• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Lý Sơn vật vã trong cơn "đỉnh" khát nước

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Đạt “đỉnh”
Ông Nguyễn Hữu Tựu - người chuyên cung cấp nước ngọt cho đảo Bé - phân bua: “Tui làm nghề bán nước ngọt, lý ra hễ trời càng nắng hạn thì càng mừng để bán nhiều nước, nhưng năm nay hoải hung rồi”.
Hỏi sao hoải? Ông cho tàu chạy chậm, không cập cầu cảng mà tiến thêm vô sát mép đảo, nói: “Thì anh coi kìa, đến cây dừa mà còn không chịu thấu, huống chi người. Lấy 180.000đ/m3 nước ngọt là “dã man” lắm, nhưng cũng đành thôi. Bà con ở đảo Bé này chẳng biết làm gì để có đồng ra đồng vào, tiền không đủ mua gạo, giờ lại phải bớt gạo để mua nước, không hoải sao được?”. Lại hỏi: “Sao không hạ giá nước cho bà con nhờ?”. “Giá xăng dầu nó nhảy vọt như ngựa chiến, 180.000đ là còn nương tay đó, lẽ ra phải là 200.000đ kìa”.
Cả đảo xác xơ trong nắng cháy, chỉ có những cây dừa khẳng khiu là còn một chút màu xanh của sự sống. Đặt chân lên đảo lúc này có cảm giác như đang bước vào chiếc lò nung khổng lồ, người bỏng rát như thể có ai đang quạt lửa vào vậy. Vợ chồng ông Tựu không nhớ đây là chuyến tàu thứ mấy chở nước ngọt ra đảo Bé trong mùa khô này, chỉ biết rằng xã An Bình đã xuất quỹ dự trữ nước ngọt lần thứ ba để “cấp cứu” cho dân, nhưng vẫn không ăn thua.
1345604327-dinh-khat.jpg

Trẻ con phải đứng tắm trong thau để tận dụng nước. Ảnh:Trà Ban
“Cứ 10 ngày là tốn 40 triệu đồng tiền nước, ngân sách xã không kham nổi” - Chủ tịch xã An Bình - ông Phan Đình Phương - thở dài. Chưa có năm nào như năm nay, mùa khô hạn đã chà đi xát lại hòn đảo vẻn vẹn vài cây số vuông này, đến mức không còn một ngọn cỏ xanh!
Còn lại một “không”
Nói về đảo Bé, ông Nguyễn Mân - 74 tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi An Bình - gói gọn trong một câu: “Đảo bốn không mà cháu”. Rồi ông kể: Không đường, không điện, không nước (dĩ nhiên) và không... chuột! Đường, điện và nước thì không có tiền để đầu tư, chứ chuột thì cần gì phải đợi ngân sách bỏ ra mới có ạ?
Ông Mân chỉ tay về phía rìa đảo, nơi có những cây dừa xiêu vẹo quanh năm: “Không có cầu cảng nên hàng hóa và con người muốn đặt chân lên đảo Bé, tất tật đều phải “tăng bo” qua thuyền thúng. Những kiện hàng quăng quật từ tàu sang thúng, các chủ hàng lại cân đong đo đếm không sót một gói mì tôm, chuột nào “trốn” vào đấy được mà có?”. Đó là câu chuyện của 10 năm trước, còn bây giờ thì khác, đảo Bé đã có nhiều thứ, kể cả... chuột vì đã xây được cầu cảng, duy một cái “không” còn lại thì vẫn tiếp tục “không” - đó là nước ngọt.
1345604327-dinh-khat2.jpg

Những chiếc lu đựng nước trên đảo Bé đã kiệt nước từ nhiều tháng nay. Ảnh: Trà Ban
Từ 300 năm trước, những cư dân đầu tiên của người Việt đã có mặt và định cư trên đảo Lý Sơn. Họ tách ra từ những làng chài vùng ven biển cửa Sa Kỳ rồi đặt chân lên Lý Sơn để khai phá hòn đảo xinh đẹp này. Họ cũng là những binh phu được các chúa Nguyễn rồi các vua nhà Nguyễn sai phái ra Hoàng Sa để dựng bia cắm mốc chủ quyền cho nước Việt. Đặt chân lên đảo Lớn, việc tiếp theo của những cư dân này là “nhắm” đảo Bé, cách đảo Lớn khoảng 5km đường chim bay.
