Gà trống nuôi con
Biết chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng phụ nữ bỗng nhiên bỏ nhà qua biên giới ông Nguyễn Trọng Quốc (Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Mỳ) chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm: "Chúng tôi gần như bất lực! Chẳng biết làm cách nào để ngăn chặn tình trạng này nữa".
Đã 5 năm nay chính quyền địa phương xã Cốc Mỳ vẫn chưa có lời giải cho bài toán đó. Họ đành bất lực, xót xa nhìn những đứa trẻ mất mẹ, người chồng mất vợ. Quả thực đến Cốc Mỳ những ngày này ít ai cầm được nước mắt khi phải nghe, chứng kiến những câu chuyện buồn của các gia đình "què cụt".
Những ngôi nhà của đồng bào Mông nằm chon von, đơn độc trên tận núi cao. Chẳng biết có phải vì những trận mưa dài ngày mà những ngôi nhà đó trở nên xiêu vẹo tồi tàn. Hay vì nó thiếu đi hơi ấm của người phụ nữ? Ở đó chỉ còn những người đàn ông mất vợ, những đứa trẻ bơ vơ đến tội nghiệp.
Vượt qua con đường đất đỏ lầy lội, rồi men theo dòng sông Hồng ngầu đỏ chúng tôi đến gia đình anh Sùng Anh Sanh. Anh được mệnh danh là người đàn ông "khổ sớm". So với ở đây gia đình anh Sanh thuộc dạng khá khẩm bởi anh còn khỏe, còn làm được ra tiền. Nhưng hàng ngày anh phải chịu nỗi đau khi người vợ (chị Vàng Thị Mái) bỏ anh và các con đi mà chẳng nói một lời.
Anh Sùng A Sanh cùng đứa con út
Anh kể: "Vào tháng 6 năm 2011 khi đi làm về đã không thấy vợ ở nhà. Hỏi các con cũng không đứa nào biết. Em đi tìm mãi, đi lên tận thành phố cũng không thấy. Chắc là sang bên kia với người ta rồi!". Vậy là người phụ nữ cả đời không ra khỏi bản đó đã nghe theo những lời dụ dỗ ngon ngọt rằng: Sang bên kia sẽ có nhiều tiền, không khổ. Lòng tham, sự tò mò đã thúc giục người đàn bà đó lặng lẽ bỏ đi. Chị đâu biết rằng chỉ bước qua vạch biên giới thôi là sẽ chẳng còn cơ hội trở về? Chị đâu biết rằng bên chị không chỉ có chồng mà còn 3 đứa con nhỏ. Tìm mãi không được, anh Sanh buộc phải đối diện với sự thực nghiệt ngã. Anh kể: "Chúng nó còn bé quá. Đứa lớn mới được 5 tuổi, đứa nhỏ nhất mới được 2 tuổi. Chẳng bao giờ đánh đập mẹ nó, cuộc sống cũng không quá khổ sở nhưng tự nhiên cô ấy bỏ đi".
Thế rồi người đàn ông vụng về đó tất bật lo cho đứa lớn ăn, rồi đứa bé khóc. Đau đớn nhất là đêm nào anh cũng phải trả lời những câu hỏi mà đến bản thân cũng không biết tại sao: Mẹ đi đâu rồi? Mẹ bỏ chúng con rồi à? Mẹ không thương chúng con nữa hả bố? Anh chỉ còn biết khóc mà trả lời con: Mẹ đi xa kiếm tiền nuôi các con mà! Khi các con ngủ say anh lại lủi thủi ra bờ sông cùng chai rượu nhìn sang biên giới tự hỏi: "Sao em lại bỏ các con đi thế?'. Ôm ba đứa con nhỏ, người đàn ông vạm vỡ không cầm được nước mắt: "Từ ngày vợ nó bỏ đi chẳng điện thoại gì về cả. Chắc là sống ở đó sung sướng lắm nên không nhớ các con".
