Cuộc trốn chạy không tưởng!
Đường đi nước bước về Việt Nam, Sơn nắm được. Anh lên kế hoạch, Linh sẽ trốn trong chiếc xe tải chở vật liệu do Sơn điều khiển, chạy càng xa khu vực nhà chồng càng tốt. Đến Quảng Tây, hai người sẽ thuê xe taxi chạy về biên giới, sau đó sẽ về Việt Nam.
Để thoát được, Linh sẽ phải trốn dưới gầm xe tải trong suốt quãng đường trốn chạy.
Đó là phương án duy nhất, vì nếu ngồi trong mui xe sẽ dễ dàng bị phát hiện; chiếc ca-bin bé tẹo, ngoái Sơn là lái chính còn có một lái phụ là người Trung Quốc…
Như thế, Linh phải chuẩn bị một chiếc võng mắc dưới gầm xe, để tự trói mình vào đó không ai biết. Hai người cùng bỏ tiền thuê một nhóm người “đoạn hậu”, nếu trường hợp gia đình chồng Linh phát hiện đuổi theo đòi người.
Thiếu nữ mất tích 21 năm về trước
Kế hoạch được lên từ vài tháng trước ngày bỏ trốn. Sơn bí mật mua một chiếc võng dù treo ở dưới gầm xe, vị trí hõm nhất có thể treo mình mà không ai nhìn thấy, và cũng phải đủ cao so với mặt đường để tránh trường hợp Linh bị va đập phải những ổ voi, ổ gà, những đoạn dốc mấp mô.
Anh cũng phải bí mật nói với những anh em lái xe thuê người Việt Nam về kế hoạch của mình, để họ giúp đỡ. Cũng may, lái xe chở vật liệu ở công trường này, hầu hết là anh em người Việt Nam.
Ba chiếc xe “đoạn hậu” trong trường hợp bị phát hiện, cũng đã được lên kế hoạch. Tiền bạc sau bao ngày đi làm thuê của cả Linh và Sơn cũng được chuẩn bị để thuê taxi trốn chạy, thuê người bảo vệ đi “áp tải”…
Thời cơ cuối cùng cũng đến: một ngày cuối tháng 6, nhân lúc nhộm nhoạm, Linh treo mình dưới gầm chiếc xe tải bằng chiếc võng dù đã chuẩn bị từ trước. Sơn điều khiển xe trên cung đường quen thuộc.
Đường miền núi đa phần rải cấp phối, lắm ổ voi nhiều ổ gà. Cung đường này với anh đã quá quen thuộc, vì ngày nào cũng vài lần chạy qua chạy lại. Tuy nhiên, hôm nay là chuyến đi sinh tử, vì anh đang nắm giữ sinh mạng, số phận của một cô gái đang tìm đường trốn thoát về cuộc sống tự do; và cũng chính sự sống chết của bản thân.
Chạy được vài chục cây số, nhìn qua gương chiếu hậu, một nhóm ba, bốn chiếc xe máy đuổi theo, Sơn biết kế hoạch bỏ trốn đã bị phát hiện. Đội xe chở vật liệu của Sơn có 4 chiếc bắt đầu thực hiện phương án trong kế hoạch: họ để xe Sơn chạy trước, ba chiếc chạy sau làm nhiệm vụ cản đường.
Họ điều khiển xe “đánh võng” để chặn những chiếc xe máy đuổi người không vượt lên được. Cuộc rượt đuổi và trốn chạy kinh hoàng cả trăm cây số đường rừng mạo hiểm và ly kỳ như trong phim hành động.
Dưới gầm xe tải, Linh phải nằm ngửa, mặt dán vào gầm xe chứ không dám ngó ngang ngó dọc. Chiếc xe lắc theo những lần “đánh võng”, lại thêm đường xấu, nếu người yếu tim, không có tinh thần chịu đựng có lẽ chết vì sợ hãi. Linh cũng không ngoại lệ: cô ngất trên chiếc võng trong hành trình trốn chạy từ lúc nào không biết.
Nửa đêm, đoàn xe chạy trốn đã vượt được một quãng đường dài. Những chiếc xe máy truy đuổi đã phải bỏ cuộc. Bước một thành công. Đến địa điểm đã định, một chiếc taxi đợi sẵn, có người bảo vệ đang đứng chờ. Linh được đưa ra khỏi gầm xe tải trong tình trạng ngất xỉu vì sợ hãi.
Toàn bộ tiền bạc mà hai người dành dụm chỉ đủ trang trải cho cuộc chạy trốn đến đường biên giới. Lúc này, Linh đã tỉnh lại. Hai người thành thật với người lái taxi, xin họ chở đến địa phận Việt Nam sẽ gọi người nhà mang tiền trả sau.
