Ngày 17/11/2006, trước 13 nhà giáo nhân dân và 44 giáo sư, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trân trọng hứa: “Đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình”. Sau 6 năm, đến hôm qua (22/10),* các nhà giáo cùng với trên dưới 20 triệu người hưởng lương khác – chẳng những chưa sống được bằng lương – mà còn có nguy cơ bị giá cả làm cho “thủng túi” khi Chính phủ xin khất việc tăng lương. Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ giải thích lý do: “Do chưa cân đối được nguồn để cải cách tiền lương năm tới”. Những tính toán của Bộ Tài chính cho thấy, nếu tăng lương tối thiểu từ 1.050.000 đồng lên 1.300.000 đồng, theo lộ trình từ ngày 1/5/2013, ngân sách dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 60 nghìn tỉ đồng.
Những khó khăn trong nguồn thu 9 tháng đầu năm 2012 cho thấy, chỉ tính riêng thu nội địa và thu cân đối xuất - nhập khẩu đã giảm 25.500 tỉ đồng. Ngân sách đã không còn đủ tiền, dù chỉ để làm cái việc thực chất là bù cho đà tăng giá. Nhưng rõ ràng, việc ngân sách cạn tiền không phải lỗi của người dân, những người hằng ngày vẫn “hoàn thành quyền và nghĩa vụ công dân” bằng hành động đóng thuế, phí, với một mức cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực - như báo cáo của Ủy ban Kinh tế.
Còn nhớ hôm Ủy ban Thường vụ QH họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi một câu dân dã đúng với lòng dân: “Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ?”.
Giá cả các mặt hàng liên tục tăng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân
Ngày hôm qua (22/10), khi Bộ trưởng Vương Đình Huệ xin khất lương, không ít trong số 22 triệu người hưởng lương đã hỏi nhau, và tự hỏi mình - đúng y như cái câu mà Chủ tịch QH đã hỏi - cho dù, “đi chợ” chỉ là phần tối thiểu của cái mà người ta gọi là cuộc sống.
Một cách lạc quan, nhiều ý kiến cho rằng có thể không cần tăng lương, miễn là đừng tăng giá. Điều này đúng về lý thuyết. Nhưng thực tế thì đây là câu chuyện có thể xem là phi lý, bởi lương có thể không “đặng”, chứ giá thì không thể “đừng”. Những tính toán lạc quan cho thấy lạm phát năm nay sẽ vào khoảng 7-8%, sang năm cũng ngần đó. Và đó là thứ tính toán mà ĐBQH Trần Hoàng Ngân gọi là tính toán lý thuyết. Có nghĩa, thứ lạm phát đó có thể tăng vùn vụt ngay sau một trận bão, thậm chí ngay cả khi Trung Đông “hắt hơi sổ mũi”, khiến xăng dầu tăng phi mã; hoặc tệ hơn, khi ngành điện cất lời than thiếu vốn. Thế thì người dân lấy gì để bù vào đó, nếu như không được tăng lương?
Có người đã dùng từ “bức bách” để chỉ về đời sống khó khăn của những người hưởng lương. Những người hưởng lương - trong phạm trù dân chúng nói chung - những người vốn chưa bao giờ thôi vị tha, chưa bao giờ thôi kiên nhẫn, sẵn sàng chia khó với Nhà nước, nhưng chỉ khi ngân sách thực sự khó khăn; chứ không thể nhịn tăng lương, chịu tăng giá, để những đồng tiền đáng lẽ bù đắp lạm phát cho dân lại được dùng để đầu tư vào nhiều thứ thực sự chưa cấp bách (ví như đang có đề xuất xây dựng một bảo tàng tốn tới 12.000 tỉ đồng chẳng hạn).
Những khó khăn trong nguồn thu 9 tháng đầu năm 2012 cho thấy, chỉ tính riêng thu nội địa và thu cân đối xuất - nhập khẩu đã giảm 25.500 tỉ đồng. Ngân sách đã không còn đủ tiền, dù chỉ để làm cái việc thực chất là bù cho đà tăng giá. Nhưng rõ ràng, việc ngân sách cạn tiền không phải lỗi của người dân, những người hằng ngày vẫn “hoàn thành quyền và nghĩa vụ công dân” bằng hành động đóng thuế, phí, với một mức cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực - như báo cáo của Ủy ban Kinh tế.
Còn nhớ hôm Ủy ban Thường vụ QH họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi một câu dân dã đúng với lòng dân: “Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ?”.
Giá cả các mặt hàng liên tục tăng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân
Ngày hôm qua (22/10), khi Bộ trưởng Vương Đình Huệ xin khất lương, không ít trong số 22 triệu người hưởng lương đã hỏi nhau, và tự hỏi mình - đúng y như cái câu mà Chủ tịch QH đã hỏi - cho dù, “đi chợ” chỉ là phần tối thiểu của cái mà người ta gọi là cuộc sống.
Một cách lạc quan, nhiều ý kiến cho rằng có thể không cần tăng lương, miễn là đừng tăng giá. Điều này đúng về lý thuyết. Nhưng thực tế thì đây là câu chuyện có thể xem là phi lý, bởi lương có thể không “đặng”, chứ giá thì không thể “đừng”. Những tính toán lạc quan cho thấy lạm phát năm nay sẽ vào khoảng 7-8%, sang năm cũng ngần đó. Và đó là thứ tính toán mà ĐBQH Trần Hoàng Ngân gọi là tính toán lý thuyết. Có nghĩa, thứ lạm phát đó có thể tăng vùn vụt ngay sau một trận bão, thậm chí ngay cả khi Trung Đông “hắt hơi sổ mũi”, khiến xăng dầu tăng phi mã; hoặc tệ hơn, khi ngành điện cất lời than thiếu vốn. Thế thì người dân lấy gì để bù vào đó, nếu như không được tăng lương?
Có người đã dùng từ “bức bách” để chỉ về đời sống khó khăn của những người hưởng lương. Những người hưởng lương - trong phạm trù dân chúng nói chung - những người vốn chưa bao giờ thôi vị tha, chưa bao giờ thôi kiên nhẫn, sẵn sàng chia khó với Nhà nước, nhưng chỉ khi ngân sách thực sự khó khăn; chứ không thể nhịn tăng lương, chịu tăng giá, để những đồng tiền đáng lẽ bù đắp lạm phát cho dân lại được dùng để đầu tư vào nhiều thứ thực sự chưa cấp bách (ví như đang có đề xuất xây dựng một bảo tàng tốn tới 12.000 tỉ đồng chẳng hạn).