Trong quá trình soạn thảo dự án Luật Thủ đô, một trong những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau là điều khoản về quản lý dân cư ở Hà Nội, đặc biệt là ở các quận nội thành. Đây cũng là lí do để Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân TP Hà Nội tổ chức hội thảo chuyên đề về “Dân cư quy định trong dự thảo Luật Thủ đô” diễn ra ngày 2/7 tại Hà Nội, nhằm lấy ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học và chuyên gia để bổ sung, hoàn thiện dự thảo luật.
Tính đến tháng 10/2011, dân số của Hà Nội có gần 6,5 triệu người. Mỗi năm Hà Nội tăng bình quân 192.000 người, trong đó tăng cơ học chiếm khoảng 63%, chủ yếu tập trung ở các quận nội thành.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu thừa nhận: Sức ép về dân số thực sự là thách thức đối với chính quyền Thủ đô. Hà Nội đang phải đối mặt với sự quá tải về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Giải quyết thực trạng này đòi hỏi tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ.
GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng: “Chúng ta phải kết hợp nhiều giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tầm vĩ mô như: Xây dựng các thành phố vệ tinh quanh Hà Nội để kéo bớt người nhập cư mới đến vào các thành phố vệ tinh; dừng xây dựng mới và chuyển các cơ sở dịch vụ, kinh doanh cũ không chỉ gây ô nhiễm mà còn thu hút nhiều dân ra khỏi các quận có mật độ cao… Còn ở tầm vi mô là can thiệp đến từng công dân, như áp dụng một số điều kiện về thời hạn tạm trú, điều kiện nhà ở…”.
Sức ép về dân số thực sự là thách thức đối với chính quyền Thủ đô (Ảnh minh họa)
Để quản lý dân cư, dự thảo Luật Thủ đô đưa ra 2 phương án. Theo đó việc đăng ký thường trú ở nội thành của công dân ngoài việc tuân theo những quy định tại khoản 1, Điều 20 của Luật Cư trú, dự thảo Luật còn dự kiến quy định thêm điều kiện là “phải có thu nhập đảm bảo cuộc sống ổn định hoặc có việc làm ổn định nếu đang trong độ tuổi lao động”. Đây là nội dung vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nêu ý kiến: “Trong quy định về quản lý dân cư của Luật Thủ đô lần này dường như vẫn còn nặng về yêu cầu quản lý đăng ký hộ khẩu. Phải thấy rằng quản lý không chỉ theo số lượng, đặc biệt không phải về hình thức đăng ký hộ khẩu, mà còn quản lý về chất lượng dân cư. Điều đáng tiếc là trong dự thảo luật lần này vẫn chưa có quy định liên quan đến quản lý về chất lượng dân cư. Ngay cả vấn đề về đăng ký hộ khẩu cũng còn nặng về hình thức, mà chưa thật chú ý đến những tình huống thực tiễn và sự mềm dẻo trong triển khai”.
Trước một số ý kiến cho rằng việc quy định về điều kiện đăng ký thường trú là không đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và trái với Luật Cư trú hiện hành, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long lưu ý rằng: Quy định điều kiện nhập cư vào các quận nội đô là phù hợp với Hiến pháp, đồng thời giúp các quận này phát triển phù hợp, ngăn số lượng dân cư ngày càng “phình to” trong khi cơ sở hạ tầng không thể thay đổi, chứ không phải hạn chế quyền nhập cư, cư trú của công dân vào Thủ đô.
Thứ trưởng Lê Thành Long cho biết: “Khi nói đến vấn đề dân cư, đặc biệt lại là vấn đề di dân vào để làm ăn, sinh sống ở nội thành Hà Nội là một vấn đề rất nhạy cảm. Tôi cho rằng, về lâu dài cùng với những biện pháp để phát triển hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội, thì trong giai đoạn hiện nay cũng phải áp dụng một số biện pháp hành chính mang tính chất tạm thời để quản lý tình trạng tăng dân số cơ học ở nội thành Hà Nội”.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Thành Long, dự thảo Luật thiết kế hai phương án khác nhau, nhưng phương án 1 với điều kiện nhẹ nhàng hơn phương án 2, và đang đưa ra để lấy ý kiến đóng góp
Dự thảo Luật Thủ đô dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 sắp tới.
