Trao đổi với PV về tình trạng bát nháo tại các phòng khám Trung Quốc trong thời gian qua và vai trò của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý, ông Tiên cho biết:
“Vấn đề cơ bản là tiền. Một khi tư nhân đứng ra tổ chức các phòng khám thì ngoài việc tham gia cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh (và được quyền tự định giá dịch vụ đó) thì họ đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình hành nghề.
Qua các thông tin về sai phạm mà các phòng khám mắc phải trong thời gian qua, có thể thấy các phòng khám cố tình vi phạm, bởi họ đã tái phạm nhiều lần, tìm mọi cách để có lợi nhuận”.
Ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
Khi giải trình trách nhiệm trong việc để các phòng khám Trung Quốc vi phạm nhiều lần, Bộ Y tế và Sở Y tế các địa phương đều cho biết đã “làm đúng các quy định của pháp luật” và cho rằng “trách nhiệm đầu tiên khi để xảy ra sai phạm thuộc về người đứng đầu các phòng khám”. Ông thấy giải thích này có thỏa đáng không?
- Luật Khám chữa bệnh đã quy định khi mở phòng khám tư nhân thì công tư đầu tư chịu trách nhiệm về tài chính, đồng thời họ phải bổ nhiệm một người đứng đầu, phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phòng khám và người này chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vấn đề chất lượng khám chữa bệnh cũng như những sự cố chuyên môn xảy ra trong quá trình hoạt động. Đây là đối tượng đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có sự cố xảy ra.
Còn đương nhiên là Sở Y tế, Bộ Y tế cũng phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã không thanh tra, hậu kiểm thường xuyên, để các phòng khám vi phạm quy định hành nghề. Tuy nhiên, trách nhiệm này chỉ nên xem xét ở mức độ nhất định.
Tôi cho rằng trong vấn đề này thì chỉ thanh tra thôi cũng chưa thể đủ được. Điều quan trọng nhất là ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người dân, cũng giống như chuyện người đi đường không thể cứ thấy có cảnh sát giao thông thì mới dừng đèn đỏ mà phải luôn có ý thức chấp hành luật giao thông ngay cả khi không có mặt người thi hành công vụ.
Nhưng thực tế là có nhiều phòng khám “treo đầu dê, bán thịt chó”, khi mà người đứng tên là bác sỹ “xịn” nhưng người tham gia khám chữa bệnh, quản lý thực sự của phòng khám lại là bác sỹ “giả”. Theo ông, cần làm gì với thực trạng này?
- Thực trạng “cho thuê bằng” như trên là rất phổ biến, không chỉ trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà còn trong lĩnh vực dược. Trong các quy định của pháp luật cũng quy định nghiêm cấm việc cho thuê bằng nhưng thực tế vẫn diễn ra, có rất nhiều hình thức để đối phó.
Do đó, trách nhiệm của người đứng đầu phòng khám càng được đề cao. Nếu anh không cho người ta vào thì làm sao người ta dám vào làm việc? Như vậy việc xảy ra trong phòng khám thì giám đốc phòng khám đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sự việc xảy ra tại phòng khám Maria vừa qua cũng là lời cảnh tỉnh rất lớn cho những bác sĩ, dược sĩ đang cho thuê bằng cấp.
Ông có nói đến trách nhiệm của cơ quan chức năng trong vấn đề thanh tra, hậu kiểm. Xin ông cho biết đánh giá của ông về hiệu quả của công tác thanh tra các phòng khám trong thời gian qua? Có ý kiến cho rằng công tác thanh tra ở ta “có vấn đề” nên các phòng khám cứ sai phạm triền miên, không biết sợ …
- Tôi nghĩ thanh tra cần nhưng chưa đủ. Hơn nữa, thanh tra làm gì cũng phải theo luật, không thể cứ muốn phạt nặng là phạt được mà phải căn cứ vào khung phạt do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên xem xét lại nghị định xử lý vi phạm hành chính đã phù hợp hay chưa, nếu mức xử phạt không đủ sức răn đe thì cần điều chỉnh cho phù hợp.
Mặt khác, nói đi thì cũng phải nói lại, lực lượng thanh tra của ta mỏng quá, lại phân tán vì phải đảm trách quá nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì các phòng khám. Do vậy, cũng khó để họ có thể thanh tra liên tục để kịp thời phát hiện các sai phạm.
