thay đổi nhiều lắm ngoại trừ việc sắp đặt một vài thiết bị cho phù hợp với những hệ thống vũ khí mới. Hệ thống đẩy của tàu về cơ bản vẫn giữ nguyên”.
“Cái thực sự thay đổi là hệ thống vũ khí”, ông Feng nhấn mạnh. “Thay đổi rõ ràng đầu tiên là những bộ điều khiển radar mới đa chức năng, mỏng và lớn hơn và hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) mới”.
“Họ không còn sử dụng VLS như chúng ta từng thấy trên 052C mà thay vào đó là một loại VLS mới có thể hỗ trợ nhiều dạng tên lửa tấn công cả các mục tiêu trên không và trên biển cũng như các căn cứ gần bờ”.
Tàu khu trục mới của Trung Quốc được cho là có thiết kế giống với tàu USS Arleigh Burke của Mỹ
Theo quan điểm của ông Feng, “052D là một bước đệm tiến tới sản xuất một loạt các tàu chiến mà Trung Quốc kỳ vọng. Về cơ bản, 052D vẫn sử dụng thân tàu và hệ thống đẩy hiện có để thử nghiệm những hệ thống vũ khí mới này”.
“Khi loạt tàu mới ra đời, họ sẽ ít phải lo lắng hơn về những rủi ro vì phần lớn hệ thống vũ khí đã được thử nghiệm trên 052D”.
Giáo sư James Holmes đặc biệt nhấn mạnh tới bước tiến quan trọng về khả năng mà những tàu chiến mới này mang lại. Theo ông, đây là những tàu chiến nhiều khả năng tương đương với các tàu khu trụ Aegis của Mỹ.
Nếu đúng như những gì ông nhận định: Là tàu chiến tương đương với tàu Aegis của Mỹ và với kế hoạch đóng mới 10 chiếc sẽ mang lại cho Hải quân Trung Quốc một khả năng phòng không tương đương với bất cứ hải quân nước nào khác trong khu vực và Bắc Kinh cũng có nhiều tàu dạng này hơn bất cứ nước châu Á nào khác.
“Nhật Bản và Hàn Quốc đều có tàu Aegis nhưng mỗi nước, tương ứng, chỉ có 6 và 3 chiếc”, giáo sư Holmes viện dẫn.
Đã đối trọng được với Mỹ?
Theo giáo sư Holmes, chiếc tàu mới nhất này của Trung Quốc gần giống nhất với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, là những tàu Aegis đầu tiên.
Ông nhấn mạnh rằng cần phải xem xét tới phương thức hoạt động của Hải quân Trung Quốc khi đánh giá tác động mà những tàu mới này mang lại. Mặc dù 052D có thể kém hơn so với các tàu tương đương của Mỹ nhưng nó lại không hoạt động đơn lẻ một mình.
“Cần phải nhớ rằng, Trung Quốc vận hành hạm đội gần như hoàn toàn nằm trong tầm với của các tên lửa chống hạm đặt trên bờ, các máy bay chiến đấu, tàu tuần tra và tàu ngầm”.
“Những phương tiện này đủ tầm bao quát để bảo vệ hạm đội mặt nước và Bắc Kinh tin rằng đó là một thế cân bằng tuyệt vời”.
“Do vậy, Trung Quốc không cần phải có một hạm đội cân xứng với Mỹ để chiến đấu trên chiến trường theo sự lựa chọn của họ, như ở các biển của Trung Quốc hay khu vực Tây Thái Bình Dương”.
Những hình ảnh mờ ảo trên các trang blog úp mở cho thấy một trong những chiếc tàu thuộc lớp này với tên gọi PLAN 052D đã được hạ thủy vào cuối tháng trước.
Một bước đệm quan trọng
Trung Quốc thiết kế tàu chiến theo xu hướng phát triển từng bước và PLAN 052D không phải là một ngoại lệ. Nó có rất nhiều điểm giống với chiếc tàu đàn anh 052C.
Tuy nhiên, tàu khu trục mới 052D có những nét khác biệt quan trọng mà nhiều chuyên gia phân tích cho rằng những gì chúng ta đang thấy có thể chỉ là chiếc đầu tiên trong một loạt tàu chiến mới sẽ giữ vai trò “rường cột” trong Hải quân Trung Quốc sau này.
Trung Quốc không ngừng nỗ lực tăng cường khả năng cho Hải quân trong những năm vừa qua
Giáo sư James Holmes, một chuyên gia theo dõi Trung Quốc thuộc Học viện Hải quân Mỹ nhận xét: “Điểm nổi bật chính yếu của 052D là Trung Quốc dường như đã lựa chọn được mẫu thiết kế cho một tàu khu trục mang tên lửa định hướng phù hợp nhất sau một thời gian dài thử nghiệm - thời gian thai nghén, có thể nói như vậy”.
Hải QuânTrung Quốc thường vẫn hay chế tạo 2 mẫu cho mỗi thiết kế, đem chạy thử trên biển, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, sau đó mới tích hợp các bài học để điều chỉnh các mẫu thiết kế tương lai.