Thế nhưng, suốt 300 năm khai phá Lý Sơn, dân số đảo Lớn đã lên đến ngót hai vạn người mà đảo Bé chỉ vẻn vẹn trên dưới 100 nóc nhà với chừng 500 khẩu. Tựu trung cũng vì đảo Bé không có mạch nước ngầm. 300 năm là một chặng đường diệu vợi mà các thế hệ cư dân trên đảo Bé không thôi kiếm tìm nguồn nước ngọt để “giải khát” cho chính mình, cũng là để tồn tại trước những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhưng vô vọng. Và họ vẫn tồn tại trên hòn đảo ấy như một cuộc thi gan với tạo hóa.
Thích nghi với nghịch cảnh
Trước khi tách ra khỏi xã An Vĩnh để thành một xã mới, các bô lão và chính quyền Lý Sơn đã vò đầu bóp trán để đặt tên cho xã mới này. Cuối cùng họ chọn cái tên An Bình, như một kỳ vọng vào sự yên ổn cho một trăm nóc nhà nơi đây. Dù mang tên An Bình nhưng cuộc sống của người dân thì chẳng bình yên chút nào.
Mùa gió bão thì dân thiếu gạo vì không một con tàu nào dám liều mạng cập đảo, thậm chí chính quyền địa phương ở đảo Lớn đã phải gói thực phẩm trong bao nylon rồi kết bè thả xuống biển, nhờ gió mang vào. Gửi 10 bao gạo, đến được đảo Bé chỉ còn hai, ba! Sang mùa nắng nóng thì nỗi ám ảnh về những cơn khát từ “tiền kiếp” vẫn không thôi đeo bám họ.
Hai đứa con nhỏ của chị Võ Thị Tươi đang đứng lớ ngớ trong sân giữa trưa, liền được nghe “khẩu lệnh” từ mẹ, hệt như trại lính: “Khẩn trương, vào chỗ!”. “Vào chỗ” ấy là 3 chiếc thau rỗng để cạnh bể nước. Lần lượt từng đứa một đứng vào thau. Như người đong mắm nêm canh, chị múc một cách dè sẻn từng gáo nước một rồi xối lên đầu lũ trẻ. Mỗi đứa trẻ được nhận từ mẹ chúng chừng 3 gáo nước.
“Tắm kiểu này chỉ có bôi nhớt chứ sao sạch được hả chị?”. “Ừ, tui giội cho chúng đỡ rít ráy thôi, chứ tắm thèm tắm lạt thế này, khổ thân lũ trẻ lắm”. Thì ra, bọn trẻ đã “nhảy ùm” xuống biển trước đó. Những gáo nước này chỉ để rửa sơ qua nước biển cho khỏi “mặn” mà thôi.
Hỏi chị sao lại cho lũ trẻ phải đứng trong thau? Không buồn trả lời, chị Tươi bưng những chiếc thau “nước xái” ấy ra phía sau vườn và “rưới” lên luống rau muống quắt queo, đang chờ nước như chờ mẹ chợ về. Một gáo nước ngọt ở đây cũng làm một công đôi việc. Không để lãng phí một giọt nước nào - đó là phương châm để người dân đảo Bé thích nghi với nghịch cảnh.
Ông Nguyễn Hữu Tựu vỡ vạc cho tôi về khái niệm giàu-nghèo ở đảo: “Thước đo giàu nghèo ở đây là nhà ai có bể chứa nước to nhất chứ không phải ruộng đất”. Nhìn khắp các ngôi nhà của người dân đảo, hình ảnh ấn tượng nhất là những chiếc lu được đúc bằng ximăng. Một hệ thống mương máng “thủy lợi” được thiết kế để dẫn nước mưa từ các mái nhà rồi chảy về những chiếc lu này. “Nhưng cũng chỉ dùng được 4 tháng thôi chú em” - ông Tựu cho hay.
Ám ảnh về những cơn khát luôn thường trực trong người dân đảo, nhưng 13 hécta hành vẫn cứ sống chung với hạn mỗi năm. Riêng đàn bò 26 con và đàn dê hơn chục con, người dân đã phải bán tháo. “Mỗi ngày cần ít nhất là 5 lít nước ngọt cho mỗi con vật này, người còn nhịn khát, lấy nước đâu ra cho gia súc?”.