Công tác thanh tra cũng đã được đề cập nhiều trên góc độ cần tăng số lượng nhưng việc này thực hiện không phải nhanh chóng, đơn giản vì còn liên quan đến vấn đề tổ chức cán bộ, …
Vậy còn khâu cấp phép hiện cũng được cho là “lỏng lẻo” do các loại văn bằng, giấy tờ chỉ là bản photocopy, không chứng minh được trình độ, tay nghề thật của bác sỹ người Trung Quốc. Ông có đánh giá gì về thực trạng này?
- Chúng tôi có làm việc với Bộ Y tế, Sở Y tế về vấn đề cấp phép và quản lý các phòng khám thì thấy rằng thực ra giấy tờ của họ (các bác sỹ Trung Quốc – PV) là giấy tờ thật, họ xin cấp chứng chỉ hành nghề đều nộp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam. Thông qua việc hợp tác, kiểm tra giữa 2 nước (Việt Nam – Trung Quốc) thì có thể xác định là họ có học thật.
Tuy nhiên, có thực tế là không có bác sỹ khá, giỏi của họ sang Việt Nam hành nghề. Luật pháp của ta khi cấp chứng chỉ hành nghề lại không đặt vấn đề kiểm tra tay nghề, trình độ chuyên môn. Do đó, không thể biết họ có khả năng hành nghề tốt đến đâu.
Cần nói rõ rằng việc sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề hoặc người không đủ trình độ chuyên môn (chỉ cấp chứng chỉ làm y sỹ nhưng lại được khám chữa bệnh) là lỗi của chủ phòng khám (người Việt Nam).
Lỗi của bác sỹ Trung Quốc là thường xách tay nhiều loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc, lại bán với giá cao. Tới đây, luật Dược sửa đổi có lẽ cũng cần phải tính tới yếu tố này để đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám chữa bệnh có yếu tố nước ngoài.
Nhiều bệnh nhân tìm đến các phòng khám Trung Quốc do xem quảng cáo trên truyền hình. Ông Tiên cho biết vấn đề quản lý quảng cáo của ngành y tế hiện đang có vấn đề (Trong ảnh là hình ảnh quảng cáo của phòng khám đa khoa Maria)
Nhiều bệnh nhân “mất tiền oan” vì tin quảng cáo trên các kênh truyền hình. Việc quản lý quảng cáo của các phòng khám hiện nay diễn ra như thế nào, thưa ông?
- Việc quản lý quảng cáo hiện nay đúng là “có vấn đề” về cách thức tổ chức.
Trong quảng cáo, về chuyên môn phải do bên Y tế thẩm định, còn cấp phép quảng cáo sau khi đã có sự phê duyệt của bên y tế thuộc về các Sở thông tin – truyền thông. Đáng ra 2 cơ quan này phải “liên thông” với nhau chứ không để các phòng khám tự mang giấy tờ được duyệt từ nơi này sang nơi kia.
Trong quá trình đó, họ có thể thay đổi, cắt xén, thêm bớt nội dung sai với nội dung được phê duyệt, gây hiểu lầm cho người bệnh.
Buổi làm việc vừa qua chúng tôi cũng có hỏi là ngành y tế theo dõi quảng cáo của các cơ sở như thế nào thì cả Sở Y tế và Bộ Y tế đều nói là không có cơ chế nào theo dõi quảng cáo mà chỉ xem tivi tại nhà. Như thế là không được.
Nhưng thưa ông, nếu chỉ xem tivi ở nhà thì cũng có thể phát hiện sai phạm một cách dễ dàng, không thể có chuyện các phòng khám cứ quảng cáo sai rầm rộ suốt một thời gian dài mà cơ quan chức năng lại không biết?
- Đây là chuyện dễ phát hiện nhưng với điều kiện là phải có người, có bộ phận theo dõi, có cơ chế phát hiện, tiếp nhận và xử lý thông tin. Ở ta hiện nay, ngành y tế cho biết họ chẳng có cơ chế nào để theo dõi các quảng cáo này sau khi đã được cấp phép.
Từ thực trạng này, tới đây trong pháp lệnh quảng cáo có lẽ sẽ đề cập đến vấn đề điều chỉnh một số nội dung của pháp lệnh này cho phù hợp với tình hình thực tế.
