Ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo Tàng Hà Tĩnh, giới thiệu về ngôi làng lạ ấy và đưa chúng tôi về làng An Tiến, thuộc xã Đức An, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Phải có... ”phiên dịch”
Vừa đến làng An Tiến, gặp một cô gái độ tuổi đôi mươi. Cô gái vồn vã: “Mấy iêng vía đai huổi ai?”. Chúng tôi ngẩn tò te không hiểu gì cả. Người “phiên dịch” liền cho biết cô gái nói: “Các anh về đây hỏi ai?”. À thì ra như thế. “Đây có phải làng An Tiến không?”. Cô gái gật đầu: “Đuống ruồi rạ!” (Đúng rồi ạ!”).
Ông Nguyễn Đình Dương, 62 tuổi, đang dắt con trâu về nhà. Thấy chúng tôi đứng trên đường làm con trâu sợ phải chùn chân, ông nói: “Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé”. Chúng tôi đang ngơ ngác không biết ông Dương nói gì thì anh bạn “thổ dân” đi cùng giải thích: “Các anh tránh bên cho con trâu về nhà”.
Đi trên đường làng An Tiến, chúng tôi bắt gặp rất nhiều người dân nói chuyện với nhau. Họ nói rất nhanh và lít nhít trong cổ họng. Cho dù chúng tôi tập trung nghe và cố nhận biết họ đang nói gì nhưng chỉ biết lắc đầu, cười trừ. Khi chúng tôi hỏi đường về nhà ông Phan Văn Năm, 65 tuổi, ở thôn Quang Tiến, một người dân hướng dẫn: “Lại đú, quèng vô đú, vô đú”. Nghĩa là: lại đó, rẽ vào đó rồi vào đó.
“Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé!”. Chúng tôi đang ngơ ngác thì bạn “thổ dân” đi cùng giải thích: “Các anh tránh bên cho con trâu về nhà!”
Ông Năm cho biết ngay người làng An Tiến nhiều khi nói với nhau cũng hiểu nhầm huống hồ chi người nơi khác đến. Ông kể câu chuyện có thật, người dân làng An Tiến thường gọi con chó là con chú. Một hôm có hai anh em ngồi hàn huyên với nhau thì cô vợ của người em phát hiện con chó bị chết ở sau vườn, liền chạy vào la lớn: chú chết rồi, ra mà lấy làm thịt. Người anh giật mình quát: Chú (em cha) mới ngồi uống rượu với tau đây mà răng lại chết được...
Ông Năm còn kể vì giọng nói của người làng An Tiến rất khó nghe nên con gái làng khác thường rất “kỵ” con trai làng này. Từ xưa không biết bao nhiêu chàng trai ở làng An Tiến ngỏ lời với các cô gái làng bên nhưng đều thất bại. Ngay lần gặp đầu tiên, nhiều cô gái ở làng khác nghe các chàng trai An Tiến nói rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng chỉ học được một câu: “Iêng phô ky?” (anh nói gì?).
Mời bố ăn cơm lại chạy đi lấy rơm
Là người ở xã Đức Lập, khi về làm dâu ở làng An Tiến, chị Trần Thị Long ngại nhất là giao tiếp với mẹ chồng. Chị kể mẹ chồng chị nói “đặc” tiếng làng An Tiến khiến chị vừa nghe không được, lại vừa hiểu nhầm. Ngày về làm dâu đầu tiên, đến bữa cơm tối, mẹ chồng bảo chị: “rạ muối che xuống cợm”. Nghe xong, chị liền chạy ngay ra sau nhà mang vào mấy bó rơm để nhen lửa. Anh chồng cười ngặt nghẽo: “Mẹ bảo em mời bố xuống ăn cơm, chứ ai bảo đi lấy rơm rạ gì đâu”.
Là nhân viên văn phòng UBND xã Đức An, nhiệm vụ của chị Long là dự và ghi chép lại bằng văn bản nội dung các cuộc họp. Chị Long sợ nhất khi cán bộ xã là người làng An Tiến phát biểu. Chị phải tập trung cao độ để vừa nghe vừa tự dịch ra tiếng phổ thông nhưng vẫn không chính xác. Vì vậy, xong cuộc họp, chị phải hỏi lại anh cán bộ nói “tiếng An Tiến” để ghi lại cho chính xác.
Chúng tôi chào ra về, một cô gái làm việc ở văn phòng UBND xã Đức An liền trêu bằng một thứ tiếng An Tiến pha tiếng phổ thông: “Bức ky, bức ky. Trời không mưa mô. Trời mưa em chặt cho chút lá tro”... Cô gái này không phải người An Tiến nên phải dùng thêm tiếng phổ thông, nhưng chừng đó cũng khiến chúng tôi bí rị. Cô gái cười dịch lại: “Vội gì, vội gì. Trời không mưa đâu. Trời mưa em cắt cho ngọn lá cọ”. Có thế thôi mà cũng đành chịu.
