Sống gần Hồ Gươm, vẫn xin chuyển chỗ ở
Hàng chục hộ dân cư trú nhiều năm tại khu tập thể 23 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có nguyện vọng mong muốn Thành phố cho họ đến ở một khu tái định cư khác, dù nơi ở cũ chỉ cách Tháp Rùa vài trăm mét.
Khu tập thể 23 Hàng Bài chỉ cách hồ Gươm chừng vài trăm mét, nhưng hàng chục hộ dân đều có nguyện vọng xin được di dời khỏi chỗ ở
Lý do khiến họ có mong muốn “kỳ lạ” này, đấy là khu tập thể 23 Hàng Bài sau gần 60 năm sử dụng, đã xuống cấp nghiêm trọng.
Khu tập thể được xây dựng và đưa vào sử dụng từ những năm 1960, là khu tập thể phân cho các cán bộ của ngành bưu điện. Vì xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ, kiến trúc của nó đã không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Tập thể 23 Hàng Bài được xây dựng trên diện tích rộng cả ngàn m2, gồm 3 tầng, mỗi tầng được chia làm 8 phòng, diện tích nhỏ dao động từ 14 đến dưới 30m2. Sân sinh hoạt chung của khu nhà rộng cả trăm m2, và cách mặt phố Hàng Bài chỉ vài chục mét.
Cụ Phạm Thị Hậu, 90 tuổi, sống tại tầng 3 khu tập thể phải dừng chậu, thau... hứng nước dột từ trên mái toà nhà tập thể thấm dột cả chục năm nay
Sau nhiều năm sử dụng, các hộ dân hầu hết phải cơi nới để có thêm diện tích sinh hoạt, khi quy mô gia đình mỗi năm lại gia tăng thêm số lượng nhân khẩu.
Những gia đình có điều kiện đã chuyển sang chỗ ở mới. Những hộ dân phải bám trụ ở lại vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, và sống đơn thân, trong đó tỷ lệ các cụ cao tuổi và là lão thành cách mạng, sống neo đơn, chiếm tỷ lệ lớn.
Cả chục năm nay, hàng chục hộ dân phải sống trong sợ hãi vì khu tập thể xuống cấp, hết tuổi thọ có thể sập bất cứ lúc nào.
Dây điện bó từng chùm được treo trên vách trần nhà đã bị mục hết vữa; hành lang chung bị lấn chiếm xây bếp khiên lối đi chung chỉ còn một khoảng hẹp
Chị Lê Thị Nga, 55 tuổi, sống trên tầng 3 của khu tập thể chán nản cho biết: ngày mưa, nước thấm từ trên nóc thấm xuống lênh láng cả hành lang; ngày nắng, mái nhà om như nung. Hầu hết các hộ dân mạnh ai nấy lo, phải mua bạt, áo mưa… chăng trên trần chống dột và hứng vữa rơi.
Các cụ cao tuổi, neo đơn… không có điều kiện và sức khỏe để làm, phải chấp nhận mang thùng, chậu hứng nước vào những ngày mưa.
Trận mưa chiều ngày 17/8/2012 vừa xảy ra dù rất lớn nhưng qua một đêm, nước đã rút về cơ bản trên các tuyến phố ngập úng của Hà Nội. Thế nhưng, trên hành lang tầng 3 của khu tập thể 23 Hàng Bài, nước vẫn lênh láng.
Cụ Phạm Thị Hải (90 tuổi) sống đơn thân cặm cụi dùng ca nhựa múc nước để nước không tràn vào nhà. Đường dây dẫn điện chằng chịt ngay trên đầu.
Sáng ngày 19/8, do bị ngấm nước mưa, bó dây điện chằng chịt trên đã chập điện khiến nhiều phòng trong khu tập thể mất điện.
“Chắc không ai nghĩ, ở giữa trung tâm Thủ đô, gần Hồ Gươm mà vẫn còn tồn tại cái khu tập thể như thế này. Chúng tôi ở ngày nào biết ngày đấy, vì chẳng ai dám chắc nó sập lúc nào không biết” – chị Nga ngán ngẩm.
Xin cải tạo: phường không cho!
Theo phản ánh của chị Nga: khu nhà đã xuống cấp toàn bộ nên tất cả các hộ dân đều chịu ảnh hưởng. Trực tiếp nhất là các hộ dân tầng 3 là tầng trên cùng, mái nhà được lắp ghép bằng những khối bê-tông rỗng theo cách xây dựng kiểu cũ, nước ngấm qua các khe ghép, ngấm qua các gọc tường chịu lực… vì tuổi thọ công trình đã hết từ lâu.
Để tránh nước thấm dột xuống nhà, gia đình chị Nga dựng mái tôn trên nóc phần diện tích phòng ở của mình nhưng đã bị phường đình chỉ, cưỡng chế vì xây dựng trái phép
Hành lang chung của khu tập thể, tất cả các hộ dân đều phải chiếm dụng để xây bếp nấu ăn nên chỉ còn lại một khoảng hẹp làm lối đi chung.
