Báo cáo tập trung vào 3 loài được săn lùng trên thị trường chợ đen quốc tế, gồm voi, hổ và tê giác, đồng thời đánh giá hiệu quả của việc thực hiện cam kết của các quốc gia theo công ước quốc tế.
Theo phiếu đánh giá, một số nước như Ấn Độ và Nepal nhận được điểm xanh cho hiệu quả kiểm soát buôn bán 3 loài động vật đang được bảo vệ do có nhiều tiến bộ trong việc thực thi chính sách và ngăn ngừa buôn bán trái phép.
Ngược lại, nhiều nước, trong đó có Việt Nam, nhận điểm đỏ vì không thể thực hiện đúng cam kết theo hiệp định.
Hậu quả là tê giác đen phương tây và tê giác Javan Đông Dương đã bị xóa sổ ở Việt Nam. Săn bắt trộm là nguyên nhân quan trọng nhất, Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết.
Tê giác Sumatra đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng. (Nguồn: Quỹ tê giác quốc tế)
Một số giống tê giác khác cũng đang bị đe dọa vì nhu cầu sử dụng sừng tê giác. Ở Việt Nam, nhu cầu dùng sừng tê giác tăng cao vì người dân tin rằng sản phẩm này có khả năng làm lành vết thương và làm tăng khả năng ********.
Theo báo cáo của WWF, Việt Nam là đích đến chủ yếu của sừng tê giác Nam Phi, do hình phạt đối với hoạt động buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm này ở Việt Nam còn yếu và các biện pháp chưa đủ để ngăn chặn buôn bán qua internet. Từ năm 2008 đến nay Việt Nam chưa bắt giữ được vụ buôn bán sừng tê giác nào.
Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã đã được 175 nước ký kết gần như cấm hoàn toàn hoạt động buôn bán thương mại sừng tê giác, ngà voi, các bộ phận của hổ và các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Ngoài ra, các quốc gia ký kết cũng cam kết kiểm soát hoạt động buôn bán trong phạm vi quốc gia mình.
WWF xếp hạng các quốc qua về mức độ tuân thủ hiệp định – bằng cách đánh giá một quốc gia có thực hiện các chính sách ủng hộ hiệp định hay không – cũng như quá trình thực thi các chính sách đó.
Một quốc gia có thể có khung pháp luật tốt nhưng thực thi không tốt. Ví dụ, Trung Quốc có luật kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán ngà voi, nhưng quá trình thực thi chính sách ở nước này không hiệu quả.
Phiếu báo cáo của WWF không toàn diện mà chỉ là một lát cắt tập trung vào một số nước có hoạt động buôn bán bất hợp pháp 3 động vật cao nhất.
Đánh giá của WWF dựa trên thông báo của các chính phủ thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tài liệu của CITES và thông tin do mạng lưới kiểm soát buôn bán động vật hoang dã Traffic thu thập.
Theo phiếu đánh giá, một số nước như Ấn Độ và Nepal nhận được điểm xanh cho hiệu quả kiểm soát buôn bán 3 loài động vật đang được bảo vệ do có nhiều tiến bộ trong việc thực thi chính sách và ngăn ngừa buôn bán trái phép.
Ngược lại, nhiều nước, trong đó có Việt Nam, nhận điểm đỏ vì không thể thực hiện đúng cam kết theo hiệp định.
Hậu quả là tê giác đen phương tây và tê giác Javan Đông Dương đã bị xóa sổ ở Việt Nam. Săn bắt trộm là nguyên nhân quan trọng nhất, Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết.
Tê giác Sumatra đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng. (Nguồn: Quỹ tê giác quốc tế)
Một số giống tê giác khác cũng đang bị đe dọa vì nhu cầu sử dụng sừng tê giác. Ở Việt Nam, nhu cầu dùng sừng tê giác tăng cao vì người dân tin rằng sản phẩm này có khả năng làm lành vết thương và làm tăng khả năng ********.
Theo báo cáo của WWF, Việt Nam là đích đến chủ yếu của sừng tê giác Nam Phi, do hình phạt đối với hoạt động buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm này ở Việt Nam còn yếu và các biện pháp chưa đủ để ngăn chặn buôn bán qua internet. Từ năm 2008 đến nay Việt Nam chưa bắt giữ được vụ buôn bán sừng tê giác nào.
Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã đã được 175 nước ký kết gần như cấm hoàn toàn hoạt động buôn bán thương mại sừng tê giác, ngà voi, các bộ phận của hổ và các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Ngoài ra, các quốc gia ký kết cũng cam kết kiểm soát hoạt động buôn bán trong phạm vi quốc gia mình.
WWF xếp hạng các quốc qua về mức độ tuân thủ hiệp định – bằng cách đánh giá một quốc gia có thực hiện các chính sách ủng hộ hiệp định hay không – cũng như quá trình thực thi các chính sách đó.
Một quốc gia có thể có khung pháp luật tốt nhưng thực thi không tốt. Ví dụ, Trung Quốc có luật kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán ngà voi, nhưng quá trình thực thi chính sách ở nước này không hiệu quả.
Phiếu báo cáo của WWF không toàn diện mà chỉ là một lát cắt tập trung vào một số nước có hoạt động buôn bán bất hợp pháp 3 động vật cao nhất.
Đánh giá của WWF dựa trên thông báo của các chính phủ thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, tài liệu của CITES và thông tin do mạng lưới kiểm soát buôn bán động vật hoang dã Traffic thu thập.