Tính đến tháng 10/2011, dân số của Hà Nội có gần 6,5 triệu người. Mỗi năm Hà Nội tăng bình quân 192.000 người, trong đó tăng cơ học chiếm khoảng 63%, chủ yếu tập trung ở các quận nội thành.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu thừa nhận: Sức ép về dân số thực sự là thách thức đối với chính quyền Thủ đô. Hà Nội đang phải đối mặt với sự quá tải về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Giải quyết thực trạng này đòi hỏi tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ.
GS.TS Nguyễn Đình Cử - Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng: “Chúng ta phải kết hợp nhiều giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tầm vĩ mô như: Xây dựng các thành phố vệ tinh quanh Hà Nội để kéo bớt người nhập cư mới đến vào các thành phố vệ tinh; dừng xây dựng mới và chuyển các cơ sở dịch vụ, kinh doanh cũ không chỉ gây ô nhiễm mà còn thu hút nhiều dân ra khỏi các quận có mật độ cao… Còn ở tầm vi mô là can thiệp đến từng công dân, như áp dụng một số điều kiện về thời hạn tạm trú, điều kiện nhà ở…”.
Sức ép về dân số thực sự là thách thức đối với chính quyền Thủ đô (Ảnh minh họa)
Để quản lý dân cư, dự thảo Luật Thủ đô đưa ra 2 phương án. Theo đó việc đăng ký thường trú ở nội thành của công dân ngoài việc tuân theo những quy định tại khoản 1, Điều 20 của Luật Cư trú, dự thảo Luật còn dự kiến quy định thêm điều kiện là “phải có thu nhập đảm bảo cuộc sống ổn định hoặc có việc làm ổn định nếu đang trong độ tuổi lao động”. Đây là nội dung vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nêu ý kiến: “Trong quy định về quản lý dân cư của Luật Thủ đô lần này dường như vẫn còn nặng về yêu cầu quản lý đăng ký hộ khẩu. Phải thấy rằng quản lý không chỉ theo số lượng, đặc biệt không phải về hình thức đăng ký hộ khẩu, mà còn quản lý về chất lượng dân cư. Điều đáng tiếc là trong dự thảo luật lần này vẫn chưa có quy định liên quan đến quản lý về chất lượng dân cư. Ngay cả vấn đề về đăng ký hộ khẩu cũng còn nặng về hình thức, mà chưa thật chú ý đến những tình huống thực tiễn và sự mềm dẻo trong triển khai”.
Trước một số ý kiến cho rằng việc quy định về điều kiện đăng ký thường trú là không đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và trái với Luật Cư trú hiện hành, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long lưu ý rằng: Quy định điều kiện nhập cư vào các quận nội đô là phù hợp với Hiến pháp, đồng thời giúp các quận này phát triển phù hợp, ngăn số lượng dân cư ngày càng “phình to” trong khi cơ sở hạ tầng không thể thay đổi, chứ không phải hạn chế quyền nhập cư, cư trú của công dân vào Thủ đô.
Thứ trưởng Lê Thành Long cho biết: “Khi nói đến vấn đề dân cư, đặc biệt lại là vấn đề di dân vào để làm ăn, sinh sống ở nội thành Hà Nội là một vấn đề rất nhạy cảm. Tôi cho rằng, về lâu dài cùng với những biện pháp để phát triển hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội, thì trong giai đoạn hiện nay cũng phải áp dụng một số biện pháp hành chính mang tính chất tạm thời để quản lý tình trạng tăng dân số cơ học ở nội thành Hà Nội”.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Thành Long, dự thảo Luật thiết kế hai phương án khác nhau, nhưng phương án 1 với điều kiện nhẹ nhàng hơn phương án 2, và đang đưa ra để lấy ý kiến đóng góp
Dự thảo Luật Thủ đô dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 sắp tới.