Tháng 5/2011, chị Nga mua tấm tôn, khung sắt về để gia cố khoảng sân thượng thẳng phòng ở nhà mình. Chị cho biết: mục đích của gia đình là để che mưa, che nắng, may ra nước mưa không trực tiếp dội thẳng xuống mái nhà gây thấm dột.
Tuy nhiên, UBND phường Hàng Bài đã tổ chức cưỡng chế, không cho xây dựng. Lý do: gia đình chị xây dựng trái phép.
Ngay sau đó, gia đình chị đã làm đơn báo cáo và đơn đề nghị UBND phường chấp thuận cho gia đình mình được sửa chữa chống dột, tuy nhiên không được phường chấp thuận.
Dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư 23 Hàng Bài đã được UBND TP Hà Nội giao cho Cty CPĐTXD Tam Sơn từ tháng 7/2009, tuy nhiên, ngày 20/4/2012, TP Hà Nội lại chấp thuận gia hạn thời điểm cho đơn vị này, dù chủ dự án đã chậm tiến độ vài năm trời. Các hộ dân sống tại khu tập thể xuống cấp sẽ phải tiếp tục... chờ đợi!
Tất cả các hộ dân cư trú tại khu tập thể 23 Hàng Bài cũng chịu chung cảnh ngộ.
“Chúng tôi được UBND phường Hàng Bài thông báo đến tham dự cuộc họp về việc sẽ được di dời đến một khu tái định cư mới thay thế khu tập thể này vì nó đã xuống cấp trầm trọng nhiều năm. Chúng tôi cũng được biết, có một dự án xây dựng lại khu tập thể này, hay chuyển thành một dự án nào đó…
Dự án nào cũng được, chúng tôi đều chấp thuận vì chỉ mong muốn được thoát khỏi cảnh sống tạm bợ này sớm ngày nào tốt ngày đó. Thế nhưng, người dân đỏ mắt chờ nhưng vẫn không thấy dự án nào xây dựng cả” – chị Nga cho biết.
Hàng chục hộ dân cư trú nhiều năm tại khu tập thể 23 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có nguyện vọng mong muốn Thành phố cho họ đến ở một khu tái định cư khác, dù nơi ở cũ chỉ cách Tháp Rùa vài trăm mét.
Khu tập thể 23 Hàng Bài chỉ cách hồ Gươm chừng vài trăm mét, nhưng hàng chục hộ dân đều có nguyện vọng xin được di dời khỏi chỗ ở
Lý do khiến họ có mong muốn “kỳ lạ” này, đấy là khu tập thể 23 Hàng Bài sau gần 60 năm sử dụng, đã xuống cấp nghiêm trọng.
Khu tập thể được xây dựng và đưa vào sử dụng từ những năm 1960, là khu tập thể phân cho các cán bộ của ngành bưu điện. Vì xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ, kiến trúc của nó đã không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Tập thể 23 Hàng Bài được xây dựng trên diện tích rộng cả ngàn m2, gồm 3 tầng, mỗi tầng được chia làm 8 phòng, diện tích nhỏ dao động từ 14 đến dưới 30m2. Sân sinh hoạt chung của khu nhà rộng cả trăm m2, và cách mặt phố Hàng Bài chỉ vài chục mét.
Cụ Phạm Thị Hậu, 90 tuổi, sống tại tầng 3 khu tập thể phải dừng chậu, thau... hứng nước dột từ trên mái toà nhà tập thể thấm dột cả chục năm nay
Sau nhiều năm sử dụng, các hộ dân hầu hết phải cơi nới để có thêm diện tích sinh hoạt, khi quy mô gia đình mỗi năm lại gia tăng thêm số lượng nhân khẩu.
Những gia đình có điều kiện đã chuyển sang chỗ ở mới. Những hộ dân phải bám trụ ở lại vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, và sống đơn thân, trong đó tỷ lệ các cụ cao tuổi và là lão thành cách mạng, sống neo đơn, chiếm tỷ lệ lớn.
Cả chục năm nay, hàng chục hộ dân phải sống trong sợ hãi vì khu tập thể xuống cấp, hết tuổi thọ có thể sập bất cứ lúc nào.
Dây điện bó từng chùm được treo trên vách trần nhà đã bị mục hết vữa; hành lang chung bị lấn chiếm xây bếp khiên lối đi chung chỉ còn một khoảng hẹp
Chị Lê Thị Nga, 55 tuổi, sống trên tầng 3 của khu tập thể chán nản cho biết: ngày mưa, nước thấm từ trên nóc thấm xuống lênh láng cả hành lang; ngày nắng, mái nhà om như nung. Hầu hết các hộ dân mạnh ai nấy lo, phải mua bạt, áo mưa… chăng trên trần chống dột và hứng vữa rơi.
