• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Làng “nước ngoài” dưới núi Ngàn Nưa

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Nhưng đây là một làng quê tuổi ngoài ngàn năm, nằm dưới chân núi Nưa - nơi nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) phất cờ khởi nghĩa chống giặc Đông Ngô vào năm 248.
“Tún tùn tun mới viền...”
Về đến đầu làng Cổ Định, nghe chúng tôi muốn tìm hiểu về tiếng nói lạ của làng, một cụ già hơn 70 tuổi liền hào hứng giới thiệu: “Vào nhà ông giáo Cương ở xóm Mậu, ông ấy biết nhiều lắm đấy”. Theo lời chỉ dẫn của cụ, tôi đến nhà ông giáo Lê Bật Cương. Ông giáo Cương năm nay 87 tuổi, dạy học từ năm 1953, đến năm 1980 nghỉ hưu tại quê. Sức khỏe của ông giáo còn tốt và trí nhớ minh mẫn lắm. Sau chén trà mời khách, ông giáo Cương say sưa nói về tiếng của người quê mình:
- Tiếng nói của làng Cổ Định là tiếng cổ, có tự lúc nào tôi cũng không biết nữa. Người làng Cổ Định bắt đầu biết nói là đã nói tiếng quê mình. Cho đến tận bây giờ người Cổ Định dù đi làm ăn, sinh sống ở nơi xa, khi về quê vẫn dùng tiếng của làng. Dân của 13 xóm đều có tiếng nói như nhau. Nhưng các làng bên cạnh giáp với làng Cổ Định nói tiếng khác hẳn. Tiếng nói làng tôi nghe lần đầu thấy nặng, nghĩa của từ ngữ đôi lúc người nghe là khách dễ hiểu nhầm”.
1352006093-lang-thanh-hoa.jpg

“Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi”. Từ người già đến trẻ em ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đều nói “tiếng Kênh Thủy”
Ngồi lật từng trang vở cũ kỹ ghi chép lại những từ vựng, ngữ nghĩa trong tiếng cổ của làng Cổ Định nghe rất lạ, ông Cương mỉm cười, tâm sự: “Người làng tôi gọi con gà là con kha, bả vai gọi là cầu ban, đầu gối thì gọi là trốc cún, máy bay gọi là tàu băn, lúa gọi là lọ, gạo gọi là cấu, dọn dẹp gọi là đọn đẹp, trời tối gọi là trời tún, về là viền...
Đặc biệt, tiếng cổ làng Cổ Định không phân biệt được từ sân và từ vườn, nên từ vườn cũng là sân. Vì vậy mới có chuyện có người con gái ở làng khác về làm dâu ở làng Cổ Định, đến bữa cơm chiều ông bố chồng bảo con dâu: “Trời sắp tún rồi, con đọn cơm ra vườn ăn”. Cô con dâu loay hoay mãi không biết trải chiếu, bê mâm cơm ra chỗ nào vì thấy ngoài vườn đã trồng cây, rau kín hết chỗ. Đang lúc lúng túng, may có anh chồng hiểu ý liền ghé vào tai vợ nói “Ở quê anh vườn cũng là sân đấy”. Cô con dâu thở phào...”.
Chúng tôi đang trò chuyện cùng ông giáo Cương thì người con trai ông Cương đi làm về góp chuyện: “Mỗi khi có khách đến làng chơi, người dân Cổ Định chuyển sang tiếng phổ thông với khách cho dễ hiểu. Nhưng trong câu chuyện, nếu có hai người làng là họ vẫn nói với nhau bằng tiếng Cổ Định. Ai về làm dâu rể Cổ Định cũng phải tự giác học tiếng Cổ Định. Nếu không, khi nghe mẹ chồng hỏi: “Răng con du đi cằn đến tún tùn tun mới viền?” (Sao con dâu đi cày đến tối thui thui mới về?) thì biết thế nào mà trả lời.
Giữ tiếng nói xưa cho đời sau
Hiện nay, thế hệ người già (từ 60 tuổi trở lên) ở làng Cổ Định hằng ngày vẫn dùng tiếng cổ để nói chuyện với nhau. Còn lớp người trung niên, thanh niên và các cháu thiếu niên, nhi đồng đều dùng tiếng phổ thông như mọi địa phương khác để giao tiếp hằng ngày tại công sở, trường học, nơi công cộng. Còn khi ở nhà, các cụ già vẫn thường xuyên truyền dạy tiếng Cổ Định cổ cho con cháu.
1352006118-lang-thanh-hoa-3.jpg

