Khoảng 10h30 ngày 8/8/2012, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư – Tổng cục An ninh II – Bộ Công an phối hợp với một số Cục nghiệp vụ và Công an các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh phát hiện một đối tượng nữ có biểu hiện nghi vấn tại khu vực đường mòn biên giới thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn. Khi bị tạm giữ đối tượng khai mình là “thương nhân” sang Trung Quốc mua chiếu về tiêu thụ.
"Kiều nữ" Phùng Thị Lan thẫn thờ tại cơ quan công an, bên túi xách chứa đầy tiền giả
Tuy nhiên, khi kiểm tra hành lý mà đối tượng mang theo, cơ quan An ninh phát hiện gần 300 triệu VND giả (loại mệnh giá 200.000 VND/tờ) và 200 USD giả (loại mệnh giá 100USD/tờ) được bọc kỹ bằng giấy báo và giấu kín trong chiếc chiếu trúc.
Qua đấu tranh, bước đầu đối tượng khai tên là Phùng Thị Lan, sinh năm 1990, nguyên quán Tân Yên, Bắc Giang; hiện trú tại số 30/ngõ 15, đường Huyền Quang, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh. Ngày 7/8/2012, Lan đi vay “nóng” 15 triệu đồng để sang Trung Quốc mua số tiền trên mang về tiêu thụ bằng hình thức đánh bạc. Đây là lần thứ 5, Lan lên biên giới Lạng Sơn mua tiền giả, tổng cộng khoảng 750 triệu VND. Vụ việc đang được cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục làm rõ.
Theo đánh giá của các cán bộ Phòng Chống tội phạm tiền giả - Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư: “Hiện nay, phần lớn tiền giả đều được vận chuyển từ hướng Trung Quốc vào nội địa. Số tiền giả bị thu giữ lần này được in ấn bằng thiết bị hiện đại với công nghệ cao nên rất giống với những tờ tiền thật. Nếu để lọt ra lưu thông trên thị trường sẽ gây tác hại lớn đến đến an ninh tiền tệ, an sinh xã hội. Đặc biệt, trong vụ án này, đối tượng còn vận chuyển tiền USD giả với chất lượng in ấn khá cao…”
Phùng Thị Lan lấy số tiền giả tang vật vụ án để lực lượng chức năng kiểm đếm
Trước đây, việc bắt giữ các đối tượng tàng trữ, vận chuyển tiền giả với số lượng tiền lớn là rất ít. Nhưng, thời gian gần đây, cơ quan Công an đã phát hiện, bắt giữ nhiều ổ nhóm, đường dây vận chuyển, tiêu thụ tiền giả với số lượng lên đến hàng trăm triệu đồng. Điều này cho thấy, tình hình tội phạm về tiền giả đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, lực lượng an ninh và các ngành có liên quan như Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, Hải quan… phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ để từng bước ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm tội phạm này.
"Kiều nữ" Phùng Thị Lan thẫn thờ tại cơ quan công an, bên túi xách chứa đầy tiền giả
Tuy nhiên, khi kiểm tra hành lý mà đối tượng mang theo, cơ quan An ninh phát hiện gần 300 triệu VND giả (loại mệnh giá 200.000 VND/tờ) và 200 USD giả (loại mệnh giá 100USD/tờ) được bọc kỹ bằng giấy báo và giấu kín trong chiếc chiếu trúc.
Qua đấu tranh, bước đầu đối tượng khai tên là Phùng Thị Lan, sinh năm 1990, nguyên quán Tân Yên, Bắc Giang; hiện trú tại số 30/ngõ 15, đường Huyền Quang, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh. Ngày 7/8/2012, Lan đi vay “nóng” 15 triệu đồng để sang Trung Quốc mua số tiền trên mang về tiêu thụ bằng hình thức đánh bạc. Đây là lần thứ 5, Lan lên biên giới Lạng Sơn mua tiền giả, tổng cộng khoảng 750 triệu VND. Vụ việc đang được cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục làm rõ.
Theo đánh giá của các cán bộ Phòng Chống tội phạm tiền giả - Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư: “Hiện nay, phần lớn tiền giả đều được vận chuyển từ hướng Trung Quốc vào nội địa. Số tiền giả bị thu giữ lần này được in ấn bằng thiết bị hiện đại với công nghệ cao nên rất giống với những tờ tiền thật. Nếu để lọt ra lưu thông trên thị trường sẽ gây tác hại lớn đến đến an ninh tiền tệ, an sinh xã hội. Đặc biệt, trong vụ án này, đối tượng còn vận chuyển tiền USD giả với chất lượng in ấn khá cao…”
Phùng Thị Lan lấy số tiền giả tang vật vụ án để lực lượng chức năng kiểm đếm
Trước đây, việc bắt giữ các đối tượng tàng trữ, vận chuyển tiền giả với số lượng tiền lớn là rất ít. Nhưng, thời gian gần đây, cơ quan Công an đã phát hiện, bắt giữ nhiều ổ nhóm, đường dây vận chuyển, tiêu thụ tiền giả với số lượng lên đến hàng trăm triệu đồng. Điều này cho thấy, tình hình tội phạm về tiền giả đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, lực lượng an ninh và các ngành có liên quan như Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, Hải quan… phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ để từng bước ngăn chặn, triệt phá các ổ nhóm tội phạm này.