Theo anh Sanh tại địa bàn xã Cốc Mỳ đang có 1 đối tượng chuyên dùng những lời ngon ngọt để dụ dỗ những phụ nữ nhẹ dạ cả tin. Có đôi lần chứng kiến tận mắt chúng đưa phụ nữ sang biên giới cũng không dám nói ra vì sợ trả thù.
Anh Sanh chia sẻ: "Có lần tôi nhìn thấy hắn chở 2 cô gái sang biên giới. Nghe đâu các phụ nữ cũng có giá cả đàng hoàng. Những phụ nữ tuổi từ 15 đến 20 bán được với giá 6 vạn nhân dân tệ, tương đương 180 triệu đồng Việt Nam. Còn những phụ nữ từ 25 đến 30 tuổi với giá khoảng 3 vạn nhân dân tệ. Có biết chúng tôi cũng chẳng dám báo bộ đội biên phòng đâu. Nó mà biết ai báo sẽ về trả thù bằng cách bắt vợ của người đó sang biên giới".
Câu chuyện của anh Sanh chỉ là một trong những cậu chuyện buồn ở xã Cốc Mỳ này. Vợ ông Giàng A Páo bỏ nhà đi lại trong một hoàn cảnh khác. Năm 2009 vợ ông theo người quen sang Trung Quốc làm ăn, cũng chỉ với mục đích kiếm thêm chút ít rồi trở lại quê hương tính chuyện vợ con cho thằng lớn. Nhưng cái lần tiễn vợ qua biên giới cũng là lần cuối ông nhìn thấy vợ.
Đã 3 năm rồi chẳng một cú điện thoại, chẳng một lá thư. "Nhiều khi buồn muốn chết đi cho xong, rồi có lúc chán nản muốn bỏ đi khỏi đây. Nhưng 4 đứa con ai sẽ nuôi chúng khi đang ở tuổi ăn tuổi học". 4 năm xa vợ, 4 năm ông chịu bao cực nhọc, vất vả khuôn mặt của người đàn ông hơn 60 tuổi kia trở nên già, khắc khổ hơn. Với ông sự ra đi của vợ như nhát dao đâm vào lồng ngực. Nhiều khi ông đã tìm đến rượu, tìm đến cảm giác ảo để quên đi hiện thực đau lòng này.
Đâu chỉ có ông Páo tìm đến rượu, còn ông Lủ cũng ngày ngày ngập ngụa vào men say. Đang đắm trong cơn say nhưng khi nhắc đến vợ, mẹ của 7 đứa con ông Lủ như bừng tỉnh. Ông đau đớn trước hiện thực mà bấy lâu ông muốn quên đi. "Khoảng mồng 9 tết, tôi vừa uống rượu nhà bạn về, mở cửa nhà thì không thấy vợ đâu. Lao vào buồng thì đã không còn quần áo, tư trang của vợ nữa. Lúc đó ở xã này nhiều phụ nữ bỏ đi lắm. Tôi đã linh tính điều chẳng lành!". Tránh đi ánh mắt buồn, ngấn nước ông Lủ nhìn đi rồi cầm chai rượu ngửa cổ tu ừng ực.
Hiểm họa cho những đứa trẻ
Suốt một quãng đường vào xã Cốc Mỳ, chúng tôi gần như không được nghe những tiềng cười đùa của con trẻ. Thỉnh thoảng lại bắt gặp đám trẻ con lông nhông, trần như nhộng hoảng sợ khi thấy người lạ. Chị Lý Thị Hoa (Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Cốc Mỳ) nói: "Chúng nó sợ đấy, những đứa trẻ thiếu mẹ ám ảnh người lạ lắm. Chúng nghĩ người lạ chính là những người đến bắt mẹ chúng đi khỏi bản".
