Tiến sĩ Nguyễn Lan Châu, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương cho biết: Lốc xoáy là sản phẩm của đám mây dông phát triển đặc biệt mạnh. Vì vậy, khi đám mây dông gây ra lốc xoáy đều kèm theo mưa dông. Hiện tượng này gây nên nhiều thiệt hại hơn cho tính mạng và tài sản của con người. Trong một số trường hợp, mưa dông đạt đến cường độ rất mạnh.
Những trận mưa có cường độ mạnh như vậy có thể gây ra hiện tượng úng ngập cục bộ ảnh hưởng đến mùa màng hoặc hoạt động giao thông. Trường hợp mưa lớn xảy ra ở vùng núi có thể gây ra lũ quét cục bộ và lở đất. Đôi khi mưa đá xuất hiện trong lốc xoáy. Hạt mưa đá thường có kích cỡ 5- 10 mm. Một số trường hợp hạt mưa đá có đường kính lên đến 10- 20 mm. Cá biệt có những hạt rất lớn.
Hạt mưa đá có kích cỡ trên 20 mm thường rất tác hại đối với lúa, hoa màu, nhất là vào thời kỳ lúa đang làm đòng, trổ hoa. Chúng có thể làm hư hại các mái nhà ngói, gây thương vong cho người và gia súc.
Lốc xoáy thường xảy ra vào những tháng "giao thời". Ở Việt Nam lốc xoáy xuất hiện ở hầu hết các nơi từ nam ra bắc, song tần suất xuất hiện ở các vùng rất khác nhau. Lốc xoáy ở Việt Nam không nhiều và dữ dội như nước Mỹ (nơi xuất hiện nhiều lốc xoáy nhất) và một số nơi khác trên thế giới.
Song theo những số liệu thống kê được của các nhà khí tượng, lốc xoáy khá mạnh đã xuất hiện vài lần ở Việt Nam. Chẳng hạn, vào năm 1965 một trận lốc xoáy đã bốc một toa xe lửa đang đỗ ở ga khỏi đường ray và làm đổ một cầu bêtông ở Nghệ An. Năm 1985, một trận xoáy lốc đã làm đổ cầu ở cảng Hải Phòng...
Trước đây, mạng lưới thông tin của nước ta chưa hiện đại, thiết bị tân tiến như ra-đa, vệ tinh chưa có, hơn nữa lốc xoáy không phải là hiện tượng khí tượng phải ghi chép trong sổ quan trắc nên số liệu về lốc xoáy chỉ có ý nghĩa tương đối. Thêm nữa, lốc xoáy yếu nếu không xảy ra ở gần trạm khí tượng thì con người không thể quan trắc được chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng, với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, chúng ta có thể biết trước thời gian xuất hiện xoáy lốc từ khoảng nửa giờ đến vài giờ.
Khoa học
Độc giả hãy gửi thắc mắc về địa chỉ Khoahoc@vnexpress.net để nhận câu trả lời.
Những trận mưa có cường độ mạnh như vậy có thể gây ra hiện tượng úng ngập cục bộ ảnh hưởng đến mùa màng hoặc hoạt động giao thông. Trường hợp mưa lớn xảy ra ở vùng núi có thể gây ra lũ quét cục bộ và lở đất. Đôi khi mưa đá xuất hiện trong lốc xoáy. Hạt mưa đá thường có kích cỡ 5- 10 mm. Một số trường hợp hạt mưa đá có đường kính lên đến 10- 20 mm. Cá biệt có những hạt rất lớn.
Hạt mưa đá có kích cỡ trên 20 mm thường rất tác hại đối với lúa, hoa màu, nhất là vào thời kỳ lúa đang làm đòng, trổ hoa. Chúng có thể làm hư hại các mái nhà ngói, gây thương vong cho người và gia súc.
Lốc xoáy thường xảy ra vào những tháng "giao thời". Ở Việt Nam lốc xoáy xuất hiện ở hầu hết các nơi từ nam ra bắc, song tần suất xuất hiện ở các vùng rất khác nhau. Lốc xoáy ở Việt Nam không nhiều và dữ dội như nước Mỹ (nơi xuất hiện nhiều lốc xoáy nhất) và một số nơi khác trên thế giới.
Song theo những số liệu thống kê được của các nhà khí tượng, lốc xoáy khá mạnh đã xuất hiện vài lần ở Việt Nam. Chẳng hạn, vào năm 1965 một trận lốc xoáy đã bốc một toa xe lửa đang đỗ ở ga khỏi đường ray và làm đổ một cầu bêtông ở Nghệ An. Năm 1985, một trận xoáy lốc đã làm đổ cầu ở cảng Hải Phòng...
Trước đây, mạng lưới thông tin của nước ta chưa hiện đại, thiết bị tân tiến như ra-đa, vệ tinh chưa có, hơn nữa lốc xoáy không phải là hiện tượng khí tượng phải ghi chép trong sổ quan trắc nên số liệu về lốc xoáy chỉ có ý nghĩa tương đối. Thêm nữa, lốc xoáy yếu nếu không xảy ra ở gần trạm khí tượng thì con người không thể quan trắc được chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng, với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, chúng ta có thể biết trước thời gian xuất hiện xoáy lốc từ khoảng nửa giờ đến vài giờ.
Khoa học
Độc giả hãy gửi thắc mắc về địa chỉ Khoahoc@vnexpress.net để nhận câu trả lời.