Các cụ cao tuổi, neo đơn… không có điều kiện và sức khỏe để làm, phải chấp nhận mang thùng, chậu hứng nước vào những ngày mưa.
Trận mưa chiều ngày 17/8/2012 vừa xảy ra dù rất lớn nhưng qua một đêm, nước đã rút về cơ bản trên các tuyến phố ngập úng của Hà Nội. Thế nhưng, trên hành lang tầng 3 của khu tập thể 23 Hàng Bài, nước vẫn lênh láng.
Cụ Phạm Thị Hải (90 tuổi) sống đơn thân cặm cụi dùng ca nhựa múc nước để nước không tràn vào nhà. Đường dây dẫn điện chằng chịt ngay trên đầu.
Sáng ngày 19/8, do bị ngấm nước mưa, bó dây điện chằng chịt trên đã chập điện khiến nhiều phòng trong khu tập thể mất điện.
“Chắc không ai nghĩ, ở giữa trung tâm Thủ đô, gần Hồ Gươm mà vẫn còn tồn tại cái khu tập thể như thế này. Chúng tôi ở ngày nào biết ngày đấy, vì chẳng ai dám chắc nó sập lúc nào không biết” – chị Nga ngán ngẩm.
Xin cải tạo: phường không cho!
Theo phản ánh của chị Nga: khu nhà đã xuống cấp toàn bộ nên tất cả các hộ dân đều chịu ảnh hưởng. Trực tiếp nhất là các hộ dân tầng 3 là tầng trên cùng, mái nhà được lắp ghép bằng những khối bê-tông rỗng theo cách xây dựng kiểu cũ, nước ngấm qua các khe ghép, ngấm qua các gọc tường chịu lực… vì tuổi thọ công trình đã hết từ lâu.
Để tránh nước thấm dột xuống nhà, gia đình chị Nga dựng mái tôn trên nóc phần diện tích phòng ở của mình nhưng đã bị phường đình chỉ, cưỡng chế vì xây dựng trái phép
Hành lang chung của khu tập thể, tất cả các hộ dân đều phải chiếm dụng để xây bếp nấu ăn nên chỉ còn lại một khoảng hẹp làm lối đi chung.
Tháng 5/2011, chị Nga mua tấm tôn, khung sắt về để gia cố khoảng sân thượng thẳng phòng ở nhà mình. Chị cho biết: mục đích của gia đình là để che mưa, che nắng, may ra nước mưa không trực tiếp dội thẳng xuống mái nhà gây thấm dột.
Tuy nhiên, UBND phường Hàng Bài đã tổ chức cưỡng chế, không cho xây dựng. Lý do: gia đình chị xây dựng trái phép.
Ngay sau đó, gia đình chị đã làm đơn báo cáo và đơn đề nghị UBND phường chấp thuận cho gia đình mình được sửa chữa chống dột, tuy nhiên không được phường chấp thuận.
Dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư 23 Hàng Bài đã được UBND TP Hà Nội giao cho Cty CPĐTXD Tam Sơn từ tháng 7/2009, tuy nhiên, ngày 20/4/2012, TP Hà Nội lại chấp thuận gia hạn thời điểm cho đơn vị này, dù chủ dự án đã chậm tiến độ vài năm trời. Các hộ dân sống tại khu tập thể xuống cấp sẽ phải tiếp tục... chờ đợi!
Tất cả các hộ dân cư trú tại khu tập thể 23 Hàng Bài cũng chịu chung cảnh ngộ.
“Chúng tôi được UBND phường Hàng Bài thông báo đến tham dự cuộc họp về việc sẽ được di dời đến một khu tái định cư mới thay thế khu tập thể này vì nó đã xuống cấp trầm trọng nhiều năm. Chúng tôi cũng được biết, có một dự án xây dựng lại khu tập thể này, hay chuyển thành một dự án nào đó…
Dự án nào cũng được, chúng tôi đều chấp thuận vì chỉ mong muốn được thoát khỏi cảnh sống tạm bợ này sớm ngày nào tốt ngày đó. Thế nhưng, người dân đỏ mắt chờ nhưng vẫn không thấy dự án nào xây dựng cả” – chị Nga cho biết.
Dân “dài cổ” chờ, thành phố gia hạn lùi thời điểm Trong lúc hàng chục hộ dân ngóng chờ dự án cải tạo, xây dựng lại khu tập thể 23 Hàng Bài vì đã xuống cấp trầm trọng nhiều năm, ngày 20/4/2012, UBND T.P Hà Nội lại có QĐ số 2859 về việc chấp thuận gia hạn cho chủ đầu tư thực hiện Dự án xây dựng lại khu tập thể này. Theo nội dung của QĐ 2859, Hà Nội chấp thuận gia hạn cho chủ dự án (Cty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tam Sơn) được tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đến quý IV/2012. UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc rút kinh nghiệm việc triển khai quá chậm tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng lại khu tập thể 23 Hàng Bài đã được UBND TP phê duyệt từ ngày… 10/7/2009. |