Nằm chênh vênh trên mép sông Hồng, ngôi nhà mới của anh Giàng A Cơ đang được bà con hàng xóm cất giúp. Anh Cơ đang nuôi nấng một đứa cháu mà chính người chị gái mình bỏ rơi sang Trung Quốc. Cách đây 3 năm, chỉ trong chớp mắt cháu Thào mất đi người cha. Cái chết của anh quá đỗi đột ngột mà nguyên nhân được người ta đồn là do sốc ma túy. Thế rồi 1 năm sau không chịu được cảnh cô đơn, cơ cực mẹ em cũng theo người ta qua biên giới. Hai anh em vất vưởng, chỉ còn biết nương tựa vào ông bà nội. Nhưng rồi sức già cũng không cáng nổi Thào nữa. Em được ông bà mang về ngoại với lời gửi gắm: "Nhờ mọi người nuôi giúp 1 đứa. Sức chúng tôi già chỉ cáng được 1 đứa thôi".
Cậu của Thào chỉ biết nhìn cháu ngày một mòn mỏi vì HIV
Ông bà ngoại cũng không còn, tất cả lại đổ vào đầu người cậu, anh Cơ tâm sự: "Cũng chẳng còn cách nào khác là chăm sóc nó như con mình. Dù sao cũng là ruột thịt của nhà mình mà. Nhiều lúc cũng thương thằng bé nhưng chẳng biết động viên thế nào. Từ ngày mẹ nó bỏ đi nó như bị thần kinh, cứ ngơ ngẩn cả ngày, ai hỏi cũng chỉ cười".
Chúng tôi và cả chị Hoa không khỏi giật mình khi biết tin cháu Thào nhiễm HIV. Ngồi lặng lẽ nơi góc nhà, Thào thỉnh thoảng lại đưa ánh mắt buồn về phía chúng tôi. Hỏi em có nhớ mẹ không em chỉ cười rồi lại lặng lẽ nhìn về phía bờ sông. Hàng ngày em phải chịu đựng đau đớn do căn bệnh thế kỷ hành hạ, rồi cả nỗi nhớ mẹ, nhớ cha. Nhìn khôn mặt ngây thơ, đang lở loét vì HIV ít người cầm nổi nước mắt. Anh Giàng A Cơ mới ngoài 20 tuổi nhưng đã có vợ và con. Anh còn quá trẻ để lo cho một gia đình và cả đứa cháu mang trong mình trọng bệnh.
Với giọng bình thản anh Cơ nói: "Nó bị si đa đấy, năm ngoái người ta cho đi thử máu rồi. Lâu lắm không lấy thuốc ở trạm y tế. Tôi bận lắm không có thời gian lấy thuốc cho nó uống đâu. Mà nó cũng khỏe chẳng mấy khi ốm đau, chỉ sốt nhẹ rồi lại khỏi. Chỉ nhớ là khi nó bị chảy máu là không được động vào thôi".
Bản Trang là bản khá xa trung tâm xã, đến được bản này chúng tôi phải vượt qua những con dốc lởm chởm đá. Mẹ bỏ đi, ngôi nhà rách nát, tiều tụy càng thêm lạnh lẽo. Giàng Thị Chư còn nhớ như in cái ngày mẹ mình bỗng nhiên mất tích. Năm năm về trước, vào cái ngày đầu xuân ấm áp, chị Lò Thị Chừ (mẹ Chư) dứt áo bỏ lại 5 đứa con nheo nhóc cho chồng.
Mỗi đêm về, 6 bố con lại ôm nhau chống lại cái lạnh cắt da của miền sơn cước. Những lúc như thế Chư lại càng thấm thía cảnh thiếu vắng tình yêu thương của mẹ. Thế rồi bố chán đời, bỏ bê công việc ruộng nương suốt ngày vùi đầu vào rượu. Bố bỏ mặc chị em Chư như con chó con gà trong vườn.
