Đã một tuần trôi qua, người dân xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa vẫn chưa quên được giây phút kinh hoàng khi vỡ đê sông Cầu Chày. Những âm thanh vỡ đê như xé toang bầu không khí yên bình vốn có của một vùng quê.
Chạy và chạy, người dân nơi đây chỉ kịp làm điều đó trước sự nguy hiểm đang cận kề, nó cũng đúng với bản năng tự vệ của con người khi đang phải chịu sự đe dọa trực tiếp tới tính mạng trước dòng nước lũ ào ào đổ về. Nó sẵn sàng cuốn phăng tất cả mọi thứ. Trong đêm tối, sự hỗn loạn không dành chỗ cho những phương án tối ưu thường được phòng bị trước.
Đoạn đê sông Cầu*Chày vỡ bất ngờ trong đêm 6/9, rạng sáng 7/9 (Ảnh:*Hồng*Phú)
"Tôi chỉ biết gọi các con dậy, 2 vợ chồng vừa ôm 2 đứa con nhỏ vừa chạy. Cắm đầu cắm cổ chạy, ngã dúi dụi lại vùng dậy chạy. Chúng tôi chưa biết mức độ của cơn lũ tới đâu, nhưng việc đầu tiên khi bị tiếng róc rách của nước lũ tràn vào làm tỉnh giấc. Phút giây giật mình, hoảng sợ phút đầu bỗng chốc thoáng qua, việc tiếp theo đó đầu tiên là phải đảm bảo được tính mạng của 2 đứa con, người thân trong gia đình. Còn người còn của chú ạ!", chị Hiệp, trú tại xóm 13, xã Quảng Phú tâm sự với PV.
Mực nước ào về quá nhanh, khiến mọi người không kịp trở tay. Của cải vốn liếng của nhà nông chỉ có con trâu là đầu cơ nghiệp nên nhiều người mới chỉ dắt được con trâu lên nhà thờ cách đó chưa đầy mấy trăm mét mà khi quay trở về nhà, nước lũ đã dâng cao quá đùi, bộ quần áo cũng không kịp mang theo. Có những gia đình thì chỉ kịp giữ an toàn tính mạng cho người thân, còn trâu bò thì đành ngậm ngùi nhìn cơn lũ phũ phàng cuốn trôi.
Lũ lớn nhấn chìm tất cả, những ngôi nhà chỉ còn trơ nóc (Ảnh:*Hồng Phú)
Dù nước đã rút thì nhiều ngôi nhà vẫn ngập quá nửa (Ảnh:*Trung Kiên)
Quá nhanh, quá khủng khiếp! Đó là cảm nhận của người dân nơi đây khi trò chuyện với PV. Ông Lê Văn Hà, 65 tuổi, một thương bệnh binh tại xóm 13 cho biết thêm, đã 30 năm nay chưa bao giờ có trận lũ nào có mức độ tàn phá lớn như lần này. Lũ lên quá nhanh khiến bà con không kịp trở tay, trong đêm mưa lũ, họ không biết phải làm thế nào để vừa giữ được an toàn tính mạng cho mình vừa bảo quản được tài sản gia đình. Nhiều gia đình hầu như mất trắng tài sản. Có đến 90% các hộ dân thuộc xóm 13 vẫn bị cô lập bởi nước lũ còn quá cao.
Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân trong những ngày này là thuyền (Ảnh:*Trung Kiên)
Tiếp xúc với người dân xóm 13, chúng tôi nhận rõ sự ngán ngẩm, chán chường, mệt mỏi, đau khổ ngự trị trên từng khuôn mặt. Tài sản có giá trị trong gia đình thì bị nước lũ cuốn trôi, trong tay giờ không còn bất cứ một cái gì. Chút ít thóc còn sót lại nhưng ngâm nước ròng rã cả tuần liền cũng đã nảy mầm hết cả. "Người thì già cả, neo đơn, ốm đau bệnh tật, người thì đang cần tiền để chờ được phẫu thuật trên bệnh viện tuyến trên. Khó khăn nối tiếp khó khăn, trước tình cảnh này chúng tôi thật sự không biết phải làm như thế nào, phải trông mong vào ai trong cơn hoạn nạn! Khổ lắm các chú ạ!" - chị Mến, một người dân ở xóm 13 than thở.
