Làm lại cuộc đời
Ở thị trấn Ba Sao hỏi chuyện đời lương y Hoàng Văn Xuyến thì ai cũng biết và hiểu rõ về tính cách anh thế nào. Sự tận tụy của anh với bất kể ai đều thể hiện sự yêu nghề của một người lầm lỗi quyết tâm cải tà quy chính, sống làm người có ích. Gặp và hỏi chuyện, anh Nguyễn Văn Quyết, Trưởng Công an thị trấn Ba Sao cho biết: “Anh Xuyến từng là phạm nhân, phải cải tạo trong trại giam Nam Hà, đóng trên địa bàn thị trấn này. Phát huy nghề y đã được học, để đi chữa bệnh cho mọi người. Giờ đây, anh đã giữ được bùn, để sống làm người có ích”.
Dù đã nói chuyện với cán bộ địa phương, người dân ở Ba Sao, nhưng gặp anh Xuyến thì cũng chẳng dễ dàng, bởi không mấy khi thấy anh ở nhà, người bệnh ở bất cứ đâu, cứ gọi là đi, bất kể đêm hay ngày. Phải hẹn trước, tôi mới có dịp cùng anh tâm sự sau khi anh vừa đi chữa trị cho một bệnh nhân cách nhà năm cây số.
Anh Xuyến không muốn nhắc lại quá khứ đau lòng của mình. Đó là tội lỗi của anh. Anh muốn chôn nó vào quá vãng, để gió cuốn đi, để mình được làm con người khác, sống một cuộc sống khác có ý nghĩa hơn... Nhưng rồi anh cũng đồng ý nói chuyện với tôi bởi suy nghĩ rằng biết đâu đấy qua câu chuyện cuộc đời của mình, những người đã từng lầm lỡ như mình còn có niềm tin để làm lại cuộc đời.
Lương Y, Hoàng Văn Xuyến bên gia đình
Hoàng Văn Xuyến bảo, để được như ngày nay là chiếm được tình cảm của mọi người, thì mình phải làm nghề bằng cái tâm chứ không phải để kiếm tiền. Với người nghèo, anh chữa miễn phí, nhiều bệnh nhân khác anh cũng chỉ lấy tiền thuốc. Từ năm 2005 đến nay, anh chỉ chịu bó tay trước một trường hợp bệnh nặng.
Ví như ông Nguyễn Văn Nỉ ở thôn Vãng Sơn, xã Tân Sơn; bà Hoàng Thị Tiết ở xóm 2, Khuyến Công, xã Khả Phong hay như bà Nguyễn Thị Tu ở Chi Nê (Hòa Bình)... Tất cả đều bị tai biến, liệt người, bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, điều trị tích cực, anh đã giúp họ bình phục và có thể đi lại được. Anh chia sẻ: “Phải là bệnh quá nặng, tôi không thể chữa được thì mới vận động bà con đi bệnh viện. Còn những bệnh bình thường trong khả năng của tôi, thì người dân gọi bất kể giờ nào, tôi cũng đến, quyết không nề hà”.
Ký ức chôn vùi
Anh Xuyến sinh năm 1955 tại Hải Sơn (Hải Hậu, Nam Định). Năm 1974 anh đi bộ đội, và đến năm 1978 anh trở về quê cưới vợ là người cùng làng, đồng thời đi học bổ túc. Đến năm 1979, Xuyến thi đỗ vào trường Đại học Y Thái Bình. Anh tạm biệt vợ, tiếp tục những ngày tháng của đời sinh viên. Cuộc sống sinh viên năng động, cùng với những bóng hồng trẻ trung, lãng mạn cứ cuốn đi. Số lần về thăm nhà, thăm vợ ở quê của Xuyến cũng giảm đi nhiều. Người phụ nữ ở quê lam lũ, đã trở nên không còn hợp với một chàng sinh viên bảnh bao. Cảm thấy cuộc sống từ đấy cũng tẻ nhạt dần. Trong khi đó, Xuyến có tình cảm với một sinh viên khóa dưới nên mỗi lần anh về quê đều xảy ra những cuộc cãi vã với vợ khiến hai tình cảm vợ chồng khó lòng hàn gắn.