5 đứa nhỏ cứ thế sống, sống lăn lóc như củ khoai củ sắn. Thế là Giàng Thị Chư phải bỏ dở việc học để lo cho các em. Sáng địu đứa em nhỏ mới hơn 6 tháng tuổi lên nương, tối về lại lo cơm nước cho cả nhà. Chư lại khóc: "Ngày nào các em cũng hỏi mẹ đi đâu, em chỉ biết bảo mẹ đi chưa về. Mẹ về sẽ mua quần áo và bánh kẹo cho chúng mày".
Mặt trời đã lặn sau núi, phía đằng Đông cơn mưa lại ùn ùn kéo đến. Xã Cốc Mỳ lại chìm trong bóng đêm, lại lay lắt bởi những trận mưa rừng dai dẳng. Liệu những đứa nhỏ không mẹ kia sẽ sống tiếp những ngày còn lại ra sao? Biết bao hiểm họa còn đang rình rập chúng khi bài toán vượt biên của xã Cốc Mỳ còn chưa có lời giải.
Biết chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng phụ nữ bỗng nhiên bỏ nhà qua biên giới ông Nguyễn Trọng Quốc (Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Mỳ) chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm: "Chúng tôi gần như bất lực! Chẳng biết làm cách nào để ngăn chặn tình trạng này nữa".
Đã 5 năm nay chính quyền địa phương xã Cốc Mỳ vẫn chưa có lời giải cho bài toán đó. Họ đành bất lực, xót xa nhìn những đứa trẻ mất mẹ, người chồng mất vợ. Quả thực đến Cốc Mỳ những ngày này ít ai cầm được nước mắt khi phải nghe, chứng kiến những câu chuyện buồn của các gia đình "què cụt".
Những ngôi nhà của đồng bào Mông nằm chon von, đơn độc trên tận núi cao. Chẳng biết có phải vì những trận mưa dài ngày mà những ngôi nhà đó trở nên xiêu vẹo tồi tàn. Hay vì nó thiếu đi hơi ấm của người phụ nữ? Ở đó chỉ còn những người đàn ông mất vợ, những đứa trẻ bơ vơ đến tội nghiệp.
Vượt qua con đường đất đỏ lầy lội, rồi men theo dòng sông Hồng ngầu đỏ chúng tôi đến gia đình anh Sùng Anh Sanh. Anh được mệnh danh là người đàn ông "khổ sớm". So với ở đây gia đình anh Sanh thuộc dạng khá khẩm bởi anh còn khỏe, còn làm được ra tiền. Nhưng hàng ngày anh phải chịu nỗi đau khi người vợ (chị Vàng Thị Mái) bỏ anh và các con đi mà chẳng nói một lời.
Anh Sùng A Sanh cùng đứa con út
Anh kể: "Vào tháng 6 năm 2011 khi đi làm về đã không thấy vợ ở nhà. Hỏi các con cũng không đứa nào biết. Em đi tìm mãi, đi lên tận thành phố cũng không thấy. Chắc là sang bên kia với người ta rồi!". Vậy là người phụ nữ cả đời không ra khỏi bản đó đã nghe theo những lời dụ dỗ ngon ngọt rằng: Sang bên kia sẽ có nhiều tiền, không khổ. Lòng tham, sự tò mò đã thúc giục người đàn bà đó lặng lẽ bỏ đi. Chị đâu biết rằng chỉ bước qua vạch biên giới thôi là sẽ chẳng còn cơ hội trở về? Chị đâu biết rằng bên chị không chỉ có chồng mà còn 3 đứa con nhỏ. Tìm mãi không được, anh Sanh buộc phải đối diện với sự thực nghiệt ngã. Anh kể: "Chúng nó còn bé quá. Đứa lớn mới được 5 tuổi, đứa nhỏ nhất mới được 2 tuổi. Chẳng bao giờ đánh đập mẹ nó, cuộc sống cũng không quá khổ sở nhưng tự nhiên cô ấy bỏ đi".
