Mặc dù đã tăng giá liên tục 3 lần trong tháng 8 và lần tăng gần đây nhất cách đây khoảng 1 tuần (28/8), một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lại than lỗ và đòi tăng giá tiếp.
Nhiều doanh nghiệp đầu mối cho biết, hiện so với mức giá xăng dầu bán lẻ trong nước mới tăng hôm 28/8, giá cơ sở vẫn cao hơn từ 1.000 tới 1.200 đồng/lít xăng.
Trao đổi với PV, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, cho biết, ngay lần điều chỉnh tăng giá xăng gần đây nhất, các doanh nghiệp đã lỗ. Tuy ông Năm không tiết lộ mức giá đề xuất tăng của Petrolimex, song một doanh nghiệp khác cho hay hầu hết doanh nghiệp đầu mối đều đề nghị mức giá tương tự nhau với mức tăng không dưới 1.200 đồng/lít xăng, trong khi mức tăng được Bộ Tài chính duyệt chỉ 650 đồng/lít. Cộng thêm 200 đồng trích từ Quỹ bình ổn, các doanh nghiệp vẫn lỗ đáng kể.
Nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết vẫn đang lỗ
“Từ 28/8 đến nay, giá xăng dầu thế giới vẫn trong xu hướng tăng liên tục. Tính đến hôm nay, chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng tại Petrolimex đã lên tới 1.000 đồng/lít. Còn nếu so với mức giá bán lẻ cũ, chênh lệch này là gần 2.000 đồng/lit”, ông Năm nói.
Người tiêu dùng qua kỳ nghỉ lễ 2/9 lại bắt đầu nơm nớp lo sợ xăng sẽ tăng giá tiếp. Bởi hôm nay đã là ngày thứ 8 kể từ lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất (28/8), mà theo quy định tại Nghị định 84 thì nếu xăng tăng giá phải tối thiểu là 10 ngày, còn giảm giá thì tối đa 10 ngày. Thông thường đây là thời điểm để các doanh nghiệp đầu mối đề xuất tăng giá lên Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm khẳng định, dù chịu lỗ song doanh nghiệp hiện chưa có đề xuất gì về giá lên Bộ Tài chính mà đang xem xét tình hình. “Nếu giá xăng dầu trên thị trường vẫn tiếp tục tăng thì việc tăng giá xăng dầu trong nước là điều khó tránh, nhưng cũng phải theo quy định chứ không thể muốn tăng là được. Điều quan trọng bây giờ là bình ổn thị trường. Petrolimex vẫn cung cấp đầy đủ xăng dầu cho các công ty thành viên, các đại lý theo đúng như hợp đồng đã ký trước đó, chứ không có việc hạn chế cung hàng. Trong những ngày qua, doanh nghiệp đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, nếu phát hiện cửa hàng nào găm hàng hay dừng bán với các lý do không đúng sẽ kiến nghị quản lý thị trường ra quyết định xử phạt nghiêm, nếu cần thiết sẽ tước giấy phép kinh doanh”, ông Năm nói.
Một đại diện của Saigon Petro cũng cho biết doanh nghiệp đang lỗ đáng kể song vẫn chưa có kiến nghị gì về giá lên Bộ Tài chính. “Chúng tôi đang đợi tình hình mấy hôm nữa xem thế nào”.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (31/8), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10 tăng 1,85 USD, tương ứng 2%, lên 96,47 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Tính chung cả tuần, dầu thô New York tăng 0,3%, đưa mức tăng cả tháng lên 9,6%, cao nhất kể từ tháng 2 tới nay. Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới nay, giá dầu thô loại này đã giảm 2,4%.
Tại sàn giao dịch London (Anh quốc), giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng tới 1,92 USD lên 114,57 USD/thùng.
Trong tháng 8 vừa qua, giá xăng thế giới đã tăng tới 6,6%, mức tăng theo tháng cao nhất kể từ tháng 3 tới nay, nâng mức tăng cả năm lên gần 16%. Tương tự, trong tháng 8, giá dầu sưởi đã tăng gần 12%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2010.