Rồi trong lúc nghĩ quẩn, có lần Xuyến đã nghĩ cách gạt người vợ ở quê ra khỏi cuộc sống của mình. Anh đã tìm cách chế tạo một kíp nổ nhỏ, vùi vào đống tro ở bếp, nơi vợ mình ngày nào cũng cặm cụi nấu ăn với ý định cũng để dọa vợ nhưng vụ nổ đã lấy đi một con mắt của người vợ. Tấm bằng tốt nghiệp mà lẽ ra chỉ 4 tháng nữa Xuyến sẽ được nhận bị thay bằng bản án 15 năm tù.
Những ngày thụ án, Xuyến chỉ muốn quên đi những ngày buồn bã, tủi cực, ân hận về những tội lỗi của mình để nếu có cơ hội thì sẽ thực hiện mơ ước của mình. Nhưng trong anh luôn có một nỗi dằn vặt, rằng mọi chuyện xảy ra đối với mình quá nhanh, nhanh đến không ngờ không chỉ khiến cho người vợ anh phải tàn tật, còn anh thì mất đi tương lai tươi sáng ngay trước mắt. Rồi anh đã lấy lại được niềm tin, chịu khó cải tạo, chờ ngày được trở lại với đời sống tự do. Cán bộ trại giam Ba Sao lúc đó cũng đặc biệt chú ý đến hồ sơ của phạm nhân Hoàng Văn Xuyến, người sắp tốt nghiệp ĐH Y Thái Bình và có hạnh kiểm rất tốt. Thấy các phạm nhân trong trại hay mắc một số bệnh như phổi, tiêu hóa... Xuyến đã đề nghị được khám chữa cho họ. Nhiều bệnh nhân đã được anh giật lại từ tay tử thần.
Ngày 30/4/1995, Xuyến được hưởng đặc xá, được ra trại trước 4 năm. Lúc này anh rất phân vân không biết mình sẽ đi về đâu. Vợ anh và gia đình đằng vợ chắc cũng chẳng thể tha thứ cho anh. Và ngay bản thân anh cũng không thể sống được cuộc sống mà nỗi ám ảnh tội lỗi cứ dằn vặt hàng ngày. Anh quyết định đi tìm sự tha thứ bằng cách làm lại cuộc đời. Anh trở lại mảnh đất Ba Sao, nơi đã giam giữ mình 10 năm trời. Anh có ý định trở lại vì nơi đây có rừng núi, có cây thuốc Nam dồi dào, anh có thể phát triển nghề của mình. Nói về thời gian qua, anh Xuyến tâm sự: “Những năm tháng ở trong tù, tôi biết là cái gì nên làm, cái gì không nên làm.
Quá khứ đau lòng cần phải được chôn vùi, tôi thương người vợ lam lũ đó, nhưng không thể hàn gắn thì chia tay nhau. Lỗi vẫn là ở tôi, đã làm người vợ cũ ra nông nỗi ấy. Tôi vẫn không nguôi day dứt về điều đó.”.
Đoạn kết
Cuộc đời của Xuyến trải qua một bước ngoặt đã cướp đi hạnh phúc và tương lai của anh. Nhưng cuộc đời đã run rủi anh đến với một người đàn bà khác. Hơn chục năm qua Xuyến có người vợ hiểu và thông cảm cho anh để anh làm lại cuộc đời. Chị Phan Thị Lưu, người con gái đất Ba Sao đã dũng cảm đem lòng yêu một phạm nhân đã từng lầm lỗi và tình duyên của họ được gắn kết. Một sự dũng cảm đối với tình yêu chân thành của Lưu là một sự bất ngờ đối với người dân Ba Sao.
Cưới nhau xong, cuộc sống còn nhiều vất vả, song hai vợ chồng dựng căn nhà tạm bên dốc núi Ba Chồm (thị trấn Ba Sao) cùng nhau làm ăn. Sau khi sinh đứa con thứ hai được 3 năm, chị Lưu đi xuất khẩu lao động với ước mong sẽ kiếm được chút tiền để xây căn nhà cho đàng hoàng. Mấy năm vất vả xứ người, anh chị đã có vốn để xây dựng cửa nhà. Khi ấy, anh Xuyến ở nhà, vừa chữa bệnh vừa chăm sóc hai con. Giờ con gái lớn của anh học lớp 12, con trai học lớp 8. Hằng ngày, anh Xuyến luôn bận bịu với công việc khám chữa, nuôi dạy con cái và nghiên cứu sách vở để có thêm kiến thức. Bây giờ anh đã vui vì được đem sức lực của mình để cống hiến cho bà con. Anh đang làm tất cả để đi tìm sự tha thứ và để trả giá cho những lỗi lầm của mình.
