Những thứ thay vì sẽ bỏ đi như chăn phế thải, vải vụn.. lại được người dân làng chăn Trát Cầu - một làng nghề truyền thống có tuổi đời 500 năm - tận dụng để sản xuất các loại chăn, ga, gối, đệm rồi gắn đủ các loại mác "xịn" bán cho người tiêu dùng.
Trên trời ... dưới chăn
Trong vai một người đi khảo sát thị trường để chuẩn bị mở cửa hàng chăn, ga, gối, đệm, chúng tôi về làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngay đầu làng, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những chiếc đệm dán nhãn hiệu "Made in Korea" được bày bán la liệt. Từng đoàn xe tải chất đầy chăn, ga đang nối đuôi nhau rời khỏi làng tỏa đi các hướng.*Và những chuyến hàng chở bao bì chứa bông, sợi đưa về các xưởng sản xuất cũng không kém phần sôi động. Tiến sâu vào trong làng, tiếng máy dệt, máy sợi chạy ầm ầm, người dân làm chăn hối hả. "Đây mới chỉ đầu vụ rét nên số lượng bán ra chưa đáng kể. Chứ khoảng một tháng nữa, hai anh chị về có muốn đặt hàng cũng còn khó", một người bán hàng chia sẻ.
Lòng đường được* tận dụng làm sân phơi ruột chăn.
Dọc hai bên đường, các hộ sản xuất tận dụng đường đi làm nơi "tập kết" chăn trước khi có người tới lấy. Phía giữa làng, các khoảng trống được sử dụng làm nơi phơi vải vụn, bông phế thải. Đây là những nguyên liệu chính dùng để sản xuất chăn.
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất chăn là vải vụn, các loại bông phế thải.
Ở một xưởng sản xuất chật chội phía giữa làng, hàng chục lao động vẫn miệt mài ngồi phân loại vải vụn đem ra phơi nắng. Cũng từ ngày khai sinh nghề làm chăn này, dòng sông Cụt (một nhánh thuộc sông Nhuệ) màu nước chuyển sang đen kịt, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Nói làng nghề Trát Cầu giàu lên nhờ làm chăn quả không sai. Đầu làng nhà cao tầng mọc lên san sát. Làng có trên 40 bộ máy công nghệ cao của Hàn Quốc, Nhật Bản trị giá trên dưới 1 tỷ đồng/máy để làm chăn, gối. Mỗi máy có công suất 90 -100 chiếc chăn/ngày. Còn những hộ dân nhỏ lẻ thì mỗi ngày ít nhất cũng cho ra được vài chục bộ chăn, ga, gối, nệm…
Ruột rác đóng mác* xịn
Chị T., chủ một cơ sở sản xuất chăn vừa tiếp chúng tôi vừa niềm nở "tiếp thị": "Nguồn bông, sợi này tôi thu mua từ các vùng khác về, đa số là chăn phế thải, vải vụn. Nhiều nơi họ vứt đi, nhưng mình mua về với giá rẻ để "tận dụng" còn hơn là để họ đốt hoặc thả trôi sông"!.
Kho tích trữ vải vụn dùng để sản xuất chăn.
Chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất của anh V. nằm ở phía cuối làng. Đây có thể coi là "tổng hành dinh" của nguyên liệu từ chăn phế thải. Ruột chăn được chất đống cao quá đầu người, có màu đen sẫm, vàng ố lẫn lộn để trên nền đất. Vừa làm, anh V. vừa tiếp chuyện: "Đống bông này gia đình tôi thu gom từ những đầu mối khác nhau nên "xuất xứ" từ đâu tôi cũng không rõ. Sau khi mua về, tôi đem đi phơi khoảng 2 nắng rồi để sản xuất dần, không cần phải giặt cũng chẳng cần khử trùng. Nếu mùa này không làm hết, có thể tận dụng sang đầu mùa sau. Hàng này để vài năm cũng không sợ hỏng".
Anh V. còn tự tin quảng cáo thêm tay nghề của mình: "Nguyên liệu bông sợi tôi mua từ một số cơ sở sản xuất ở trong làng, còn vải và hoa văn sẽ thu mua từ một số cơ sở khác. Ở đây, tôi có thể sản xuất được từ hàng bình dân cho tới hàng cao cấp, muốn của "hãng" nào là có của hãng đó"!.