Nhiều doanh nghiệp đầu mối cho biết, hiện so với mức giá xăng dầu bán lẻ trong nước mới tăng hôm 28/8, giá cơ sở vẫn cao hơn từ 1.000 tới 1.200 đồng/lít xăng.
Trao đổi với PV, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, cho biết, ngay lần điều chỉnh tăng giá xăng gần đây nhất, các doanh nghiệp đã lỗ. Tuy ông Năm không tiết lộ mức giá đề xuất tăng của Petrolimex, song một doanh nghiệp khác cho hay hầu hết doanh nghiệp đầu mối đều đề nghị mức giá tương tự nhau với mức tăng không dưới 1.200 đồng/lít xăng, trong khi mức tăng được Bộ Tài chính duyệt chỉ 650 đồng/lít. Cộng thêm 200 đồng trích từ Quỹ bình ổn, các doanh nghiệp vẫn lỗ đáng kể.
Nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết vẫn đang lỗ
“Từ 28/8 đến nay, giá xăng dầu thế giới vẫn trong xu hướng tăng liên tục. Tính đến hôm nay, chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng tại Petrolimex đã lên tới 1.000 đồng/lít. Còn nếu so với mức giá bán lẻ cũ, chênh lệch này là gần 2.000 đồng/lit”, ông Năm nói.
Người tiêu dùng qua kỳ nghỉ lễ 2/9 lại bắt đầu nơm nớp lo sợ xăng sẽ tăng giá tiếp. Bởi hôm nay đã là ngày thứ 8 kể từ lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất (28/8), mà theo quy định tại Nghị định 84 thì nếu xăng tăng giá phải tối thiểu là 10 ngày, còn giảm giá thì tối đa 10 ngày. Thông thường đây là thời điểm để các doanh nghiệp đầu mối đề xuất tăng giá lên Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm khẳng định, dù chịu lỗ song doanh nghiệp hiện chưa có đề xuất gì về giá lên Bộ Tài chính mà đang xem xét tình hình. “Nếu giá xăng dầu trên thị trường vẫn tiếp tục tăng thì việc tăng giá xăng dầu trong nước là điều khó tránh, nhưng cũng phải theo quy định chứ không thể muốn tăng là được. Điều quan trọng bây giờ là bình ổn thị trường. Petrolimex vẫn cung cấp đầy đủ xăng dầu cho các công ty thành viên, các đại lý theo đúng như hợp đồng đã ký trước đó, chứ không có việc hạn chế cung hàng. Trong những ngày qua, doanh nghiệp đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, nếu phát hiện cửa hàng nào găm hàng hay dừng bán với các lý do không đúng sẽ kiến nghị quản lý thị trường ra quyết định xử phạt nghiêm, nếu cần thiết sẽ tước giấy phép kinh doanh”, ông Năm nói.
Một đại diện của Saigon Petro cũng cho biết doanh nghiệp đang lỗ đáng kể song vẫn chưa có kiến nghị gì về giá lên Bộ Tài chính. “Chúng tôi đang đợi tình hình mấy hôm nữa xem thế nào”.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (31/8), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10 tăng 1,85 USD, tương ứng 2%, lên 96,47 USD/thùng trên sàn trao đổi hàng hóa New York. Tính chung cả tuần, dầu thô New York tăng 0,3%, đưa mức tăng cả tháng lên 9,6%, cao nhất kể từ tháng 2 tới nay. Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới nay, giá dầu thô loại này đã giảm 2,4%.
Tại sàn giao dịch London (Anh quốc), giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tăng tới 1,92 USD lên 114,57 USD/thùng.
Trong tháng 8 vừa qua, giá xăng thế giới đã tăng tới 6,6%, mức tăng theo tháng cao nhất kể từ tháng 3 tới nay, nâng mức tăng cả năm lên gần 16%. Tương tự, trong tháng 8, giá dầu sưởi đã tăng gần 12%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2010.