Máu thịt của làng
Làng An Tiến nằm dưới dãy núi Trà Sơn thơ mộng, gắn liền với sự kiện hoàng hậu Bạch Ngọc trốn bỏ kinh thành về chiêu mộ người nghèo, tiến hành khai khẩn ở đây. Còn làng có từ đời nào thì không một người dân biết. Cũng không một người dân nào của làng biết rõ vì sao người làng An Tiến mình lại có thứ tiếng nói lạ như thế. Cụ Đào Duy Từ, 84 tuổi, ở xóm Quang Tiến, là người am hiểu về lịch sử của làng nhất, cũng chỉ đưa ra giả thuyết: “Có lẽ từ xưa người làng An Tiến sống ở vùng rừng núi, ít giao lưu, không đi lại các vùng miền khác nên chỉ nói một thổ ngữ riêng của mình. Ngoài ra nguồn nước, thổ nhưỡng cũng làm cho giọng nói của dân An Tiến không giống ai”.
Một số cụ cao tuổi lại cho rằng làng An Tiến trước đây là nơi biên ải của đế chế Chămpa cổ. Khi vùng này thành đất Đại Việt thì vẫn còn một bộ phận người Chăm sinh sống. Do đó, dù trải qua bao biến cố lịch sử nhưng giọng nói người dân nơi đây chưa thay đổi.
Ông Phan Thanh Lam, cán bộ văn hóa xã Đức An, cho biết đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học về làng An Tiến tìm hiểu, nghiên cứu giọng nói của làng. Có nhà nghiên cứu ngồi cả ngày ở chợ Chay để nghe người dân giao tiếp, trao đổi, mua bán mà không biết họ đang nói gì. Có nhiều người đi xa hàng chục năm trời vẫn nặng tiếng nói của làng. Có lẽ do cái tiếng nói lạ ấy đã trở thành máu thịt thiêng liêng của người dân làng An Tiến. “Đổi giọng còn nặng hơn tội bất hiếu với cha, do đó dù ai đi đâu, làm việc gì thì vẫn giữ truyền thống giọng nói của làng”, ông Lam cho hay.
Phải có... ”phiên dịch”
Vừa đến làng An Tiến, gặp một cô gái độ tuổi đôi mươi. Cô gái vồn vã: “Mấy iêng vía đai huổi ai?”. Chúng tôi ngẩn tò te không hiểu gì cả. Người “phiên dịch” liền cho biết cô gái nói: “Các anh về đây hỏi ai?”. À thì ra như thế. “Đây có phải làng An Tiến không?”. Cô gái gật đầu: “Đuống ruồi rạ!” (Đúng rồi ạ!”).
Ông Nguyễn Đình Dương, 62 tuổi, đang dắt con trâu về nhà. Thấy chúng tôi đứng trên đường làm con trâu sợ phải chùn chân, ông nói: “Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé”. Chúng tôi đang ngơ ngác không biết ông Dương nói gì thì anh bạn “thổ dân” đi cùng giải thích: “Các anh tránh bên cho con trâu về nhà”.
Đi trên đường làng An Tiến, chúng tôi bắt gặp rất nhiều người dân nói chuyện với nhau. Họ nói rất nhanh và lít nhít trong cổ họng. Cho dù chúng tôi tập trung nghe và cố nhận biết họ đang nói gì nhưng chỉ biết lắc đầu, cười trừ. Khi chúng tôi hỏi đường về nhà ông Phan Văn Năm, 65 tuổi, ở thôn Quang Tiến, một người dân hướng dẫn: “Lại đú, quèng vô đú, vô đú”. Nghĩa là: lại đó, rẽ vào đó rồi vào đó.
“Mấy iêng lé bêng cho cong tru vía nhé!”. Chúng tôi đang ngơ ngác thì bạn “thổ dân” đi cùng giải thích: “Các anh tránh bên cho con trâu về nhà!”
Làng An Tiến thuộc vùng tiểu bán sơn địa của huyện Đức Thọ, vừa tiếp giáp với đồng bằng lại vừa tiếp giáp với vùng đồi núi thấp. Ông Lê Bá Hạnh, phó giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh, cho biết làng An Tiến là một vùng đất linh thiêng, giàu tinh thần yêu nước. Khi giặc Minh xâm lược, vùng đất An Tiến là điểm cung cấp lương thực, trú ẩn của nghĩa quân Lam Sơn.“Nhưng không hiểu sao An Tiến vẫn có giọng nói “lạ” nhất Hà Tĩnh mà người ta thường đùa với nhau là “tiếng chim” rất khó nghe. Người dân ở đây nói rất nhanh, khi họ nói chậm lại ta có thể nhận biết họ dùng một số vần lẫn lộn như vần “a” - “e”, “o” - “u”... Nhiều từ phát âm của người dân làng này thường sử dụng vần “u” là chính. Ngoài ra người làng An Tiến còn sử dụng một số từ ngữ thay thế cho một số từ phổ thông ta thường dùng như: đẩy - đu, nhà - nhè, cha - che...”, ông Lê Bá Hạnh nói. Theo ông Hạnh, đã có một số nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh tổ chức nghiên cứu “điền dã” về làng An Tiến để tìm hiểu về phương ngữ đặc trưng của người dân. |
Ông Năm còn kể vì giọng nói của người làng An Tiến rất khó nghe nên con gái làng khác thường rất “kỵ” con trai làng này. Từ xưa không biết bao nhiêu chàng trai ở làng An Tiến ngỏ lời với các cô gái làng bên nhưng đều thất bại. Ngay lần gặp đầu tiên, nhiều cô gái ở làng khác nghe các chàng trai An Tiến nói rất nhiều, nhưng cuối cùng cũng chỉ học được một câu: “Iêng phô ky?” (anh nói gì?).
