Những ngày có mặt tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân - TPHCM), tiếp xúc với nhiều chủ đất tại đây, chúng tôi được họ cho biết chỉ đứng ra lo việc hốt cốt từ dưới mộ lên khỏi mặt đất. Còn các việc khác như giấy tờ, áo quan, hũ cốt, thủ tục bồi thường… đều do công ty mai táng Đ.T độc quyền đứng ra phối hợp với ban quản lý nghĩa trang làm.
Độc quyền từ A đến Z
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây, chủ công ty mai táng Đ.T có 3 - 4 khu đất quanh khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa nhưng đã cắt bán cho hàng ngàn người dân để chôn cất người thân. Công ty mai táng Đ.T có đầy đủ pháp lý nên dễ dàng liên hệ với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM, đơn vị quản lý một phần nghĩa trang hoặc Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận Bình Tân để làm các thủ tục liên quan.
Cũng vì thế, tất cả người dân muốn hốt cốt của người thân đều phải qua công ty này thực hiện, từ áo quan, hũ cốt, thủ tục bồi thường… với giá cao hơn 1,5 lần so với nơi khác. Ngoài ra, các hộ khác có đất nghĩa trang đã bán cho người dân chôn cất, giờ muốn hốt cốt cũng phải thông qua công ty này. Người dân muốn được mang áo quan, hũ cốt từ nhà hoặc mua từ nơi khác đến đều bị các chủ đất từ chối hoặc làm khó.
Người dân muốn đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa hốt cốt người thân về chôn cất hoặc hỏa táng phải trả 15 - 20 triệu đồng
Ngày 17/9, chúng tôi liên hệ công ty mai táng Đ.T qua điện thoại, ông chủ doanh nghiệp này khẳng định: “Ông cứ yên tâm, mọi thứ như áo quan, hũ cốt đều có chúng tôi cung cấp, từ trước đến nay đều như vậy cả. Ông mua ở ngoài mang vào không được đâu!”.
Ngoài việc liên kết với các chủ đất tư nhân, chủ công ty mai táng Đ.T còn “bao” luôn cả việc bốc, hốt cốt những ngôi mộ trong nghĩa trang do Nhà nước quản lý nếu người dân có nhu cầu. Với những trường hợp này, giá còn cao hơn.
Phải chung chi nhiều người
Khi chúng tôi thắc mắc về giá bốc mộ ở nơi đây quá cao, một chủ đất tên H., ở cạnh nghĩa trang Bình Hưng Hòa, nói: “Có phải mình tôi ăn đâu, phải chia cho mấy ông bên quản lý nghĩa trang, bên bồi thường giải phóng mặt bằng quận nữa!”. Theo người này, thông thường bốc một ngôi mộ, chủ đất chỉ được hưởng từ 4 triệu đến 5 triệu đồng, còn lại “phải chia đều cho mấy ổng, mỗi tháng phải nộp cho bên bồi thường giải phóng mặt bằng 1 triệu đồng; chưa kể cứ ít ngày, mấy ông bên môi trường lại hú đi nhậu, không đi thì không được”.
“Đất ở nghĩa trang do công ty môi trường quản lý, còn đất của chúng tôi thì phải do chúng tôi kết hợp với công ty mai táng* Đ.T lấy, tuy giá có cao nhưng người nhà yên tâm. Bình thường giá chỉ 10 triệu đồng là vừa nhưng do chung chi nên phải đẩy giá lên, nếu không thì không có ăn” - ông T.K, một chủ đất ở đây, cho hay.
Nhiều ngày lân la ở khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa, chúng tôi chứng kiến trường hợp một người dân đến bốc mộ người thân để đưa về An Giang an táng, chủ đất giới thiệu qua công ty mai táng Đ.T để làm thủ tục. Khi liên hệ, công ty này đòi 10 triệu đồng/mộ nhưng chỉ đưa lên khỏi mặt đất, việc hỏa táng gia đình tự lo. Người nhà yêu cầu tự đến hốt cốt để đưa về, chủ đất nhất quyết không đồng ý. Bức xúc, người nhà làm căng, yêu cầu mời công an đến. Khi đó, chủ đất mới cho họ tự hốt cốt nhưng phải bỏ ra 4 triệu đồng cho công ty mai táng Đ.T làm một số “thủ tục” khác.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM cho biết trong tổng diện tích của nghĩa trang Bình Hưng Hòa, đơn vị này chỉ quản lý một phần, số còn lại thuộc nhà chùa và các đoàn hội quản lý. Việc người dân thuê các đơn vị tư nhân vào hốt cốt, bốc mộ hay hỏa táng là quyền của họ, công ty không can thiệp được. Còn các phần đất thuộc tư nhân, công ty không được phép vào, các chủ đất độc quyền liên kết với các đơn vị tư nhân để thực hiện. Tuy nhiên, thông thường họ phải thông qua Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng và Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Bình Tân, mọi giấy tờ, thủ tục liên quan đều do 2 đơn vị này cấp.
“Giá bốc một ngôi mộ từ 15 đến 25 triệu đồng là không thể chấp nhận. Người dân nên liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, không thông qua các đơn vị tư nhân để tránh bị chặt chém” - vị cán bộ này nói.