Thế rồi người đàn ông vụng về đó tất bật lo cho đứa lớn ăn, rồi đứa bé khóc. Đau đớn nhất là đêm nào anh cũng phải trả lời những câu hỏi mà đến bản thân cũng không biết tại sao: Mẹ đi đâu rồi? Mẹ bỏ chúng con rồi à? Mẹ không thương chúng con nữa hả bố? Anh chỉ còn biết khóc mà trả lời con: Mẹ đi xa kiếm tiền nuôi các con mà! Khi các con ngủ say anh lại lủi thủi ra bờ sông cùng chai rượu nhìn sang biên giới tự hỏi: "Sao em lại bỏ các con đi thế?'. Ôm ba đứa con nhỏ, người đàn ông vạm vỡ không cầm được nước mắt: "Từ ngày vợ nó bỏ đi chẳng điện thoại gì về cả. Chắc là sống ở đó sung sướng lắm nên không nhớ các con".
Theo anh Sanh tại địa bàn xã Cốc Mỳ đang có 1 đối tượng chuyên dùng những lời ngon ngọt để dụ dỗ những phụ nữ nhẹ dạ cả tin. Có đôi lần chứng kiến tận mắt chúng đưa phụ nữ sang biên giới cũng không dám nói ra vì sợ trả thù.
Anh Sanh chia sẻ: "Có lần tôi nhìn thấy hắn chở 2 cô gái sang biên giới. Nghe đâu các phụ nữ cũng có giá cả đàng hoàng. Những phụ nữ tuổi từ 15 đến 20 bán được với giá 6 vạn nhân dân tệ, tương đương 180 triệu đồng Việt Nam. Còn những phụ nữ từ 25 đến 30 tuổi với giá khoảng 3 vạn nhân dân tệ. Có biết chúng tôi cũng chẳng dám báo bộ đội biên phòng đâu. Nó mà biết ai báo sẽ về trả thù bằng cách bắt vợ của người đó sang biên giới".
Câu chuyện của anh Sanh chỉ là một trong những cậu chuyện buồn ở xã Cốc Mỳ này. Vợ ông Giàng A Páo bỏ nhà đi lại trong một hoàn cảnh khác. Năm 2009 vợ ông theo người quen sang Trung Quốc làm ăn, cũng chỉ với mục đích kiếm thêm chút ít rồi trở lại quê hương tính chuyện vợ con cho thằng lớn. Nhưng cái lần tiễn vợ qua biên giới cũng là lần cuối ông nhìn thấy vợ.
Đã 3 năm rồi chẳng một cú điện thoại, chẳng một lá thư. "Nhiều khi buồn muốn chết đi cho xong, rồi có lúc chán nản muốn bỏ đi khỏi đây. Nhưng 4 đứa con ai sẽ nuôi chúng khi đang ở tuổi ăn tuổi học". 4 năm xa vợ, 4 năm ông chịu bao cực nhọc, vất vả khuôn mặt của người đàn ông hơn 60 tuổi kia trở nên già, khắc khổ hơn. Với ông sự ra đi của vợ như nhát dao đâm vào lồng ngực. Nhiều khi ông đã tìm đến rượu, tìm đến cảm giác ảo để quên đi hiện thực đau lòng này.
Đâu chỉ có ông Páo tìm đến rượu, còn ông Lủ cũng ngày ngày ngập ngụa vào men say. Đang đắm trong cơn say nhưng khi nhắc đến vợ, mẹ của 7 đứa con ông Lủ như bừng tỉnh. Ông đau đớn trước hiện thực mà bấy lâu ông muốn quên đi. "Khoảng mồng 9 tết, tôi vừa uống rượu nhà bạn về, mở cửa nhà thì không thấy vợ đâu. Lao vào buồng thì đã không còn quần áo, tư trang của vợ nữa. Lúc đó ở xã này nhiều phụ nữ bỏ đi lắm. Tôi đã linh tính điều chẳng lành!". Tránh đi ánh mắt buồn, ngấn nước ông Lủ nhìn đi rồi cầm chai rượu ngửa cổ tu ừng ực.