Những đứa trẻ ngây thơ chưa hiểu được những vất vả mà bố mẹ chúng đã, đang và sẽ phải trải qua (Ảnh:*Hồng Phú)
Chạy và chạy, người dân nơi đây chỉ kịp làm điều đó trước sự nguy hiểm đang cận kề, nó cũng đúng với bản năng tự vệ của con người khi đang phải chịu sự đe dọa trực tiếp tới tính mạng trước dòng nước lũ ào ào đổ về. Nó sẵn sàng cuốn phăng tất cả mọi thứ. Trong đêm tối, sự hỗn loạn không dành chỗ cho những phương án tối ưu thường được phòng bị trước.
Đoạn đê sông Cầu*Chày vỡ bất ngờ trong đêm 6/9, rạng sáng 7/9 (Ảnh:*Hồng*Phú)
"Tôi chỉ biết gọi các con dậy, 2 vợ chồng vừa ôm 2 đứa con nhỏ vừa chạy. Cắm đầu cắm cổ chạy, ngã dúi dụi lại vùng dậy chạy. Chúng tôi chưa biết mức độ của cơn lũ tới đâu, nhưng việc đầu tiên khi bị tiếng róc rách của nước lũ tràn vào làm tỉnh giấc. Phút giây giật mình, hoảng sợ phút đầu bỗng chốc thoáng qua, việc tiếp theo đó đầu tiên là phải đảm bảo được tính mạng của 2 đứa con, người thân trong gia đình. Còn người còn của chú ạ!", chị Hiệp, trú tại xóm 13, xã Quảng Phú tâm sự với PV.
Mực nước ào về quá nhanh, khiến mọi người không kịp trở tay. Của cải vốn liếng của nhà nông chỉ có con trâu là đầu cơ nghiệp nên nhiều người mới chỉ dắt được con trâu lên nhà thờ cách đó chưa đầy mấy trăm mét mà khi quay trở về nhà, nước lũ đã dâng cao quá đùi, bộ quần áo cũng không kịp mang theo. Có những gia đình thì chỉ kịp giữ an toàn tính mạng cho người thân, còn trâu bò thì đành ngậm ngùi nhìn cơn lũ phũ phàng cuốn trôi.
Lũ lớn nhấn chìm tất cả, những ngôi nhà chỉ còn trơ nóc (Ảnh:*Hồng Phú)
Dù nước đã rút thì nhiều ngôi nhà vẫn ngập quá nửa (Ảnh:*Trung Kiên)
Quá nhanh, quá khủng khiếp! Đó là cảm nhận của người dân nơi đây khi trò chuyện với PV. Ông Lê Văn Hà, 65 tuổi, một thương bệnh binh tại xóm 13 cho biết thêm, đã 30 năm nay chưa bao giờ có trận lũ nào có mức độ tàn phá lớn như lần này. Lũ lên quá nhanh khiến bà con không kịp trở tay, trong đêm mưa lũ, họ không biết phải làm thế nào để vừa giữ được an toàn tính mạng cho mình vừa bảo quản được tài sản gia đình. Nhiều gia đình hầu như mất trắng tài sản. Có đến 90% các hộ dân thuộc xóm 13 vẫn bị cô lập bởi nước lũ còn quá cao.
Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân trong những ngày này là thuyền (Ảnh:*Trung Kiên)
Tiếp xúc với người dân xóm 13, chúng tôi nhận rõ sự ngán ngẩm, chán chường, mệt mỏi, đau khổ ngự trị trên từng khuôn mặt. Tài sản có giá trị trong gia đình thì bị nước lũ cuốn trôi, trong tay giờ không còn bất cứ một cái gì. Chút ít thóc còn sót lại nhưng ngâm nước ròng rã cả tuần liền cũng đã nảy mầm hết cả. "Người thì già cả, neo đơn, ốm đau bệnh tật, người thì đang cần tiền để chờ được phẫu thuật trên bệnh viện tuyến trên. Khó khăn nối tiếp khó khăn, trước tình cảnh này chúng tôi thật sự không biết phải làm như thế nào, phải trông mong vào ai trong cơn hoạn nạn! Khổ lắm các chú ạ!" - chị Mến, một người dân ở xóm 13 than thở.
Những đứa trẻ ngây thơ chưa hiểu được những vất vả mà bố mẹ chúng đã, đang và sẽ phải trải qua (Ảnh:*Hồng Phú)