• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Làng nói "ngoại ngữ" ở Nghệ An

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Đã nhiều đời, những câu nói dạng này truyền đi trong dân gian với những câu chuyện vừa thật vừa hài khiến người ta “chưa nghe đã buồn cười”. Nhưng không mấy người ở vùng “Nghi Lộc ngữ” hiểu vì sao dân quê mình lại nói như vậy.
1351738889-nguoi-nghe-noi-tieng-nghi1.jpg

Chợ Sơn, nơi tụ hội nhiều vùng “Nghi Lộc ngữ”*
Học “ngoại ngữ” để tìm vợ
Ông Hồ Thắng, nguyên giáo viên dạy tin học Trường THPT Nghi Lộc 3, khi nghe tôi đề cập tới câu chuyện này đã mỉm cười: “Tôi là người Nghi Hải, tiếng nói nặng như chì rồi, nhưng hồi trẻ khi sang xã Nghi Ân ở cạnh bên “cưa” gái thì nghe họ nói cứ như chim hót chẳng hiểu gì cả. Khi có ý định làm rể ở đây tôi đã phải học “ngoại ngữ” sáu tháng mới cưa đổ bà xã”.
Vợ ông Hồ Thắng là bà Thành, hiệu phó Trường trung cấp Y dược Bắc Ninh (chi nhánh tại Nghệ An), ngồi cạnh nghe chồng nói vậy cũng không giấu nổi tiếng cười. Bà nói chuyện: “Hồi học cấp III, tôi và mấy đứa bạn vừa đi bộ vừa cãi nhau phương pháp giải bài toán. Bỗng dưng một người đi đường dừng xe đạp lại hỏi: Các cháu là người dân tộc nào xuống đây học à?”. Thấy tôi ngạc nhiên, ông Hồ Thắng kể chuyện một nữ giáo viên tiểu học người TP Vinh không cho em học sinh nghỉ học do em này xin phép bằng “tiếng Nghi” nên cô giáo không hiểu. Chuyện là em học sinh đến gặp cô giáo nói: “Quơ cô, bòa em ốm cho em nghỉ”. Cô giáo cứ tưởng” bò em ốm cho em nghỉ”. Sau khi nghe ông Thắng “phiên dịch” cô giáo mới hiểu nguyên văn câu nói đó như sau: “Thưa cô, bà em ốm, cho em nghỉ”.
1351738889-nguoi-nghe-noi-tieng-nghi2.jpg

