Công trình không chỉ lãng phí tiền tỉ của Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông và nguy hiểm đến tính mạng của người dân địa phương.
Để đảm bảo chống sạt lở ven sông Hồng, kè Tráng Việt được khởi công xây dựng từ năm 2010 với tổng số vốn hơn 10 tỉ đồng, do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh. Công trình bao gồm các hạng mục: kè hộ chân 2km, làm mái kè khu vực nhà lưu niệm cơ sở cách mạng của xã, đắp đất mái kè và mở rộng đường giao thông nông thôn Đẹp (xã Tráng Việt) dài 161m.
Đến ngày 12/5/2012, kè Tráng Việt về cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, giữa tháng 8/2012, kè đã bị sụt lún hai đoạn: đoạn 1 từ mốc C70 đến C78 với chiều dài 150m, đoạn 2 từ mốc C21 đến C23 dài khoảng 33m. Đường bêtông đỉnh kè bị đứt gãy, sụt xuống 0,5m so với thiết kế, cống dẫn thoát nước mưa xuống sông cũng bị sạt lở nghiêm trọng.
Biện pháp khắc phục tạm thời tại công trình kè Tráng Việt là đổ gạch xỉ và cắm cọc tre - Ảnh: Kiều Linh
Ông Chiến, nhà ở ven sông Hồng, bức xúc: “Họ (đơn vị thi công) chỉ đổ mặt kè bêtông trong một đêm, đổ mái cũng một đêm là xong. Cách làm qua loa đại khái, múc đất đắp thân kè rồi ấn qua loa, không đầm, không lăn, không lu nên thân kè đã sụt lún nghiêm trọng. Chỉ sau vài cơn mưa, kè đã sụt, tôi phải phá cả cái bếp đổ gạch vào mới được thế này. Phải làm như thế, nó mà lở nữa thì mất cả căn nhà”.
Ông Nguyễn Văn Khơ, chủ tịch UBND xã Tráng Việt, thừa nhận việc sạt lở xảy ra ngay từ đầu tháng 8 và hiện tại vẫn tiếp tục. Ông Khơ nói: “Chúng tôi đề nghị đơn vị thi công cũng như Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội sớm có kế hoạch khắc phục để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông qua đoạn kè cũng như người dân sinh sống ven sông Hồng”.
Trao đổi với PV, ông Phạm Xuân Hải, Trưởng phòng quản lý đê điều - Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội, cho biết kè Tráng Việt xây dựng theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 800m, trong đó 160m vừa hộ chân vừa có mái đá, 640m là hộ chân và mái đất; giai đoạn 2 có chiều dài 285m, hộ chân bằng đá, mái đất và đỉnh kè bêtông làm đường dân sinh.
Lý giải về vấn đề sạt lở kè, ông Hải cho rằng nguyên nhân chính là do đầu tháng 8/2012, lũ sông Hồng tràn về khiến 50% diện tích mái kè mới đắp ngập trong nước. Đến ngày 17/8, trên địa bàn Hà Nội xảy ra nhiều trận mưa lớn dẫn đến giảm sức chịu tải của mái đất, đồng thời hệ thống nước ngầm ở một số vị trí chảy rất mạnh làm sạt lở mặt đường bêtông và hệ thống dẫn ống nước ngầm.
Ngày 22/8, ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh đã có công văn báo cáo về tình trạng sạt lở công trình kè Tráng Việt. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo ban quản lý và nhà thầu có biện pháp khắc phục tạm thời như: đổ gạch xỉ, đất bù vào những điểm bị lún, đồng thời cắm hàng trăm cọc tre để đảm bảo không bị sạt lở phần mái.
Ông Phạm Xuân Hải khẳng định phía Công ty Bình Minh sẽ chịu trách nhiệm về việc sạt lở, đưa ra các biện pháp khắc phục và đắp lại hoàn toàn phần đường bêtông qua thôn Đẹp. Dự tính công trình sẽ hoàn thiện trong tháng 10/2012.