Đền thờ danh nhân Lê Bật Tứ (1562-1627) ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh
Ông Cương cho biết thêm: “Tiếng nói của tổ tiên, cha ông mình truyền lại, mọi thế hệ ở làng Cổ Định chúng tôi luôn phải biết gìn giữ, phát huy. Có rất nhiều người làng Cổ Định được học hành, đỗ đạt cao; có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ, dù xa quê hương hàng chục năm nhưng vẫn giữ được tiếng cổ của quê nhà. Đó là điều rất đáng quý mà chúng tôi đang truyền dạy lại cho lớp con cháu hôm nay và mai sau...”.
Ông Lê Thanh Sơn, cán bộ văn hóa xã Tân Ninh, cho biết đang tích cực sưu tầm các tài liệu, thư tịch cổ viết về lịch sử, tiếng nói cổ của làng Cổ Định, để ghi lại phục vụ nghiên cứu, giới thiệu với du khách và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương. Trong đó, việc giữ gìn tiếng nói cổ rất được quan tâm.
Ở Thanh Hóa còn có một “đảo thổ ngữ” khác nữa, đó là xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Người dân cả xã này đều là người Kinh nhưng nói bằng một thứ tiếng Việt riêng của mình và người Thanh Hóa gọi là “tiếng Kênh Thủy”. Chẳng hạn, trước khi đi ngủ bố mẹ nhắc: “Lạy cấy chuộc rửa cấy chò, lênh trên chằng ngơi” (lấy cái gáo rửa chân, lên giường đi ngủ). Củ gừng “tiếng Kênh Thủy” gọi là củ câng, cái nhãn vở gọi là cái két, máng nước để hứng nước mưa gọi là cái xốn, đầu gối gọi là trốc cún, cái chân gọi là cái trò, răng gọi là cái nanh, cái lưỡi gọi là cái lãn, tóc gọi là tắc... Vốn từ riêng của xã này có thể lập thành một cuốn từ điển.
Bà Nguyễn Thị Truật (81 tuổi), ở làng Trung, xã Vĩnh Thịnh, tự hào cho biết có người sang Pháp sống lúc mới 10 tuổi, sau 60 năm trở về thăm quê vẫn nói được tiếng Kênh Thủy. Cô Nguyễn Thị Nhân, giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Thịnh, cho biết học sinh đến trường thì nói tiếng phổ thông, nhưng ra khỏi cổng trường là nói “tiếng Kênh Thủy”. Người cùng xã Vĩnh Thịnh mà nói chuyện với nhau bằng tiếng phổ thông là không thích.
Buổi sáng, bà mẹ nói với đứa con: “Giẩu tru đếch xoong, bốc chi đớp?”. Chiều về bà lại quát con: “Kêu mi vô rú, răng tru viền đướn ăn lọ?”. Thằng con khóc rấm rứt: “Ai hay chi mô. Tru mềnh hướn, lè lản liếm tru cấy, lồng chặn bứt đứt chạc. Con chặn theo rạc cẳng, bổ ở ruộng cằn, rọt lộn lên cần cổ, trớt hết bộng, bể cả trốc cún. Chưa chậy bới cấy chi”. Bà mẹ liền buông một câu: “Hoọc không hoọc, giẩu tru không xoong, ăn cho tốn cấu”.
Đoạn đối thoại của hai mẹ con được “dịch” lại như sau:
Bà mẹ: - Giữ trâu không xong, lấy cái gì mà ăn?
- Bảo mày vô rừng, sao trâu lại về dưới ăn lúa?
Đứa con: - Ai biết gì đâu. Trâu mình động đực, lè lưỡi liếm trâu cái, lồng lên chạy đứt dây thừng. Con chạy theo mỏi cả chân, ngã ở ruộng, ruột bắn lên cổ, rách hết bụng, vỡ cả đầu gối. Giờ mẹ chửi cái gì”.
Bà mẹ: “Học không học, chăn trâu không xong, ăn cho tốn gạo”...
Lê Hải (Có một làng “nước ngoài” tại xã Tân Ninh)

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top