Có lẽ, không lạ gì với những câu chuyện người Việt bị lừa bán sang Trung Quốc tìm đường chạy trốn, người lái taxi đồng ý…
Hành trình trốn chạy cả ngàn cây số dưới gầm xe tải, đó là cuộc cân não sinh tử của cả người nằm dưới gầm xe và cả người điều khiển xe.
Hơn ai hết, là những người trong cuộc hiểu, nếu bị bắt trở lại, cả hai sẽ phải đối mặt với cái chết. Đó chính là lý do có lời “thề độc” trước khi quyết định lên phương án trốn chạy của Linh và Sơn: nếu bị bắt cả hai sẽ cùng chết, còn nếu thành công, cả hai sẽ nên vợ nên chồng. Và, kết cục có hậu đẹp hơn cổ tích thời hiện đại, cả hai đã không chết!
Người mẹ già hạnh phúc sau 21 năm gặp con
Tiếp chuyện chúng tôi là một cụ bà phúc hậu, đã bước sang tuổi 75, và cụ là người phụ nữ Hà thành gốc, gia đình nhiều đời gắn bó sinh sống tại con phố cổ.
Sự phúc hậu và chân thật của cụ không giấu giếm trong suốt câu chuyện cụ chia sẻ với chúng tôi, trong cả những “phản ứng” rất thành thật khi chúng tôi bật máy ghi âm hay lấy máy ảnh chụp chân dung của cụ.
Cụ bảo: các anh đừng đưa tôi lên vô tuyến, truyền hình, rồi cả thiên hạ biết chuyện nhà tôi, các con tôi nó lại không đồng ý. Tôi thì nghèo thật, nhưng các anh có cho tôi cả tỷ để đưa chuyện con tôi lên truyền hình, tôi cũng không nhận.
Tôi cũng là người phụ nữ, đã từng sống những ngày cơ cực ở dưới chế độ cũ nên tôi hiểu thân phận của người phụ nữ Việt Nam.
Người mẹ hạnh phúc sau 21 năm được gặp lại con
Có đưa lên báo, để cảnh tỉnh những người khác không bị lừa gạt như con tôi, thì tôi đồng ý để các anh đưa lên…
Và, cũng từ sự chân thành rất thành thật của cụ, tôi cũng phải thành thật: rằng câu chuyện mà tôi sắp kể, qua lời kể của cụ, sẽ là một câu chuyện 100% sự thật, sẽ không đưa tên tuổi, địa chỉ… của những người trong cuộc…
Nhưng, sự thật thì vẫn sẽ giữ nguyên, về cuộc trốn chạy của một cô gái Hà thành bị lừa bán sang Trung Quốc từ lúc còn là thiếu nữ, sau mấy chục năm bị “tù hãm” nơi xứ người, làm vợ một người xa lạ, bằng tuổi cha chú của mình, nhưng lúc nào cũng không nguôi giấc mơ trốn chạy khỏi vùng đồng rừng heo hút để trở về quê hương, trở về Việt Nam. Và vì thế, tên nhân vật trong câu chuyện, chúng tôi xin phép được thay đổi.
Người mẹ mệt mỏi sau bao tháng ngày tìm con, tưởng chừng niềm tin đã tắt. Bà H. kể: Lúc Linh bỏ nhà ra đi, cả nhà đã nhao nhác đi tìm hàng tháng trời. Chồng bà khi ấy đang nằm viện, mấy đứa anh trai của Linh người nào cũng dằn vặt đau khổ vì ai cũng cho rằng mình chính là nguồn cơn khiến em mình nghĩ quẩn.
Bà H. có người cháu buôn hàng đường dài bên Trung Quốc, bà cũng nhờ cháu hỏi han manh mối, nhưng người cháu, sau bao nỗ lực cũng lắc đầu: Không tìm thấy!”.
Vẫn câu chuyện của bà H: “Các anh có biết không, em nó về tôi vừa mừng vừa sợ. Mừng vì con mình vẫn sống, dù nó có già, có nhàu nhĩ đi nhiều. Cả đời tôi, mấy chục năm buôn thúng bán mẹt ở cái chợ làng này, có bao giờ ra đến ngoài đâu, nên tôi hãi lắm…”.
