Trong báo cáo mới công bố, tổ chức WMO thuộc Liên Hợp Quốc phỏng đoán rằng lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực trong năm nay sẽ nhỏ hơn năm 2011. Điều này cho thấy những tác động tích cực của việc cấm sử dụng các chất hóa học gây hại cho tầng ozon. Nhưng lỗ thủng tầng ozon trong năm này nhiều khả năng vẫn lớn hơn so với năm 2010 và phải mất nhiều thời gian nữa lỗ thủng này mới có thể biến mất.
“Điều kiện nhiệt độ và và các đám mây tầng bình lưu ở Nam Cực có xu hướng phát triển rộng hơn, cho thấy lỗ thủng tầng ozon sẽ nhỏ hơn năm 2011, nhưng nhiều khả năng vẫn lớn hơn năm 2010”, WMO cho biết.
Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực đang dần co lại
Nghị định thư Montreal được ban hành cách đây 25 năm, nhằm cấm sử dụng các chất hóa học gây hại cho tầng ozon, không chỉ giúp lỗ thủng tầng ozon thu nhỏ lại mà còn giúp tránh hàng triệu trường hợp mắc ung thư da và đục thủy tinh thể cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường.
"Nghị định này giúp ngăn chặn một thảm họa môi trường nghiêm trọng và* giảm mức độ tầng ozon toàn cầu bị tàn phá. Chúng ta thấy rằng tầng ozon đang hồi phục và không xuất hiện thêm lỗ thủng”, Geir Braathen, một chuyên gia của WMO, cho biết.
Tuy nhiên, việc cấm chất CFC được dùng trong các thiết bị hiện đại như máy điều hòa không khí, tủ lạnh, bình chữa cháy,... phải mất nhiều thập kỷ mới có tác dụng trước khi tầng ozon trở lại mức năm 1980 – thời điểm lỗ thủng tầng ozon được phát hiện.
Diện tích lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực hiện nay khoảng 19 triệu km2. Lỗ thủng này thường bắt đầu hình thành vào tháng 8 hàng năm và đạt độ rộng tối đa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, trước khi nó biết mất vào tháng 12.
“Điều kiện nhiệt độ và và các đám mây tầng bình lưu ở Nam Cực có xu hướng phát triển rộng hơn, cho thấy lỗ thủng tầng ozon sẽ nhỏ hơn năm 2011, nhưng nhiều khả năng vẫn lớn hơn năm 2010”, WMO cho biết.
Lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực đang dần co lại
Nghị định thư Montreal được ban hành cách đây 25 năm, nhằm cấm sử dụng các chất hóa học gây hại cho tầng ozon, không chỉ giúp lỗ thủng tầng ozon thu nhỏ lại mà còn giúp tránh hàng triệu trường hợp mắc ung thư da và đục thủy tinh thể cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường.
"Nghị định này giúp ngăn chặn một thảm họa môi trường nghiêm trọng và* giảm mức độ tầng ozon toàn cầu bị tàn phá. Chúng ta thấy rằng tầng ozon đang hồi phục và không xuất hiện thêm lỗ thủng”, Geir Braathen, một chuyên gia của WMO, cho biết.
Tuy nhiên, việc cấm chất CFC được dùng trong các thiết bị hiện đại như máy điều hòa không khí, tủ lạnh, bình chữa cháy,... phải mất nhiều thập kỷ mới có tác dụng trước khi tầng ozon trở lại mức năm 1980 – thời điểm lỗ thủng tầng ozon được phát hiện.
Diện tích lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực hiện nay khoảng 19 triệu km2. Lỗ thủng này thường bắt đầu hình thành vào tháng 8 hàng năm và đạt độ rộng tối đa vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, trước khi nó biết mất vào tháng 12.