Theo khảo sát của chúng tôi, các mặt hàng chăn, ga, gối, đệm tại đây rất phong phú, giá cũng đa dạng tùy theo sản phẩm nhái ở "cấp độ" nào. Một bộ chăn, ga, gối Eveton (làm nhái của nhãn hàng Everon) có giá từ 300.000 - 500.000 đồng; trong khi** bộ chăn, ga, gối chính hãng do Everon sản xuất dao động trên dưới* 3 triệu đồng, tùy vào từng chất liệu. Đệm tại đây có giá 500.000 - 1.000.000 đồng/chiếc thì hàng chính hãng có giá khoảng 4.000.000 đồng/sản phẩm. Còn gối thì giá rẻ khó tưởng tượng. Tại đây không thiếu các loại gối có giá từ 10.000 - 15.000 đồng/chiếc, nhưng khi ra tới tay người tiêu dùng sẽ lên tới 80.000 - 120.000 đồng.
Theo những hộ sản xuất ở làng Trát Cầu, chăn của họ đã có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước
Sản phẩm chăn nhái của hãng Everon được bày bán tại một số cửa hàng ở thôn Trát Cầu.
Khi chúng tôi thắc mắc Trát Cầu là một làng nghề truyền thống từ 500 năm nay nhưng lại không tìm thấy một bộ ruột chăn, gối làm bằng bông thiên nhiên, một cụ già trong làng chia sẻ: Bây giờ muốn sản xuất ra một cái chăn truyền thống không đơn giản, vì ở làng không ai ngồi khâu, đánh tan bông như trước. Chăn truyền thống Trát Cầu đòi hỏi rất tỉ mỉ qua các công đoạn như: chọn bông, đập bông, rồi khâu từng mũi chỉ, đường kim để cố định bông… Để cho ra một chiếc chăn bông phải có 2 thợ cùng làm. Thợ tay nghề cao, nếu làm nhanh cũng phải mất một ngày mới làm được 1 một chiếc.
May túi đựng chăn "Made in Korea" tại Trát Cầu.
Những sản phẩm chăn, đệm Hàn Quốc có nguồn gốc "Made in Trát Cầu"
Trong khi chăn nhái bây giờ làm bằng máy móc hiện đại, nguyên liệu hỗn tạp nên giá rất rẻ, người làng nghề chuyển hết sang làm hàng... nhái, bỏ hẳn nghề truyền thống. Giờ làng nghề 500 năm đã “đắp chiếu”, nhường chỗ cho những dây chuyền công nghệ làm chăn nhái bẩn rồi.
Trên trời ... dưới chăn
Trong vai một người đi khảo sát thị trường để chuẩn bị mở cửa hàng chăn, ga, gối, đệm, chúng tôi về làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngay đầu làng, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những chiếc đệm dán nhãn hiệu "Made in Korea" được bày bán la liệt. Từng đoàn xe tải chất đầy chăn, ga đang nối đuôi nhau rời khỏi làng tỏa đi các hướng.*Và những chuyến hàng chở bao bì chứa bông, sợi đưa về các xưởng sản xuất cũng không kém phần sôi động. Tiến sâu vào trong làng, tiếng máy dệt, máy sợi chạy ầm ầm, người dân làm chăn hối hả. "Đây mới chỉ đầu vụ rét nên số lượng bán ra chưa đáng kể. Chứ khoảng một tháng nữa, hai anh chị về có muốn đặt hàng cũng còn khó", một người bán hàng chia sẻ.
Lòng đường được* tận dụng làm sân phơi ruột chăn.
Dọc hai bên đường, các hộ sản xuất tận dụng đường đi làm nơi "tập kết" chăn trước khi có người tới lấy. Phía giữa làng, các khoảng trống được sử dụng làm nơi phơi vải vụn, bông phế thải. Đây là những nguyên liệu chính dùng để sản xuất chăn.
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất chăn là vải vụn, các loại bông phế thải.
Ở một xưởng sản xuất chật chội phía giữa làng, hàng chục lao động vẫn miệt mài ngồi phân loại vải vụn đem ra phơi nắng. Cũng từ ngày khai sinh nghề làm chăn này, dòng sông Cụt (một nhánh thuộc sông Nhuệ) màu nước chuyển sang đen kịt, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Nói làng nghề Trát Cầu giàu lên nhờ làm chăn quả không sai. Đầu làng nhà cao tầng mọc lên san sát. Làng có trên 40 bộ máy công nghệ cao của Hàn Quốc, Nhật Bản trị giá trên dưới 1 tỷ đồng/máy để làm chăn, gối. Mỗi máy có công suất 90 -100 chiếc chăn/ngày. Còn những hộ dân nhỏ lẻ thì mỗi ngày ít nhất cũng cho ra được vài chục bộ chăn, ga, gối, nệm…
Ruột rác đóng mác* xịn
Chị T., chủ một cơ sở sản xuất chăn vừa tiếp chúng tôi vừa niềm nở "tiếp thị": "Nguồn bông, sợi này tôi thu mua từ các vùng khác về, đa số là chăn phế thải, vải vụn. Nhiều nơi họ vứt đi, nhưng mình mua về với giá rẻ để "tận dụng" còn hơn là để họ đốt hoặc thả trôi sông"!.