Ở thị trấn Ba Sao hỏi chuyện đời lương y Hoàng Văn Xuyến thì ai cũng biết và hiểu rõ về tính cách anh thế nào. Sự tận tụy của anh với bất kể ai đều thể hiện sự yêu nghề của một người lầm lỗi quyết tâm cải tà quy chính, sống làm người có ích. Gặp và hỏi chuyện, anh Nguyễn Văn Quyết, Trưởng Công an thị trấn Ba Sao cho biết: “Anh Xuyến từng là phạm nhân, phải cải tạo trong trại giam Nam Hà, đóng trên địa bàn thị trấn này. Phát huy nghề y đã được học, để đi chữa bệnh cho mọi người. Giờ đây, anh đã giữ được bùn, để sống làm người có ích”.
Dù đã nói chuyện với cán bộ địa phương, người dân ở Ba Sao, nhưng gặp anh Xuyến thì cũng chẳng dễ dàng, bởi không mấy khi thấy anh ở nhà, người bệnh ở bất cứ đâu, cứ gọi là đi, bất kể đêm hay ngày. Phải hẹn trước, tôi mới có dịp cùng anh tâm sự sau khi anh vừa đi chữa trị cho một bệnh nhân cách nhà năm cây số.
Anh Xuyến không muốn nhắc lại quá khứ đau lòng của mình. Đó là tội lỗi của anh. Anh muốn chôn nó vào quá vãng, để gió cuốn đi, để mình được làm con người khác, sống một cuộc sống khác có ý nghĩa hơn... Nhưng rồi anh cũng đồng ý nói chuyện với tôi bởi suy nghĩ rằng biết đâu đấy qua câu chuyện cuộc đời của mình, những người đã từng lầm lỡ như mình còn có niềm tin để làm lại cuộc đời.
Lương Y, Hoàng Văn Xuyến bên gia đình
Hoàng Văn Xuyến bảo, để được như ngày nay là chiếm được tình cảm của mọi người, thì mình phải làm nghề bằng cái tâm chứ không phải để kiếm tiền. Với người nghèo, anh chữa miễn phí, nhiều bệnh nhân khác anh cũng chỉ lấy tiền thuốc. Từ năm 2005 đến nay, anh chỉ chịu bó tay trước một trường hợp bệnh nặng.
Ví như ông Nguyễn Văn Nỉ ở thôn Vãng Sơn, xã Tân Sơn; bà Hoàng Thị Tiết ở xóm 2, Khuyến Công, xã Khả Phong hay như bà Nguyễn Thị Tu ở Chi Nê (Hòa Bình)... Tất cả đều bị tai biến, liệt người, bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, điều trị tích cực, anh đã giúp họ bình phục và có thể đi lại được. Anh chia sẻ: “Phải là bệnh quá nặng, tôi không thể chữa được thì mới vận động bà con đi bệnh viện. Còn những bệnh bình thường trong khả năng của tôi, thì người dân gọi bất kể giờ nào, tôi cũng đến, quyết không nề hà”.
Ký ức chôn vùi
Anh Xuyến sinh năm 1955 tại Hải Sơn (Hải Hậu, Nam Định). Năm 1974 anh đi bộ đội, và đến năm 1978 anh trở về quê cưới vợ là người cùng làng, đồng thời đi học bổ túc. Đến năm 1979, Xuyến thi đỗ vào trường Đại học Y Thái Bình. Anh tạm biệt vợ, tiếp tục những ngày tháng của đời sinh viên. Cuộc sống sinh viên năng động, cùng với những bóng hồng trẻ trung, lãng mạn cứ cuốn đi. Số lần về thăm nhà, thăm vợ ở quê của Xuyến cũng giảm đi nhiều. Người phụ nữ ở quê lam lũ, đã trở nên không còn hợp với một chàng sinh viên bảnh bao. Cảm thấy cuộc sống từ đấy cũng tẻ nhạt dần. Trong khi đó, Xuyến có tình cảm với một sinh viên khóa dưới nên mỗi lần anh về quê đều xảy ra những cuộc cãi vã với vợ khiến hai tình cảm vợ chồng khó lòng hàn gắn.