Xin cảm ơn ông!
“Vấn đề cơ bản là tiền. Một khi tư nhân đứng ra tổ chức các phòng khám thì ngoài việc tham gia cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh (và được quyền tự định giá dịch vụ đó) thì họ đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong quá trình hành nghề.
Qua các thông tin về sai phạm mà các phòng khám mắc phải trong thời gian qua, có thể thấy các phòng khám cố tình vi phạm, bởi họ đã tái phạm nhiều lần, tìm mọi cách để có lợi nhuận”.
Ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
Khi giải trình trách nhiệm trong việc để các phòng khám Trung Quốc vi phạm nhiều lần, Bộ Y tế và Sở Y tế các địa phương đều cho biết đã “làm đúng các quy định của pháp luật” và cho rằng “trách nhiệm đầu tiên khi để xảy ra sai phạm thuộc về người đứng đầu các phòng khám”. Ông thấy giải thích này có thỏa đáng không?
- Luật Khám chữa bệnh đã quy định khi mở phòng khám tư nhân thì công tư đầu tư chịu trách nhiệm về tài chính, đồng thời họ phải bổ nhiệm một người đứng đầu, phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phòng khám và người này chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vấn đề chất lượng khám chữa bệnh cũng như những sự cố chuyên môn xảy ra trong quá trình hoạt động. Đây là đối tượng đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có sự cố xảy ra.
Còn đương nhiên là Sở Y tế, Bộ Y tế cũng phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã không thanh tra, hậu kiểm thường xuyên, để các phòng khám vi phạm quy định hành nghề. Tuy nhiên, trách nhiệm này chỉ nên xem xét ở mức độ nhất định.
Tôi cho rằng trong vấn đề này thì chỉ thanh tra thôi cũng chưa thể đủ được. Điều quan trọng nhất là ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người dân, cũng giống như chuyện người đi đường không thể cứ thấy có cảnh sát giao thông thì mới dừng đèn đỏ mà phải luôn có ý thức chấp hành luật giao thông ngay cả khi không có mặt người thi hành công vụ.
Nhưng thực tế là có nhiều phòng khám “treo đầu dê, bán thịt chó”, khi mà người đứng tên là bác sỹ “xịn” nhưng người tham gia khám chữa bệnh, quản lý thực sự của phòng khám lại là bác sỹ “giả”. Theo ông, cần làm gì với thực trạng này?
- Thực trạng “cho thuê bằng” như trên là rất phổ biến, không chỉ trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà còn trong lĩnh vực dược. Trong các quy định của pháp luật cũng quy định nghiêm cấm việc cho thuê bằng nhưng thực tế vẫn diễn ra, có rất nhiều hình thức để đối phó.
Do đó, trách nhiệm của người đứng đầu phòng khám càng được đề cao. Nếu anh không cho người ta vào thì làm sao người ta dám vào làm việc? Như vậy việc xảy ra trong phòng khám thì giám đốc phòng khám đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sự việc xảy ra tại phòng khám Maria vừa qua cũng là lời cảnh tỉnh rất lớn cho những bác sĩ, dược sĩ đang cho thuê bằng cấp.
Ông có nói đến trách nhiệm của cơ quan chức năng trong vấn đề thanh tra, hậu kiểm. Xin ông cho biết đánh giá của ông về hiệu quả của công tác thanh tra các phòng khám trong thời gian qua? Có ý kiến cho rằng công tác thanh tra ở ta “có vấn đề” nên các phòng khám cứ sai phạm triền miên, không biết sợ …
- Tôi nghĩ thanh tra cần nhưng chưa đủ. Hơn nữa, thanh tra làm gì cũng phải theo luật, không thể cứ muốn phạt nặng là phạt được mà phải căn cứ vào khung phạt do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên xem xét lại nghị định xử lý vi phạm hành chính đã phù hợp hay chưa, nếu mức xử phạt không đủ sức răn đe thì cần điều chỉnh cho phù hợp.
Mặt khác, nói đi thì cũng phải nói lại, lực lượng thanh tra của ta mỏng quá, lại phân tán vì phải đảm trách quá nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì các phòng khám. Do vậy, cũng khó để họ có thể thanh tra liên tục để kịp thời phát hiện các sai phạm.