Cả đêm hôm ấy, bà ôm đứa con gái sau hơn 20 năm xa cách. Trắng đêm, Linh kể lại cho mẹ quãng đời cơ cực, cả câu chuyện về cuộc trốn chạy hãi hùng mà chính cô cũng không bao giờ tin, vì sao mình sống sót và trốn thoát được về Việt Nam.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
(Còn nữa)
Đường đi nước bước về Việt Nam, Sơn nắm được. Anh lên kế hoạch, Linh sẽ trốn trong chiếc xe tải chở vật liệu do Sơn điều khiển, chạy càng xa khu vực nhà chồng càng tốt. Đến Quảng Tây, hai người sẽ thuê xe taxi chạy về biên giới, sau đó sẽ về Việt Nam.
Để thoát được, Linh sẽ phải trốn dưới gầm xe tải trong suốt quãng đường trốn chạy.
Đó là phương án duy nhất, vì nếu ngồi trong mui xe sẽ dễ dàng bị phát hiện; chiếc ca-bin bé tẹo, ngoái Sơn là lái chính còn có một lái phụ là người Trung Quốc…
Như thế, Linh phải chuẩn bị một chiếc võng mắc dưới gầm xe, để tự trói mình vào đó không ai biết. Hai người cùng bỏ tiền thuê một nhóm người “đoạn hậu”, nếu trường hợp gia đình chồng Linh phát hiện đuổi theo đòi người.
Thiếu nữ mất tích 21 năm về trước
Kế hoạch được lên từ vài tháng trước ngày bỏ trốn. Sơn bí mật mua một chiếc võng dù treo ở dưới gầm xe, vị trí hõm nhất có thể treo mình mà không ai nhìn thấy, và cũng phải đủ cao so với mặt đường để tránh trường hợp Linh bị va đập phải những ổ voi, ổ gà, những đoạn dốc mấp mô.
Anh cũng phải bí mật nói với những anh em lái xe thuê người Việt Nam về kế hoạch của mình, để họ giúp đỡ. Cũng may, lái xe chở vật liệu ở công trường này, hầu hết là anh em người Việt Nam.
Ba chiếc xe “đoạn hậu” trong trường hợp bị phát hiện, cũng đã được lên kế hoạch. Tiền bạc sau bao ngày đi làm thuê của cả Linh và Sơn cũng được chuẩn bị để thuê taxi trốn chạy, thuê người bảo vệ đi “áp tải”…
Thời cơ cuối cùng cũng đến: một ngày cuối tháng 6, nhân lúc nhộm nhoạm, Linh treo mình dưới gầm chiếc xe tải bằng chiếc võng dù đã chuẩn bị từ trước. Sơn điều khiển xe trên cung đường quen thuộc.
Đường miền núi đa phần rải cấp phối, lắm ổ voi nhiều ổ gà. Cung đường này với anh đã quá quen thuộc, vì ngày nào cũng vài lần chạy qua chạy lại. Tuy nhiên, hôm nay là chuyến đi sinh tử, vì anh đang nắm giữ sinh mạng, số phận của một cô gái đang tìm đường trốn thoát về cuộc sống tự do; và cũng chính sự sống chết của bản thân.
Chạy được vài chục cây số, nhìn qua gương chiếu hậu, một nhóm ba, bốn chiếc xe máy đuổi theo, Sơn biết kế hoạch bỏ trốn đã bị phát hiện. Đội xe chở vật liệu của Sơn có 4 chiếc bắt đầu thực hiện phương án trong kế hoạch: họ để xe Sơn chạy trước, ba chiếc chạy sau làm nhiệm vụ cản đường.
Họ điều khiển xe “đánh võng” để chặn những chiếc xe máy đuổi người không vượt lên được. Cuộc rượt đuổi và trốn chạy kinh hoàng cả trăm cây số đường rừng mạo hiểm và ly kỳ như trong phim hành động.
Dưới gầm xe tải, Linh phải nằm ngửa, mặt dán vào gầm xe chứ không dám ngó ngang ngó dọc. Chiếc xe lắc theo những lần “đánh võng”, lại thêm đường xấu, nếu người yếu tim, không có tinh thần chịu đựng có lẽ chết vì sợ hãi. Linh cũng không ngoại lệ: cô ngất trên chiếc võng trong hành trình trốn chạy từ lúc nào không biết.
Nửa đêm, đoàn xe chạy trốn đã vượt được một quãng đường dài. Những chiếc xe máy truy đuổi đã phải bỏ cuộc. Bước một thành công. Đến địa điểm đã định, một chiếc taxi đợi sẵn, có người bảo vệ đang đứng chờ. Linh được đưa ra khỏi gầm xe tải trong tình trạng ngất xỉu vì sợ hãi.
Toàn bộ tiền bạc mà hai người dành dụm chỉ đủ trang trải cho cuộc chạy trốn đến đường biên giới. Lúc này, Linh đã tỉnh lại. Hai người thành thật với người lái taxi, xin họ chở đến địa phận Việt Nam sẽ gọi người nhà mang tiền trả sau.