Hiểm họa cho những đứa trẻ
Suốt một quãng đường vào xã Cốc Mỳ, chúng tôi gần như không được nghe những tiềng cười đùa của con trẻ. Thỉnh thoảng lại bắt gặp đám trẻ con lông nhông, trần như nhộng hoảng sợ khi thấy người lạ. Chị Lý Thị Hoa (Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Cốc Mỳ) nói: "Chúng nó sợ đấy, những đứa trẻ thiếu mẹ ám ảnh người lạ lắm. Chúng nghĩ người lạ chính là những người đến bắt mẹ chúng đi khỏi bản".
Nằm chênh vênh trên mép sông Hồng, ngôi nhà mới của anh Giàng A Cơ đang được bà con hàng xóm cất giúp. Anh Cơ đang nuôi nấng một đứa cháu mà chính người chị gái mình bỏ rơi sang Trung Quốc. Cách đây 3 năm, chỉ trong chớp mắt cháu Thào mất đi người cha. Cái chết của anh quá đỗi đột ngột mà nguyên nhân được người ta đồn là do sốc ma túy. Thế rồi 1 năm sau không chịu được cảnh cô đơn, cơ cực mẹ em cũng theo người ta qua biên giới. Hai anh em vất vưởng, chỉ còn biết nương tựa vào ông bà nội. Nhưng rồi sức già cũng không cáng nổi Thào nữa. Em được ông bà mang về ngoại với lời gửi gắm: "Nhờ mọi người nuôi giúp 1 đứa. Sức chúng tôi già chỉ cáng được 1 đứa thôi".
Cậu của Thào chỉ biết nhìn cháu ngày một mòn mỏi vì HIV
Ông bà ngoại cũng không còn, tất cả lại đổ vào đầu người cậu, anh Cơ tâm sự: "Cũng chẳng còn cách nào khác là chăm sóc nó như con mình. Dù sao cũng là ruột thịt của nhà mình mà. Nhiều lúc cũng thương thằng bé nhưng chẳng biết động viên thế nào. Từ ngày mẹ nó bỏ đi nó như bị thần kinh, cứ ngơ ngẩn cả ngày, ai hỏi cũng chỉ cười".
Chúng tôi và cả chị Hoa không khỏi giật mình khi biết tin cháu Thào nhiễm HIV. Ngồi lặng lẽ nơi góc nhà, Thào thỉnh thoảng lại đưa ánh mắt buồn về phía chúng tôi. Hỏi em có nhớ mẹ không em chỉ cười rồi lại lặng lẽ nhìn về phía bờ sông. Hàng ngày em phải chịu đựng đau đớn do căn bệnh thế kỷ hành hạ, rồi cả nỗi nhớ mẹ, nhớ cha. Nhìn khôn mặt ngây thơ, đang lở loét vì HIV ít người cầm nổi nước mắt. Anh Giàng A Cơ mới ngoài 20 tuổi nhưng đã có vợ và con. Anh còn quá trẻ để lo cho một gia đình và cả đứa cháu mang trong mình trọng bệnh.
Với giọng bình thản anh Cơ nói: "Nó bị si đa đấy, năm ngoái người ta cho đi thử máu rồi. Lâu lắm không lấy thuốc ở trạm y tế. Tôi bận lắm không có thời gian lấy thuốc cho nó uống đâu. Mà nó cũng khỏe chẳng mấy khi ốm đau, chỉ sốt nhẹ rồi lại khỏi. Chỉ nhớ là khi nó bị chảy máu là không được động vào thôi".