“Rõ ràng, Trung Quốc đã hài lòng với những gì học được để tiến tới sản xuất hàng loạt”, Giáo sư Holmes dự đoán. “Nếu đúng như vậy, thì có khoảng 10 chiếc hiện đang được đóng”. Chiếc tàu khu trục mới này có thể là nòng cốt của Hải quân “nước xanh” Trung Quốc.
Vũ khí mạnh đến đâu?
Một nhà quan sát nữa cũng là chuyên gia về các vấn đề Hải quân Trung Quốc là Feng Cao. Chính trang blog của ông là nguồn thông tin gợi mở đầu tiên để phương Tây có nhiều bài viết về mẫu tàu chiến mới của Trung Quốc.
Lan Châu là một trong những tàu khu trục 052C đang hoạt động của Trung Quốc
Trong nhiều năm, ông Feng đã tỉ mỉ nghiên cứu về các ấn phẩm quốc phòng Trung Quốc cũng như những sản phẩm trưng bày tại các kỳ triển lãm thương mại. Theo ông Feng, kết hợp các dữ liệu lại sẽ cho thấy cách thức Trung Quốc đang phát triển sức mạnh hải quân như thế nào.
Ông Feng không chắc bản thân 052D là một chiếc tàu mới. Nhưng ông giải thích rằng đó là một bước đi quan trọng tiến tới điều mà Hải quân Trung Quốc từng mong mỏi trong nhiều nằm trời: sở hữu một tàu khu trục mang tên lửa định hướng uy lực có kích cỡ tương đương với các tàu ở giữa lớp Arleigh Burke vàTiconderoga của Hải quân Mỹ.
“Từ 052C đến 052D, thân tàu thực sự không thay đổi nhiều lắm ngoại trừ việc sắp đặt một vài thiết bị cho phù hợp với những hệ thống vũ khí mới. Hệ thống đẩy của tàu về cơ bản vẫn giữ nguyên”.
“Cái thực sự thay đổi là hệ thống vũ khí”, ông Feng nhấn mạnh. “Thay đổi rõ ràng đầu tiên là những bộ điều khiển radar mới đa chức năng, mỏng và lớn hơn và hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) mới”.
“Họ không còn sử dụng VLS như chúng ta từng thấy trên 052C mà thay vào đó là một loại VLS mới có thể hỗ trợ nhiều dạng tên lửa tấn công cả các mục tiêu trên không và trên biển cũng như các căn cứ gần bờ”.
Tàu khu trục mới của Trung Quốc được cho là có thiết kế giống với tàu USS Arleigh Burke của Mỹ
Theo quan điểm của ông Feng, “052D là một bước đệm tiến tới sản xuất một loạt các tàu chiến mà Trung Quốc kỳ vọng. Về cơ bản, 052D vẫn sử dụng thân tàu và hệ thống đẩy hiện có để thử nghiệm những hệ thống vũ khí mới này”.
“Khi loạt tàu mới ra đời, họ sẽ ít phải lo lắng hơn về những rủi ro vì phần lớn hệ thống vũ khí đã được thử nghiệm trên 052D”.
Giáo sư James Holmes đặc biệt nhấn mạnh tới bước tiến quan trọng về khả năng mà những tàu chiến mới này mang lại. Theo ông, đây là những tàu chiến nhiều khả năng tương đương với các tàu khu trụ Aegis của Mỹ.
Nếu đúng như những gì ông nhận định: Là tàu chiến tương đương với tàu Aegis của Mỹ và với kế hoạch đóng mới 10 chiếc sẽ mang lại cho Hải quân Trung Quốc một khả năng phòng không tương đương với bất cứ hải quân nước nào khác trong khu vực và Bắc Kinh cũng có nhiều tàu dạng này hơn bất cứ nước châu Á nào khác.
“Nhật Bản và Hàn Quốc đều có tàu Aegis nhưng mỗi nước, tương ứng, chỉ có 6 và 3 chiếc”, giáo sư Holmes viện dẫn.
Đã đối trọng được với Mỹ?
Theo giáo sư Holmes, chiếc tàu mới nhất này của Trung Quốc gần giống nhất với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, là những tàu Aegis đầu tiên.
Ông nhấn mạnh rằng cần phải xem xét tới phương thức hoạt động của Hải quân Trung Quốc khi đánh giá tác động mà những tàu mới này mang lại. Mặc dù 052D có thể kém hơn so với các tàu tương đương của Mỹ nhưng nó lại không hoạt động đơn lẻ một mình.
“Cần phải nhớ rằng, Trung Quốc vận hành hạm đội gần như hoàn toàn nằm trong tầm với của các tên lửa chống hạm đặt trên bờ, các máy bay chiến đấu, tàu tuần tra và tàu ngầm”.
“Những phương tiện này đủ tầm bao quát để bảo vệ hạm đội mặt nước và Bắc Kinh tin rằng đó là một thế cân bằng tuyệt vời”.
“Do vậy, Trung Quốc không cần phải có một hạm đội cân xứng với Mỹ để chiến đấu trên chiến trường theo sự lựa chọn của họ, như ở các biển của Trung Quốc hay khu vực Tây Thái Bình Dương”.