Có lẽ, không lạ gì với những câu chuyện người Việt bị lừa bán sang Trung Quốc tìm đường chạy trốn, người lái taxi đồng ý…
Hành trình trốn chạy cả ngàn cây số dưới gầm xe tải, đó là cuộc cân não sinh tử của cả người nằm dưới gầm xe và cả người điều khiển xe.
Hơn ai hết, là những người trong cuộc hiểu, nếu bị bắt trở lại, cả hai sẽ phải đối mặt với cái chết. Đó chính là lý do có lời “thề độc” trước khi quyết định lên phương án trốn chạy của Linh và Sơn: nếu bị bắt cả hai sẽ cùng chết, còn nếu thành công, cả hai sẽ nên vợ nên chồng. Và, kết cục có hậu đẹp hơn cổ tích thời hiện đại, cả hai đã không chết!
Người mẹ già hạnh phúc sau 21 năm gặp con
Tiếp chuyện chúng tôi là một cụ bà phúc hậu, đã bước sang tuổi 75, và cụ là người phụ nữ Hà thành gốc, gia đình nhiều đời gắn bó sinh sống tại con phố cổ.
Sự phúc hậu và chân thật của cụ không giấu giếm trong suốt câu chuyện cụ chia sẻ với chúng tôi, trong cả những “phản ứng” rất thành thật khi chúng tôi bật máy ghi âm hay lấy máy ảnh chụp chân dung của cụ.
Cụ bảo: các anh đừng đưa tôi lên vô tuyến, truyền hình, rồi cả thiên hạ biết chuyện nhà tôi, các con tôi nó lại không đồng ý. Tôi thì nghèo thật, nhưng các anh có cho tôi cả tỷ để đưa chuyện con tôi lên truyền hình, tôi cũng không nhận.
Tôi cũng là người phụ nữ, đã từng sống những ngày cơ cực ở dưới chế độ cũ nên tôi hiểu thân phận của người phụ nữ Việt Nam.
Người mẹ hạnh phúc sau 21 năm được gặp lại con
Có đưa lên báo, để cảnh tỉnh những người khác không bị lừa gạt như con tôi, thì tôi đồng ý để các anh đưa lên…
Và, cũng từ sự chân thành rất thành thật của cụ, tôi cũng phải thành thật: rằng câu chuyện mà tôi sắp kể, qua lời kể của cụ, sẽ là một câu chuyện 100% sự thật, sẽ không đưa tên tuổi, địa chỉ… của những người trong cuộc…
Nhưng, sự thật thì vẫn sẽ giữ nguyên, về cuộc trốn chạy của một cô gái Hà thành bị lừa bán sang Trung Quốc từ lúc còn là thiếu nữ, sau mấy chục năm bị “tù hãm” nơi xứ người, làm vợ một người xa lạ, bằng tuổi cha chú của mình, nhưng lúc nào cũng không nguôi giấc mơ trốn chạy khỏi vùng đồng rừng heo hút để trở về quê hương, trở về Việt Nam. Và vì thế, tên nhân vật trong câu chuyện, chúng tôi xin phép được thay đổi.
Người mẹ mệt mỏi sau bao tháng ngày tìm con, tưởng chừng niềm tin đã tắt. Bà H. kể: Lúc Linh bỏ nhà ra đi, cả nhà đã nhao nhác đi tìm hàng tháng trời. Chồng bà khi ấy đang nằm viện, mấy đứa anh trai của Linh người nào cũng dằn vặt đau khổ vì ai cũng cho rằng mình chính là nguồn cơn khiến em mình nghĩ quẩn.
Bà H. có người cháu buôn hàng đường dài bên Trung Quốc, bà cũng nhờ cháu hỏi han manh mối, nhưng người cháu, sau bao nỗ lực cũng lắc đầu: Không tìm thấy!”.
Vẫn câu chuyện của bà H: “Các anh có biết không, em nó về tôi vừa mừng vừa sợ. Mừng vì con mình vẫn sống, dù nó có già, có nhàu nhĩ đi nhiều. Cả đời tôi, mấy chục năm buôn thúng bán mẹt ở cái chợ làng này, có bao giờ ra đến ngoài đâu, nên tôi hãi lắm…”.
Cả đêm hôm ấy, bà ôm đứa con gái sau hơn 20 năm xa cách. Trắng đêm, Linh kể lại cho mẹ quãng đời cơ cực, cả câu chuyện về cuộc trốn chạy hãi hùng mà chính cô cũng không bao giờ tin, vì sao mình sống sót và trốn thoát được về Việt Nam.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
(Còn nữa)