Bản Trang là bản khá xa trung tâm xã, đến được bản này chúng tôi phải vượt qua những con dốc lởm chởm đá. Mẹ bỏ đi, ngôi nhà rách nát, tiều tụy càng thêm lạnh lẽo. Giàng Thị Chư còn nhớ như in cái ngày mẹ mình bỗng nhiên mất tích. Năm năm về trước, vào cái ngày đầu xuân ấm áp, chị Lò Thị Chừ (mẹ Chư) dứt áo bỏ lại 5 đứa con nheo nhóc cho chồng.
Mỗi đêm về, 6 bố con lại ôm nhau chống lại cái lạnh cắt da của miền sơn cước. Những lúc như thế Chư lại càng thấm thía cảnh thiếu vắng tình yêu thương của mẹ. Thế rồi bố chán đời, bỏ bê công việc ruộng nương suốt ngày vùi đầu vào rượu. Bố bỏ mặc chị em Chư như con chó con gà trong vườn.
5 đứa nhỏ cứ thế sống, sống lăn lóc như củ khoai củ sắn. Thế là Giàng Thị Chư phải bỏ dở việc học để lo cho các em. Sáng địu đứa em nhỏ mới hơn 6 tháng tuổi lên nương, tối về lại lo cơm nước cho cả nhà. Chư lại khóc: "Ngày nào các em cũng hỏi mẹ đi đâu, em chỉ biết bảo mẹ đi chưa về. Mẹ về sẽ mua quần áo và bánh kẹo cho chúng mày".
Mặt trời đã lặn sau núi, phía đằng Đông cơn mưa lại ùn ùn kéo đến. Xã Cốc Mỳ lại chìm trong bóng đêm, lại lay lắt bởi những trận mưa rừng dai dẳng. Liệu những đứa nhỏ không mẹ kia sẽ sống tiếp những ngày còn lại ra sao? Biết bao hiểm họa còn đang rình rập chúng khi bài toán vượt biên của xã Cốc Mỳ còn chưa có lời giải.
Bà Lý Thị Hoa, Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Cốc Mỳ cho biết: Hiện tượng phụ nữ bỏ sang Trung Quốc xảy ra được khoảng 5 năm rồi. Tổng số người bỏ đi tính đến thời điểm này là 38 trường hợp. Riêng từ đầu năm 2012 đã có tới 8 phụ nữ bỏ đi. Điều đáng nói là từ năm 2011 đến nay có tới 28 trường hợp phụ nữ bỏ đi và có dắt theo 4 bé gái. Động cơ bỏ đi của các chị em chủ yếu là đi kiếm tiền. Các đối tượng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, lòng tham của phụ nữ ở đây nên đã lôi kéo. Vấn đề nhức nhối nhất là khi các chị em bỏ đi sẽ bỏ lại con nhỏ. Nhiều ông chồng chán nản nảy sinh rượu chè vô tình đẩy những em nhỏ vào những hoàn cảnh cực kỳ báo động. Hội phụ nữ cũng đã kết hợp với các ban ngành có chính sách thăm hỏi, động viên và hỗ trợ những gia đình khó khăn. Hàng năm những dịp lễ tết thường xuyên tặng qua cho những em nhỏ thiếu mẹ, có hoàn cảnh khó khăn. Xã đã trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng cho những gia đình khó khăn. Ông Nguyễn Trọng Quốc, Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Mỳ chia sẻ: Thực ra phụ nữ trong xã đột ngột bỏ đi cũng chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Vì có nhiều trường hợp bỏ đi hoàn cảnh gia đình cũng rất khá giả. Những phụ nữ bỏ đi tập trung nhiều ở Tân Giang, Sơn Hà, Tả Lìn, Tả Suối Câu, Phin Than. Xã đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền nhưng vẫn chưa hiệu quả. Nguyên nhân chính vẫn là do trình độ học vẫn của người dân thấp. Ở đây tập trung chủ yếu là người dân tộc Mông nên rất khó khăn vì dân trí rất thấp, đa số không biết chữ. Lực lượng Công an xã đã phối hợp với bộ đội Biên phòng liên tục tuần tra. |