Kho tích trữ vải vụn dùng để sản xuất chăn.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực hóa học, chăn gối làm từ bông tái sinh được bày bán tại một số cửa hàng, vỉa hè rất nguy hiểm cho người sử dụng, do có chứa nhiều vi khuẩn, vi rút gây ra một số bệnh như hen suyễn, dị ứng da. Hay nhiều bộ có màu sắc bên ngoài hào nhoáng như chất lượng vải kém nên chứa hóa chất như formandehyt hoặc màu nhuộm có amin thơm gây viêm da, ung thư. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người tiêu dùng nên sử dụng các loại chăn, ga gối chính hãng, hoặc có nguồn gốc rõ ràng, tránh tình trạng mua hàng giả, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.*Nên lựa chọn chăn ga gối bằng vải cotton thay vì chất liệu pha polyester. Chất cotton được sản xuất từ thiên nhiên nên ít hóa chất, đem lại cảm giác mềm mại và thấm mồ hôi nên mát. Còn vải polyeste là sản phẩm từ hóa dầu, có nhiều hóa chất nên cứng, nằm không thấm mồ hôi, đem lại cảm giác khó chịu, độ bền màu kém. |
Anh V. còn tự tin quảng cáo thêm tay nghề của mình: "Nguyên liệu bông sợi tôi mua từ một số cơ sở sản xuất ở trong làng, còn vải và hoa văn sẽ thu mua từ một số cơ sở khác. Ở đây, tôi có thể sản xuất được từ hàng bình dân cho tới hàng cao cấp, muốn của "hãng" nào là có của hãng đó"!.
Theo khảo sát của chúng tôi, các mặt hàng chăn, ga, gối, đệm tại đây rất phong phú, giá cũng đa dạng tùy theo sản phẩm nhái ở "cấp độ" nào. Một bộ chăn, ga, gối Eveton (làm nhái của nhãn hàng Everon) có giá từ 300.000 - 500.000 đồng; trong khi** bộ chăn, ga, gối chính hãng do Everon sản xuất dao động trên dưới* 3 triệu đồng, tùy vào từng chất liệu. Đệm tại đây có giá 500.000 - 1.000.000 đồng/chiếc thì hàng chính hãng có giá khoảng 4.000.000 đồng/sản phẩm. Còn gối thì giá rẻ khó tưởng tượng. Tại đây không thiếu các loại gối có giá từ 10.000 - 15.000 đồng/chiếc, nhưng khi ra tới tay người tiêu dùng sẽ lên tới 80.000 - 120.000 đồng.
Theo những hộ sản xuất ở làng Trát Cầu, chăn của họ đã có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước
Sản phẩm chăn nhái của hãng Everon được bày bán tại một số cửa hàng ở thôn Trát Cầu.
Khi chúng tôi thắc mắc Trát Cầu là một làng nghề truyền thống từ 500 năm nay nhưng lại không tìm thấy một bộ ruột chăn, gối làm bằng bông thiên nhiên, một cụ già trong làng chia sẻ: Bây giờ muốn sản xuất ra một cái chăn truyền thống không đơn giản, vì ở làng không ai ngồi khâu, đánh tan bông như trước. Chăn truyền thống Trát Cầu đòi hỏi rất tỉ mỉ qua các công đoạn như: chọn bông, đập bông, rồi khâu từng mũi chỉ, đường kim để cố định bông… Để cho ra một chiếc chăn bông phải có 2 thợ cùng làm. Thợ tay nghề cao, nếu làm nhanh cũng phải mất một ngày mới làm được 1 một chiếc.
May túi đựng chăn "Made in Korea" tại Trát Cầu.
Những sản phẩm chăn, đệm Hàn Quốc có nguồn gốc "Made in Trát Cầu"
Trong khi chăn nhái bây giờ làm bằng máy móc hiện đại, nguyên liệu hỗn tạp nên giá rất rẻ, người làng nghề chuyển hết sang làm hàng... nhái, bỏ hẳn nghề truyền thống. Giờ làng nghề 500 năm đã “đắp chiếu”, nhường chỗ cho những dây chuyền công nghệ làm chăn nhái bẩn rồi.