Công văn nhắc nhở trên được gửi tới các DN đầu mối sáng nay 10/8, cách đúng 10 ngày so với lần tăng giá gần đây nhất. Đó cũng là khoảng cách về thời gian tối thiểu được phép giữa 2 lần tăng giá xăng dầu liên tiếp.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, các DN phải tính toán theo đúng quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC. Cụ thể, bảng giá cơ sở này phải tính đúng theo công thức, đúng các định mức: thuế, phí, Quỹ Bình ổn giá, chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức và các loại thuế, phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc tính giá cơ sở phải theo chu kỳ bình quân 30 ngày của giá xăng dầu thế giới. Nếu tính theo các chu kỳ khác chỉ giá cơ sở đó chỉ mang tính chất tham khảo.
Khi kiến nghị điều hành cụ thể về giá xăng dầu, DN phải dựa trên cơ sở mức giá tính bình quân 30 ngày.
Giá cơ sở xăng dầu được tính mỗi DN một kiểu .
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các thông tin dữ liệu để tính giá cơ sở phải thống nhất như sử dụng giá xăng dầu thế giới theo công bố của Bản tin Platt's như mặt hàng xăng thì lấy giá Platt's xăng RON 92 (Mogas 92), mặt hàng dầu điêzen lấy giá Platt's dầu điêzen 0,05S (DO 0,05%S), mặt hàng dầu madut lấy giá Platt's dầu madut 180 cst 3,5%S (FO 180 cst 3,5%S).
Sở dĩ có sự nhắc nhở trên là bởi trong 2 lần tăng giá xăng dầu vừa qua, các DN gửi kiến nghị lên Bộ Tài chính xuất phát từ nhiều cách tính khác nhau. Theo cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa, có DN tính giá cơ sở 10 ngày, có DN lại tính bình quân 20 ngày... nên mức chênh lệch về giá cơ sở và giá bán lẻ giữa các DN kiến nghị lên khác nhau.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV, giá cơ sở giữa các DN còn khác nhau ở dữ liệu đầu vào. Ví dụ, có DN tính giá dầu diezen thì lại lấy chủng loại diezen 0,25S thay vì chủng loại 0,5S như quy định. Chi phí cước vận tải, bảo hiểm cho hàng hóa giữa các DN cũng khác nhau nên giá CIF xăng dầu cũng khác.
Gần đây nhất, ngày 1/8 khi tăng giá xăng dầu, các DN cho hay, nếu tính 10 ngày cuối cùng thì mức lỗ xăng dầu lên tới 1.500-1.900 đồng/lít. Song khi tính giá bình quân 30 ngày thì mức lỗ này thấp hơn, kéo theo mức điều chỉnh thấp hơn.
Theo dữ liệu của Petrolimex, ngày giao dịch trên thị trường Singapore gần đây nhất được công bố là hôm 8/8, giá xăng A92 ở mức 124,68 USD/thùng; dầu diezen 0,05S đã tăng tới 128,70 USD/thùng. Dầu hoả đã tăng 127,44 USD/thùng và dầu FO 180 cst tăng tới 670,91 USD/tấn.
Xu hướng giá thành phẩm xăng dầu vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới.*
Bộ Tài chính nhấn mạnh, các DN phải tính toán theo đúng quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC. Cụ thể, bảng giá cơ sở này phải tính đúng theo công thức, đúng các định mức: thuế, phí, Quỹ Bình ổn giá, chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức và các loại thuế, phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc tính giá cơ sở phải theo chu kỳ bình quân 30 ngày của giá xăng dầu thế giới. Nếu tính theo các chu kỳ khác chỉ giá cơ sở đó chỉ mang tính chất tham khảo.
Khi kiến nghị điều hành cụ thể về giá xăng dầu, DN phải dựa trên cơ sở mức giá tính bình quân 30 ngày.
Giá cơ sở xăng dầu được tính mỗi DN một kiểu .
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các thông tin dữ liệu để tính giá cơ sở phải thống nhất như sử dụng giá xăng dầu thế giới theo công bố của Bản tin Platt's như mặt hàng xăng thì lấy giá Platt's xăng RON 92 (Mogas 92), mặt hàng dầu điêzen lấy giá Platt's dầu điêzen 0,05S (DO 0,05%S), mặt hàng dầu madut lấy giá Platt's dầu madut 180 cst 3,5%S (FO 180 cst 3,5%S).
Sở dĩ có sự nhắc nhở trên là bởi trong 2 lần tăng giá xăng dầu vừa qua, các DN gửi kiến nghị lên Bộ Tài chính xuất phát từ nhiều cách tính khác nhau. Theo cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa, có DN tính giá cơ sở 10 ngày, có DN lại tính bình quân 20 ngày... nên mức chênh lệch về giá cơ sở và giá bán lẻ giữa các DN kiến nghị lên khác nhau.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV, giá cơ sở giữa các DN còn khác nhau ở dữ liệu đầu vào. Ví dụ, có DN tính giá dầu diezen thì lại lấy chủng loại diezen 0,25S thay vì chủng loại 0,5S như quy định. Chi phí cước vận tải, bảo hiểm cho hàng hóa giữa các DN cũng khác nhau nên giá CIF xăng dầu cũng khác.
Gần đây nhất, ngày 1/8 khi tăng giá xăng dầu, các DN cho hay, nếu tính 10 ngày cuối cùng thì mức lỗ xăng dầu lên tới 1.500-1.900 đồng/lít. Song khi tính giá bình quân 30 ngày thì mức lỗ này thấp hơn, kéo theo mức điều chỉnh thấp hơn.
Theo dữ liệu của Petrolimex, ngày giao dịch trên thị trường Singapore gần đây nhất được công bố là hôm 8/8, giá xăng A92 ở mức 124,68 USD/thùng; dầu diezen 0,05S đã tăng tới 128,70 USD/thùng. Dầu hoả đã tăng 127,44 USD/thùng và dầu FO 180 cst tăng tới 670,91 USD/tấn.
Xu hướng giá thành phẩm xăng dầu vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới.*