Độc quyền từ A đến Z
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây, chủ công ty mai táng Đ.T có 3 - 4 khu đất quanh khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa nhưng đã cắt bán cho hàng ngàn người dân để chôn cất người thân. Công ty mai táng Đ.T có đầy đủ pháp lý nên dễ dàng liên hệ với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM, đơn vị quản lý một phần nghĩa trang hoặc Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận Bình Tân để làm các thủ tục liên quan.
Cũng vì thế, tất cả người dân muốn hốt cốt của người thân đều phải qua công ty này thực hiện, từ áo quan, hũ cốt, thủ tục bồi thường… với giá cao hơn 1,5 lần so với nơi khác. Ngoài ra, các hộ khác có đất nghĩa trang đã bán cho người dân chôn cất, giờ muốn hốt cốt cũng phải thông qua công ty này. Người dân muốn được mang áo quan, hũ cốt từ nhà hoặc mua từ nơi khác đến đều bị các chủ đất từ chối hoặc làm khó.
Người dân muốn đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa hốt cốt người thân về chôn cất hoặc hỏa táng phải trả 15 - 20 triệu đồng
Ngày 17/9, chúng tôi liên hệ công ty mai táng Đ.T qua điện thoại, ông chủ doanh nghiệp này khẳng định: “Ông cứ yên tâm, mọi thứ như áo quan, hũ cốt đều có chúng tôi cung cấp, từ trước đến nay đều như vậy cả. Ông mua ở ngoài mang vào không được đâu!”.
Ngoài việc liên kết với các chủ đất tư nhân, chủ công ty mai táng Đ.T còn “bao” luôn cả việc bốc, hốt cốt những ngôi mộ trong nghĩa trang do Nhà nước quản lý nếu người dân có nhu cầu. Với những trường hợp này, giá còn cao hơn.
Phải chung chi nhiều người
Khi chúng tôi thắc mắc về giá bốc mộ ở nơi đây quá cao, một chủ đất tên H., ở cạnh nghĩa trang Bình Hưng Hòa, nói: “Có phải mình tôi ăn đâu, phải chia cho mấy ông bên quản lý nghĩa trang, bên bồi thường giải phóng mặt bằng quận nữa!”. Theo người này, thông thường bốc một ngôi mộ, chủ đất chỉ được hưởng từ 4 triệu đến 5 triệu đồng, còn lại “phải chia đều cho mấy ổng, mỗi tháng phải nộp cho bên bồi thường giải phóng mặt bằng 1 triệu đồng; chưa kể cứ ít ngày, mấy ông bên môi trường lại hú đi nhậu, không đi thì không được”.
“Đất ở nghĩa trang do công ty môi trường quản lý, còn đất của chúng tôi thì phải do chúng tôi kết hợp với công ty mai táng* Đ.T lấy, tuy giá có cao nhưng người nhà yên tâm. Bình thường giá chỉ 10 triệu đồng là vừa nhưng do chung chi nên phải đẩy giá lên, nếu không thì không có ăn” - ông T.K, một chủ đất ở đây, cho hay.
Nhiều ngày lân la ở khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa, chúng tôi chứng kiến trường hợp một người dân đến bốc mộ người thân để đưa về An Giang an táng, chủ đất giới thiệu qua công ty mai táng Đ.T để làm thủ tục. Khi liên hệ, công ty này đòi 10 triệu đồng/mộ nhưng chỉ đưa lên khỏi mặt đất, việc hỏa táng gia đình tự lo. Người nhà yêu cầu tự đến hốt cốt để đưa về, chủ đất nhất quyết không đồng ý. Bức xúc, người nhà làm căng, yêu cầu mời công an đến. Khi đó, chủ đất mới cho họ tự hốt cốt nhưng phải bỏ ra 4 triệu đồng cho công ty mai táng Đ.T làm một số “thủ tục” khác.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM cho biết trong tổng diện tích của nghĩa trang Bình Hưng Hòa, đơn vị này chỉ quản lý một phần, số còn lại thuộc nhà chùa và các đoàn hội quản lý. Việc người dân thuê các đơn vị tư nhân vào hốt cốt, bốc mộ hay hỏa táng là quyền của họ, công ty không can thiệp được. Còn các phần đất thuộc tư nhân, công ty không được phép vào, các chủ đất độc quyền liên kết với các đơn vị tư nhân để thực hiện. Tuy nhiên, thông thường họ phải thông qua Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng và Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Bình Tân, mọi giấy tờ, thủ tục liên quan đều do 2 đơn vị này cấp.
“Giá bốc một ngôi mộ từ 15 đến 25 triệu đồng là không thể chấp nhận. Người dân nên liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, không thông qua các đơn vị tư nhân để tránh bị chặt chém” - vị cán bộ này nói.
Không phải chung chi mà do... “cò” Việc các chủ đất đẩy giá bốc mộ lên cao hơn nhiều lần so với giá quy định của Nhà nước có phải vì họ phải chung chi cho nhiều đơn vị ở quận, phường và ban quản lý nghĩa trang, ông Lại Phú Cường, Phó trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Tân, cho rằng “không hề có trình trạng này!”. * Theo ông Cường, các chủ đất lấy giá cao hơn quy định là vì hầu hết người dân khi tiến hành bốc mộ đều thông qua “cò”. Mặt khác, nhiều chủ đất tư nhân phải thông qua các cơ sở mai táng, công ty, cơ sở chuyên bốc mộ, hốt cốt nên giá mới bị đẩy lên. Việc này Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận không thể can thiệp được! |