Rồi trong lúc nghĩ quẩn, có lần Xuyến đã nghĩ cách gạt người vợ ở quê ra khỏi cuộc sống của mình. Anh đã tìm cách chế tạo một kíp nổ nhỏ, vùi vào đống tro ở bếp, nơi vợ mình ngày nào cũng cặm cụi nấu ăn với ý định cũng để dọa vợ nhưng vụ nổ đã lấy đi một con mắt của người vợ. Tấm bằng tốt nghiệp mà lẽ ra chỉ 4 tháng nữa Xuyến sẽ được nhận bị thay bằng bản án 15 năm tù.
Những ngày thụ án, Xuyến chỉ muốn quên đi những ngày buồn bã, tủi cực, ân hận về những tội lỗi của mình để nếu có cơ hội thì sẽ thực hiện mơ ước của mình. Nhưng trong anh luôn có một nỗi dằn vặt, rằng mọi chuyện xảy ra đối với mình quá nhanh, nhanh đến không ngờ không chỉ khiến cho người vợ anh phải tàn tật, còn anh thì mất đi tương lai tươi sáng ngay trước mắt. Rồi anh đã lấy lại được niềm tin, chịu khó cải tạo, chờ ngày được trở lại với đời sống tự do. Cán bộ trại giam Ba Sao lúc đó cũng đặc biệt chú ý đến hồ sơ của phạm nhân Hoàng Văn Xuyến, người sắp tốt nghiệp ĐH Y Thái Bình và có hạnh kiểm rất tốt. Thấy các phạm nhân trong trại hay mắc một số bệnh như phổi, tiêu hóa... Xuyến đã đề nghị được khám chữa cho họ. Nhiều bệnh nhân đã được anh giật lại từ tay tử thần.
Ngày 30/4/1995, Xuyến được hưởng đặc xá, được ra trại trước 4 năm. Lúc này anh rất phân vân không biết mình sẽ đi về đâu. Vợ anh và gia đình đằng vợ chắc cũng chẳng thể tha thứ cho anh. Và ngay bản thân anh cũng không thể sống được cuộc sống mà nỗi ám ảnh tội lỗi cứ dằn vặt hàng ngày. Anh quyết định đi tìm sự tha thứ bằng cách làm lại cuộc đời. Anh trở lại mảnh đất Ba Sao, nơi đã giam giữ mình 10 năm trời. Anh có ý định trở lại vì nơi đây có rừng núi, có cây thuốc Nam dồi dào, anh có thể phát triển nghề của mình. Nói về thời gian qua, anh Xuyến tâm sự: “Những năm tháng ở trong tù, tôi biết là cái gì nên làm, cái gì không nên làm.
Quá khứ đau lòng cần phải được chôn vùi, tôi thương người vợ lam lũ đó, nhưng không thể hàn gắn thì chia tay nhau. Lỗi vẫn là ở tôi, đã làm người vợ cũ ra nông nỗi ấy. Tôi vẫn không nguôi day dứt về điều đó.”.
Đoạn kết
Cuộc đời của Xuyến trải qua một bước ngoặt đã cướp đi hạnh phúc và tương lai của anh. Nhưng cuộc đời đã run rủi anh đến với một người đàn bà khác. Hơn chục năm qua Xuyến có người vợ hiểu và thông cảm cho anh để anh làm lại cuộc đời. Chị Phan Thị Lưu, người con gái đất Ba Sao đã dũng cảm đem lòng yêu một phạm nhân đã từng lầm lỗi và tình duyên của họ được gắn kết. Một sự dũng cảm đối với tình yêu chân thành của Lưu là một sự bất ngờ đối với người dân Ba Sao.
Cưới nhau xong, cuộc sống còn nhiều vất vả, song hai vợ chồng dựng căn nhà tạm bên dốc núi Ba Chồm (thị trấn Ba Sao) cùng nhau làm ăn. Sau khi sinh đứa con thứ hai được 3 năm, chị Lưu đi xuất khẩu lao động với ước mong sẽ kiếm được chút tiền để xây căn nhà cho đàng hoàng. Mấy năm vất vả xứ người, anh chị đã có vốn để xây dựng cửa nhà. Khi ấy, anh Xuyến ở nhà, vừa chữa bệnh vừa chăm sóc hai con. Giờ con gái lớn của anh học lớp 12, con trai học lớp 8. Hằng ngày, anh Xuyến luôn bận bịu với công việc khám chữa, nuôi dạy con cái và nghiên cứu sách vở để có thêm kiến thức. Bây giờ anh đã vui vì được đem sức lực của mình để cống hiến cho bà con. Anh đang làm tất cả để đi tìm sự tha thứ và để trả giá cho những lỗi lầm của mình.