Mời bố ăn cơm lại chạy đi lấy rơm
Là người ở xã Đức Lập, khi về làm dâu ở làng An Tiến, chị Trần Thị Long ngại nhất là giao tiếp với mẹ chồng. Chị kể mẹ chồng chị nói “đặc” tiếng làng An Tiến khiến chị vừa nghe không được, lại vừa hiểu nhầm. Ngày về làm dâu đầu tiên, đến bữa cơm tối, mẹ chồng bảo chị: “rạ muối che xuống cợm”. Nghe xong, chị liền chạy ngay ra sau nhà mang vào mấy bó rơm để nhen lửa. Anh chồng cười ngặt nghẽo: “Mẹ bảo em mời bố xuống ăn cơm, chứ ai bảo đi lấy rơm rạ gì đâu”.
Là nhân viên văn phòng UBND xã Đức An, nhiệm vụ của chị Long là dự và ghi chép lại bằng văn bản nội dung các cuộc họp. Chị Long sợ nhất khi cán bộ xã là người làng An Tiến phát biểu. Chị phải tập trung cao độ để vừa nghe vừa tự dịch ra tiếng phổ thông nhưng vẫn không chính xác. Vì vậy, xong cuộc họp, chị phải hỏi lại anh cán bộ nói “tiếng An Tiến” để ghi lại cho chính xác.
Chúng tôi chào ra về, một cô gái làm việc ở văn phòng UBND xã Đức An liền trêu bằng một thứ tiếng An Tiến pha tiếng phổ thông: “Bức ky, bức ky. Trời không mưa mô. Trời mưa em chặt cho chút lá tro”... Cô gái này không phải người An Tiến nên phải dùng thêm tiếng phổ thông, nhưng chừng đó cũng khiến chúng tôi bí rị. Cô gái cười dịch lại: “Vội gì, vội gì. Trời không mưa đâu. Trời mưa em cắt cho ngọn lá cọ”. Có thế thôi mà cũng đành chịu.
Máu thịt của làng
Làng An Tiến nằm dưới dãy núi Trà Sơn thơ mộng, gắn liền với sự kiện hoàng hậu Bạch Ngọc trốn bỏ kinh thành về chiêu mộ người nghèo, tiến hành khai khẩn ở đây. Còn làng có từ đời nào thì không một người dân biết. Cũng không một người dân nào của làng biết rõ vì sao người làng An Tiến mình lại có thứ tiếng nói lạ như thế. Cụ Đào Duy Từ, 84 tuổi, ở xóm Quang Tiến, là người am hiểu về lịch sử của làng nhất, cũng chỉ đưa ra giả thuyết: “Có lẽ từ xưa người làng An Tiến sống ở vùng rừng núi, ít giao lưu, không đi lại các vùng miền khác nên chỉ nói một thổ ngữ riêng của mình. Ngoài ra nguồn nước, thổ nhưỡng cũng làm cho giọng nói của dân An Tiến không giống ai”.
Một số cụ cao tuổi lại cho rằng làng An Tiến trước đây là nơi biên ải của đế chế Chămpa cổ. Khi vùng này thành đất Đại Việt thì vẫn còn một bộ phận người Chăm sinh sống. Do đó, dù trải qua bao biến cố lịch sử nhưng giọng nói người dân nơi đây chưa thay đổi.
Ông Phan Thanh Lam, cán bộ văn hóa xã Đức An, cho biết đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học về làng An Tiến tìm hiểu, nghiên cứu giọng nói của làng. Có nhà nghiên cứu ngồi cả ngày ở chợ Chay để nghe người dân giao tiếp, trao đổi, mua bán mà không biết họ đang nói gì. Có nhiều người đi xa hàng chục năm trời vẫn nặng tiếng nói của làng. Có lẽ do cái tiếng nói lạ ấy đã trở thành máu thịt thiêng liêng của người dân làng An Tiến. “Đổi giọng còn nặng hơn tội bất hiếu với cha, do đó dù ai đi đâu, làm việc gì thì vẫn giữ truyền thống giọng nói của làng”, ông Lam cho hay.