Ông Phan Đình Phương - Chủ tịch UBND xã An Bình - lý giải vì sao lại phải “làm trái nghị quyết” là không phát triển chăn nuôi như thế. Riêng người dân thì không thể bỏ đảo. Cố thích nghi trong hoàn cảnh khắc nghiệt để tồn tại - đó như là “mệnh lệnh” mà mỗi người dân trên đảo Bé buộc phải thuộc nằm lòng.
Sắp giải hạn
Mấy chục năm qua, hàng trăm mũi khoan thăm dò của các nhà địa chất đã khoan khắp đảo Bé, nhưng vẫn không tìm ra nguồn nước ngọt, buộc chính quyền phải bỏ ra 600 triệu để xây một bể chứa nước 283m3 ngay trong khuôn viên của ủy ban xã. Đây là “kho nước” mà muốn xuất phải có lệnh của chủ tịch xã.
Mùa khô năm nay, ông Phan Đình Phương đã ba lần “ra lệnh” nhưng dân vẫn khát. Những chuyến tàu mang nước ngọt từ đảo Lớn sang bán cho dân đảo Bé vẫn tất tả ngược xuôi. Giá nước ngọt vẫn tăng hằng tuần, tùy vào sự ấm lạnh của giá xăng dầu. Có lẽ đây là hòn đảo duy nhất trên cả nước, người dân phải mua nước ngọt với giá “vô địch thế giới” như thế.
Trong lúc hàng trăm người trên đảo ngửa cổ mong mưa thì một tin vui đã đến: Cuối tháng này, Công ty Doosan Vina (Hàn Quốc) sẽ khánh thành nhà máy xử lý nước biển thành nước ngọt, công suất 200m3/ngày, trị giá trên 1 triệu USD, ngay trên đảo Bé. Đây là công trình mà Doosan Vina biếu không cho dân hòn đảo này.
Vậy là, sau hàng thế kỷ khát nước, giờ đây, dân đảo Bé đã có thể nói lời vĩnh biệt những chiếc lu đựng nước - một thứ đồ gia dụng phổ biến đã song hành cùng họ suốt 300 năm qua trên hòn đảo khắc nghiệt bậc nhất miền Trung này.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads
Thread starter Title Forum Replies Date
S Lý Sơn vật vã trong cơn khát nước Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Lý giải sự bất thường siêu bão Sơn Tinh Tin tức, sự kiện thường ngày 0
S Lọc nước ngọt ở ngay "đảo khát" Lý Sơn Tin tức, sự kiện thường ngày 0
F 10 Lý Do Các Nhà Phát Hành Game – Ứng Dụng – Nội Dung Nên Sử Dụng Gói Directlink của Fshare Tin tức CNTT 0
F Chiết khấu lên đến 35% khi trở thành Đại lý Fshare, bạn có đang bỏ lỡ cơ hội kinh doanh này? Thông tin khuyến mại Fshare 0
katy Android Quản lý thuê bao tất cả trong một với My MobiFone phiên bản 4.0 Điện thoại di động 4
H Phần mềm PC PHẦN MỀM CHẶN WEB ĐEN, GAME ONLINE CHUYÊN NGHIỆP DÀNH CHO PHỤ HUYNH QUẢN LÝ CON CÁI Phần mềm 0
haopro Nonstop 2021 Full Track Minh Lý Bài Này Trôi Và Phiêu Lắm AE Ơi Âm nhạc 0
Thichquangboom Fshare: Ra mắt tính năng Thống kê Gói đại lý Mạng internet 0
Thichquangboom Fshare ra mắt tính năng Thống kê Upload giúp người dùng quản lý tập tin hiệu quả Tin tức CNTT 0
Thichquangboom Hàng loạt tính năng quản lý tập tin mới được Fshare nâng cấp giúp người dùng thuận tiện hơn Tin tức CNTT 0
cuongpro9x Air explorer v4 - Công cụ quản lý lưu trữ đám mây cực tốt Phần mềm 0
Thichquangboom Fshare cải tiến đồng loạt các tính năng trang quản lý nâng cao tiện ích cho người dùng Tin tức CNTT 0
tunglamed Quản lý truy cập internet với Kyzpro cùng MobiFone Điện thoại di động 7
