Các nhà nhân loại học đã khai quật được một mảnh sọ người dài khoảng 5cm tại khu vực được coi là "cái nôi của loài người" ở Olduvai Gorge, miền bắc Tanzania. Mảnh xương được tìm thấy thuộc về một đứa trẻ khoảng 2 tuổi sống cách đây khoảng 1,5 triệu năm.
Giáo sư Charles Musiba, nhà nhân loại học tại trường đại Colorado (Mỹ), cho biết: “Ăn thịt luôn được coi là một yếu tố giúp chúng ta trở thành con người vì thịt cung cấp protein giúp não phát triển. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cách đây 1,5 triệu năm, loài người đã bắt đầu đi săn và ăn thịt.”
Mảnh xương sọ của đứa trẻ được phát hiện cho thấy dấu hiệu của chứng porotic hyperostosis - chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu hụt bất ngờ chất dinh dưỡng có trong thịt. Mảnh xương cũng tiết lộ đứa trẻ tại thời điểm khi bắt đầu ăn thực phẩm rắn nhưng thiếu thịt. Điều này chứng tỏ loài người đã thích nghi với việc ăn thịt và cần thịt để tồn tại ít nhất từ thời điểm này.
Kết quả nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí PlOS One, cũng cho thấy rằng tổ tiên của chúng ta sử dụng thịt để làm thức ăn sớm hơn nhiều so với những suy đoán trước đây. Tiến sĩ Charles Musiba cho cho biết việc chuyển từ lối sống ăn thực vật sang lối sống ăn thịt cung cấp cho loài người tiền sử protein cần thiết để não phát triển và tiến hóa.
“Ăn thịt liên quan tới sự phát triển của của não bộ. Bởi vì não là một cơ quan lớn và cần rất nhiều năng lượng. Chúng tôi bắt đầu nghĩ nhiều hơn về mối quan hệ giữa sự tăng kích cỡ của não và chế độ ăn giàu protein”, giáo sư Musiba giải thích.
Giáo sư Charles Musiba, nhà nhân loại học tại trường đại Colorado (Mỹ), cho biết: “Ăn thịt luôn được coi là một yếu tố giúp chúng ta trở thành con người vì thịt cung cấp protein giúp não phát triển. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cách đây 1,5 triệu năm, loài người đã bắt đầu đi săn và ăn thịt.”
Mảnh xương sọ của đứa trẻ được phát hiện cho thấy dấu hiệu của chứng porotic hyperostosis - chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu hụt bất ngờ chất dinh dưỡng có trong thịt. Mảnh xương cũng tiết lộ đứa trẻ tại thời điểm khi bắt đầu ăn thực phẩm rắn nhưng thiếu thịt. Điều này chứng tỏ loài người đã thích nghi với việc ăn thịt và cần thịt để tồn tại ít nhất từ thời điểm này.
Kết quả nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí PlOS One, cũng cho thấy rằng tổ tiên của chúng ta sử dụng thịt để làm thức ăn sớm hơn nhiều so với những suy đoán trước đây. Tiến sĩ Charles Musiba cho cho biết việc chuyển từ lối sống ăn thực vật sang lối sống ăn thịt cung cấp cho loài người tiền sử protein cần thiết để não phát triển và tiến hóa.
“Ăn thịt liên quan tới sự phát triển của của não bộ. Bởi vì não là một cơ quan lớn và cần rất nhiều năng lượng. Chúng tôi bắt đầu nghĩ nhiều hơn về mối quan hệ giữa sự tăng kích cỡ của não và chế độ ăn giàu protein”, giáo sư Musiba giải thích.