Để đảm bảo chống sạt lở ven sông Hồng, kè Tráng Việt được khởi công xây dựng từ năm 2010 với tổng số vốn hơn 10 tỉ đồng, do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh. Công trình bao gồm các hạng mục: kè hộ chân 2km, làm mái kè khu vực nhà lưu niệm cơ sở cách mạng của xã, đắp đất mái kè và mở rộng đường giao thông nông thôn Đẹp (xã Tráng Việt) dài 161m.
Đến ngày 12/5/2012, kè Tráng Việt về cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, giữa tháng 8/2012, kè đã bị sụt lún hai đoạn: đoạn 1 từ mốc C70 đến C78 với chiều dài 150m, đoạn 2 từ mốc C21 đến C23 dài khoảng 33m. Đường bêtông đỉnh kè bị đứt gãy, sụt xuống 0,5m so với thiết kế, cống dẫn thoát nước mưa xuống sông cũng bị sạt lở nghiêm trọng.
Biện pháp khắc phục tạm thời tại công trình kè Tráng Việt là đổ gạch xỉ và cắm cọc tre - Ảnh: Kiều Linh
Ông Chiến, nhà ở ven sông Hồng, bức xúc: “Họ (đơn vị thi công) chỉ đổ mặt kè bêtông trong một đêm, đổ mái cũng một đêm là xong. Cách làm qua loa đại khái, múc đất đắp thân kè rồi ấn qua loa, không đầm, không lăn, không lu nên thân kè đã sụt lún nghiêm trọng. Chỉ sau vài cơn mưa, kè đã sụt, tôi phải phá cả cái bếp đổ gạch vào mới được thế này. Phải làm như thế, nó mà lở nữa thì mất cả căn nhà”.
Ông Nguyễn Văn Khơ, chủ tịch UBND xã Tráng Việt, thừa nhận việc sạt lở xảy ra ngay từ đầu tháng 8 và hiện tại vẫn tiếp tục. Ông Khơ nói: “Chúng tôi đề nghị đơn vị thi công cũng như Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội sớm có kế hoạch khắc phục để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông qua đoạn kè cũng như người dân sinh sống ven sông Hồng”.
Trao đổi với PV, ông Phạm Xuân Hải, Trưởng phòng quản lý đê điều - Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội, cho biết kè Tráng Việt xây dựng theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 800m, trong đó 160m vừa hộ chân vừa có mái đá, 640m là hộ chân và mái đất; giai đoạn 2 có chiều dài 285m, hộ chân bằng đá, mái đất và đỉnh kè bêtông làm đường dân sinh.
Lý giải về vấn đề sạt lở kè, ông Hải cho rằng nguyên nhân chính là do đầu tháng 8/2012, lũ sông Hồng tràn về khiến 50% diện tích mái kè mới đắp ngập trong nước. Đến ngày 17/8, trên địa bàn Hà Nội xảy ra nhiều trận mưa lớn dẫn đến giảm sức chịu tải của mái đất, đồng thời hệ thống nước ngầm ở một số vị trí chảy rất mạnh làm sạt lở mặt đường bêtông và hệ thống dẫn ống nước ngầm.
Ngày 22/8, ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh đã có công văn báo cáo về tình trạng sạt lở công trình kè Tráng Việt. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo ban quản lý và nhà thầu có biện pháp khắc phục tạm thời như: đổ gạch xỉ, đất bù vào những điểm bị lún, đồng thời cắm hàng trăm cọc tre để đảm bảo không bị sạt lở phần mái.
Ông Phạm Xuân Hải khẳng định phía Công ty Bình Minh sẽ chịu trách nhiệm về việc sạt lở, đưa ra các biện pháp khắc phục và đắp lại hoàn toàn phần đường bêtông qua thôn Đẹp. Dự tính công trình sẽ hoàn thiện trong tháng 10/2012.