Công tác thanh tra cũng đã được đề cập nhiều trên góc độ cần tăng số lượng nhưng việc này thực hiện không phải nhanh chóng, đơn giản vì còn liên quan đến vấn đề tổ chức cán bộ, …
Vậy còn khâu cấp phép hiện cũng được cho là “lỏng lẻo” do các loại văn bằng, giấy tờ chỉ là bản photocopy, không chứng minh được trình độ, tay nghề thật của bác sỹ người Trung Quốc. Ông có đánh giá gì về thực trạng này?
- Chúng tôi có làm việc với Bộ Y tế, Sở Y tế về vấn đề cấp phép và quản lý các phòng khám thì thấy rằng thực ra giấy tờ của họ (các bác sỹ Trung Quốc – PV) là giấy tờ thật, họ xin cấp chứng chỉ hành nghề đều nộp đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam. Thông qua việc hợp tác, kiểm tra giữa 2 nước (Việt Nam – Trung Quốc) thì có thể xác định là họ có học thật.
Tuy nhiên, có thực tế là không có bác sỹ khá, giỏi của họ sang Việt Nam hành nghề. Luật pháp của ta khi cấp chứng chỉ hành nghề lại không đặt vấn đề kiểm tra tay nghề, trình độ chuyên môn. Do đó, không thể biết họ có khả năng hành nghề tốt đến đâu.
Cần nói rõ rằng việc sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề hoặc người không đủ trình độ chuyên môn (chỉ cấp chứng chỉ làm y sỹ nhưng lại được khám chữa bệnh) là lỗi của chủ phòng khám (người Việt Nam).
Lỗi của bác sỹ Trung Quốc là thường xách tay nhiều loại thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc, lại bán với giá cao. Tới đây, luật Dược sửa đổi có lẽ cũng cần phải tính tới yếu tố này để đảm bảo kiểm soát được chất lượng thuốc đông y trong các cơ sở khám chữa bệnh có yếu tố nước ngoài.
Nhiều bệnh nhân tìm đến các phòng khám Trung Quốc do xem quảng cáo trên truyền hình. Ông Tiên cho biết vấn đề quản lý quảng cáo của ngành y tế hiện đang có vấn đề (Trong ảnh là hình ảnh quảng cáo của phòng khám đa khoa Maria)
Nhiều bệnh nhân “mất tiền oan” vì tin quảng cáo trên các kênh truyền hình. Việc quản lý quảng cáo của các phòng khám hiện nay diễn ra như thế nào, thưa ông?
- Việc quản lý quảng cáo hiện nay đúng là “có vấn đề” về cách thức tổ chức.
Trong quảng cáo, về chuyên môn phải do bên Y tế thẩm định, còn cấp phép quảng cáo sau khi đã có sự phê duyệt của bên y tế thuộc về các Sở thông tin – truyền thông. Đáng ra 2 cơ quan này phải “liên thông” với nhau chứ không để các phòng khám tự mang giấy tờ được duyệt từ nơi này sang nơi kia.
Trong quá trình đó, họ có thể thay đổi, cắt xén, thêm bớt nội dung sai với nội dung được phê duyệt, gây hiểu lầm cho người bệnh.
Buổi làm việc vừa qua chúng tôi cũng có hỏi là ngành y tế theo dõi quảng cáo của các cơ sở như thế nào thì cả Sở Y tế và Bộ Y tế đều nói là không có cơ chế nào theo dõi quảng cáo mà chỉ xem tivi tại nhà. Như thế là không được.
Nhưng thưa ông, nếu chỉ xem tivi ở nhà thì cũng có thể phát hiện sai phạm một cách dễ dàng, không thể có chuyện các phòng khám cứ quảng cáo sai rầm rộ suốt một thời gian dài mà cơ quan chức năng lại không biết?
- Đây là chuyện dễ phát hiện nhưng với điều kiện là phải có người, có bộ phận theo dõi, có cơ chế phát hiện, tiếp nhận và xử lý thông tin. Ở ta hiện nay, ngành y tế cho biết họ chẳng có cơ chế nào để theo dõi các quảng cáo này sau khi đã được cấp phép.
Từ thực trạng này, tới đây trong pháp lệnh quảng cáo có lẽ sẽ đề cập đến vấn đề điều chỉnh một số nội dung của pháp lệnh này cho phù hợp với tình hình thực tế.
Xin cảm ơn ông!