PGS Ninh Viết Giao: “Người ta thường bảo người Nghi Lộc là dân “ca có cuống, ca có đuôi” (cà có cuống, cá có đuôi) là do cách phát âm các từ có dấu huyền, dấu sắc và không dấu na ná nhau”
PGS Ninh Viết Giao lý giải: nguồn gốc của cư dân những vùng làng này là người Chiêm Thành. Nửa cuối thế kỷ 15, công thần khai quốc nhà Lê sơ Nguyễn Xí (1396-1465) quê xã Nghi Hợp bây giờ, có công lớn trong việc cảm hóa hàng binh người Chiêm Thành, đưa họ về Nghi Lộc, tậu ruộng đất cho họ sinh sống nhưng cũng cấm bỏ ruộng hoang. Từng bước Nguyễn Xí chuyển hàng binh thành công dân nước Việt, sinh sống ở Nghi Lộc. Hiện trong sử sách, gia tộc của Thái sư Quốc công Nguyễn Xí có 15 chi là con cháu và ba chi là con nuôi người Việt gốc Chiêm Thành vốn được ông yêu thương. Nhiều người dân ở Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò hiện nay mang họ Chế là vì vậy.
Anh Lương Khắc Thanh, cán bộ Sở Tài chính Nghệ An nhưng được làng văn xứ Nghệ biết đến như một nhà thơ. Thơ anh đăng nhiều các báo, tạp chí nhưng nghe anh đọc thơ thì ai cũng bưng miệng thật kín để cười vì tiếng anh đặc sệt vùng “Nghi Lộc ngữ”. Quen nhau đã mấy chục năm nhưng mỗi khi gặp tôi anh vẫn gọi: “Vậu Tuồn” (Vũ Toàn). Hôm dẫn tôi về làng Ân Hậu, xã Nghi Đức quê anh, anh bảo: “Về đai ăn khuây loang, uống chè choát là sướng”. Tôi không hiểu cái gì mà sướng vì anh lại nói “giọng riêng”. Thấy thế anh chuyển sang nói tiếng phổ thông: “Về đây ăn khoai lang, uống chè chát là sướng”.
Thấy chú Thanh về, mấy anh em sang uống nước chè chát. Nghe giới thiệu tôi muốn tìm hiểu “giọng riêng” ở vùng quê này, ông Lương Văn Diên, 67 tuổi, cười khà khà rồi “biểu diễn” ngay: “Hùa giái đi, đừng cãi nhau mà nhọc, đau trốc lắm”. Tôi cũng cười theo vì tuy không hiểu nhưng nghe có từ nghịch ngợm. Ông Diên phiên dịch: “Hòa giải đi, đừng cãi nhau mà mệt, đau đầu lắm”. Ông kể: “Ngày xưa bộ đội ngoài Bắc vào đóng quân ở đây khi đến chơi nhà nghe mẹ tôi mời ăn “loạc lọc” (lạc, đậu phụng luộc) hoặc ăn “khuây loang uống chè choát” các chú không hiểu nhưng cứ vâng, dạ vì thấy mẹ bưng rổ lạc lên và rót nước chè ra bát”.
Tôi ghé vào chợ Sơn ở xã Nghi Khánh (chợ lớn của 20 xã thượng, hạ huyện Nghi Lộc) để được chính tai mình nghe và tự mình phiên dịch những tiếng quê làng nổi tiếng khó nghe ở đây. Không khí náo nhiệt của chợ quê cộng thêm những phát âm kiểu “ốc đảo” khiến tôi choáng. Lúc đó, trước mặt tôi là ông cụ đang dắt xe đạp đứng lưỡng lự trước hai quán hàng dựng sát nhau. Bỗng từ trong quán, chị chủ quán nói to với ông cụ: “Mua háng mẹ cũng được. Mua háng con cũng được ông ơi”. Ông cụ há hốc mồm, hai mắt trợn tròn. Chị chủ quán hiểu ra liền chuyển sang nói tiếng phổ thông: “Ôi thôi, ông hiểu nhầm rồi. Mua hàng mẹ cũng được. Mua hàng con cũng được ông ạ. Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn đây”. Lúc này ông cụ mới hiểu chị chủ quán không hề giỡn mặt ông già. Tôi hỏi chuyện vì sao phải nói hai thứ tiếng như vậy, chị chủ quán thanh minh: “Người ở đây về nhà toàn nói tiếng địa phương, ra đường mới nói tiếng phổ thông. Bao đời nay quen như thế rồi”.
Nặng hơn cả tiếng Nghệ
Tôi đem những câu chuyện này trao đổi với phó giáo sư Ninh Viết Giao - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Tuy đã 80 tuổi nhưng khi nghe tôi hỏi chuyện “Nghi Lộc ngữ”, ông Giao bật cười rồi vào chuyện rất hào hứng. Ông lấy cho tôi xem một cuốn sách của ông sưu tầm, biên soạn trong đó có chương bàn về tiếng Nghệ, đặc biệt là phần “Nghi Lộc ngữ”. Ông nói: “Tiếng phổ thông có năm dấu: sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng và không dấu. Giọng của người dân xứ Nghệ nặng là do họ chỉ nói bốn thanh. Riêng người Nghi Lộc chỉ nói 2-3 thanh nên giọng lơ lớ rất khó nghe. Người ta thường bảo người Nghi Lộc là dân “ca có cuống, ca có đuôi” (cà có cuống, cá có đuôi) là do cách phát âm các từ có dấu huyền, dấu sắc và không dấu na ná nhau. Và những từ có dấu huyền đều có thể tương đương với các từ có năm thanh khác tạo thành nhưng âm luyến khó nghe. Nghe được rồi cũng khó hiểu vì không đúng với căn nguyên từ vựng của tiếng Việt”.
Ở vùng “Nghi Lộc ngữ” có bài thơ dân gian gọi là “Nghi Lộc ca” được nhiều người truyền tụng. Một lần trung tướng Phạm Hồng Minh, nguyên chính ủy Quân khu 4, nghe ai đó đọc bài này rồi nhờ anh Giao Hưởng, phóng viên báo Lao Động, quê xã Nghi Đức, chép lại. Bài thơ như sau: “O bán hạng (hàng) nay đã mấy tuồi (tuổi)/Nước o còn nọng (nóng) hay đã nguồi (nguội)/Trên hạ lụng lặng (lủng lẳng) một gói nẻm (nem)/Lơ thơ dưới mọc (móc) mấy quả chuồi (chuối)/ Bánh mỏng, bánh dày đều trơn mỡ/Khoai môn, khoai ngá (ngứa) phải chấm muồi (muối)/ăn uống no say tiền chưa... (đủ)/Xin o cho chịu một bài... (buổi).
Theo ông Giao, đây là bài thơ của ông đồ Nghi Lộc ghẹo cô bán hàng nước xinh đẹp ở huyện Quỳnh Lưu. Sở dĩ ông đồ có ý ghẹo nghịch ngợm là vì biết cô bán hàng không hiểu phương ngữ “ốc đảo” ở Nghi Lộc nên có đọc mấy cũng không xảy ra sự cố gì. Ông Giao cho rằng những từ khó nghe này là phương ngữ của những “ốc đảo” ở Nghi Lộc chứ không phải ngôn ngữ riêng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở Nghi Lộc có 20/30 xã, trong đó nhiều xã có cách nói khác nhau. Thậm chí trong một xã có nhiều thôn chỉ cách nhau một con đường cũng nói tiếng không giống nhau. Tiếng nào cũng khó nghe, khó hiểu.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top