Admin Hướng dẫn chèn và quản lý bình luận Facebook cho Xenforo 2 Xenforo 0
T 7 lý do bạn có thể chọn Flask Framework ( P2 ) Tin tức CNTT 0
T 7 lý do bạn có thể chọn Flask Framework ( P1 ) Tin tức CNTT 0
T Blockchain của Ethereum xử lý giấy kết hôn điện tử Nevada Tin tức CNTT 0
T Một số quy định pháp lý mới cho ICO tại Bermuda Tin tức CNTT 0
L PCI chia sẻ Cách sử dụng pin và sạc laptop hợp lý, đúng cách, lâu bị chai Máy tính 0
I Share Lý do bạn nên tìm một nơi bán macbook chính hãng ? Máy tính 0
T Khớp Nối Chống Rung hoạt động, Ứng Dụng và Nguyên Lý Hoạt Động Thảo luận chung 0
M Học Chứng Chỉ Quản lý mầm non để mở trường mầm non Trò chuyện linh tinh 0
D Những lý do khiến bạn không thể từ chối đi du lịch Anh quốc Thảo luận chung 0
Admin Hướng dẫn quản lý spam đơn giản và hiệu quả cho xenforo Xenforo 0
H Share 5 phần mềm quản lý quán cafe nên thử 2018 Thảo luận SEO 0
cuongpro9x Share Source Website Quản lý khảo sát trực tuyến kiếm tiền All Shared Scripts 0
cuongpro9x Share Editor Manager - Quản lý trình soạn thảo cho XenForo 2 Xenforo 0
P Phần mềm PC AOMEI Partition Assistant Professional 6.3.0 Multilingual - Quản lý phân vùng ổ cứng Phần mềm 0
N Đây là rất nhiều lý do nên đổi sang sim 4G của Mobifone Thông tin các mạng di động 20
P Total Commander v9.0a 32-64 bit Portable - Phần mềm quản lý file mạnh mẽ Phần mềm 0
T CodeIgniter 16- Quản lý cookie trong CI Mã nguồn web 0
N My Mobifone – công cụ quản lý tài khoản thông minh Thông tin các mạng di động 10
H Lý do nền đầu tư Vũng Tàu và lựa chọn dự án Vũng Tàu Melody Trò chuyện linh tinh 0
Emvip Thảo luận Thanh lý vps và rsl hosting VPS & Dedicated Server 3
Admin Hướng dẫn xử lý teamview Commercial use suspected và Commercial use detected Sử dụng, chia sẻ, hỏi đáp 1
I Share Phần mềm quản lý nhà hàng karaoke bản quyền Phần mềm 1
Admin Share 12 đề thi thử đại học môn Vật Lý 2015 Sách, truyện, tài liệu 0
S Hỏi Anh Thắng Cho Em Xin Lại Code Quản Lý File Trên Xtgem Đã Nâng Cấp Wap builder, wapego, xtgem, wen.ru, wapka, wap4 7
L Phần mềm PC Phần mềm quản lý hóa đơn tiền nước Phần mềm 1
T Phần mềm PC MediaMonkey Gold 4.1.3.1708 Final _ Quản lý và chơi nhạc đa năng Phần mềm 0
Admin Đề thi và gợi ý đáp án môn Vật Lý đại học khối A, A1 năm 2014 Tin tức, sự kiện thường ngày 0
Admin Tổng hợp 45 đề tài quản lý phân tích thiết kế hệ thống chi tiết Sách, truyện, tài liệu 0
Kayashiteru Share Code quản lý file cho JohnCMS Johncms 0
Admin Dropbox ra mắt ứng dụng giúp quản lý, chia sẻ ảnh Carousel, có bản cho Android và iOS Android, iOS 0
Admin Broadcom giới thiệu chip xử lý mới cho smartwatch giúp thiết bị đỡ hao pin khi dùng GPS Tin tức CNTT 0
H Help fix lỗi nghiêm trọng không biết lý do Wordpress 2
Admin Share code hệ thống quản lý bệnh viện - Bayanno hospital management system pro 1.2 Mã nguồn web 2
Admin Share code quản lý DNS trung gian giống Pavietnam Mã nguồn web 5
I Phần mềm quản lý nhà hàng - quán cafe ViRES Phần mềm 0

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top