Cái chết oan uổng
Trong căn nhà cấp 4 thấp lè tè, xập xệ, anh Trần Văn Thạo (SN 1973, trú ở khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) bần thần nhớ lại, 17h ngày 3/10, vợ anh - chị Trần Thị Đào (SN 1975) rời nhà ra đường đi bộ thể dục đến khu vực cầu Dầm. Quá quen với tiếng nổ của xe công nông hàng ngày nên khi nghe thấy tiếng phành phạch phía sau, chị Đào liền đi sát vào lề đường. Thế nhưng tai họa vẫn đổ ập xuống khi chiếc xe bất chợt mất lái, va vào đống gạch, sau đó chồm lên đâm thẳng vào chị Đào. Chưa chịu dừng lại, nó tiếp tục ngoặt đầu sang phải, đẩy nạn nhân thêm một đoạn nữa, rồi chèn người phụ nữ vào chân tường. Chị Đào nhanh chóng được gia đình đưa tới bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) cấp cứu.
Chị Đào bị thương quá nặng, gãy hàng loạt xương sườn, đứt cuống phổi nên đã tử vong. Hồi tưởng cái buổi chiều oan nghiệt, anh Thạo lặng người: “Vợ tôi chết thật đau đớn và oan uổng. Các con tôi đều đang ở tuổi ăn, tuổi học, bỗng dưng mất mẹ.
Chiếc “hung thần”chở sắt cồng kềnh bất ngờ gặp sự cố trên đường ở Đa Hội (Từ Sơn - Bắc Ninh)
Còn tôi thì phải chịu cảnh gà trống nuôi con”. Trước bàn thờ em dâu, ông Trần Văn Nghiệp (anh trai cả anh Thạo) bùi ngùi: “Chú thím ấy đều là con út trong cả hai gia đình. Sau 18 năm chung sống, kinh tế tuy khó khăn, song vợ chồng em tôi rất hạnh phúc. Các cháu đều chăm ngoan học giỏi. Vậy mà cái xe công nông chết tiệt kia đã cướp đi mạng sống của em dâu tôi và đẩy chú nó cùng mấy đứa trẻ lâm vào cảnh khốn cùng”. Vậy nhưng nỗi đau xót ấy của đại gia đình này sẽ chẳng biết đến khi nào mới nguôi ngoai, vì sau khi chị Đào mất, anh Thạo “lờ mờ” hay tin, chính quyền phường đã “bảo kê” cho hàng loạt xe công nông trên địa bàn hoạt động, trong đó không loại trừ cả chiếc “hung thần” gây nên cái chết của vợ anh.
Về chiếc xe công nông gây án, theo gia đình anh Thạo nó thuộc sở hữu của anh Trần Văn Ngời, người cùng địa phương. Lúc xảy ra tai nạn, anh này thuê đối tượng tên Sơn, quê ở Thái Nguyên điều khiển. Sau tai nạn, đối tượng lái xe bỏ trốn. Khám nghiệm phương tiện cho thấy, chiếc xe không phanh, không đèn, không còi và người điều khiển thì chưa đủ tuổi thành niên. Về điểm này, luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng cùng với người điều khiển công nông, rất có thể anh Ngời cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn” hoặc “Điều động, giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, theo các Điều 204, 205-BLHS.
Sững sờ trước “phí lưu hành”... xe tự chế
Từ sự nghi vấn của thân nhân nạn nhân Trần Thị Đào, phóng viên đã tìm hiểu về công tác xử lý xe công nông, xe tự chế trên địa bàn phường Châu Khê.
Con đường chính nối từ quốc lộ 1A xẻ ngang phường Châu Khê sang tận xã Dục Tú của huyện Đông Anh, các phương tiện giao thông luôn chạy rầm rầm. Trong số ấy, đến đâu cũng thấy xe công nông đầu ngang, đầu dọc và xe tự chế. Điểm chung của các xe tự chế 3 bánh là nó được thiết kế bằng một đầu máy nổ tương đương với nhiều con ngựa kéo, cầu, nhíp, gầm bệ rất chắc chắn để có thể chở được nhiều hàng hóa.
Anh Trần Văn Thạo thẫn thờ không còn hình bóng vợ…
Ai cũng biết bắt đầu từ 1/1/2008, Nghị quyết 32/NQ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Theo đó, xe công nông, xe tự chế buộc phải xóa bỏ vĩnh viễn. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, Nhà nước cũng đã cố gắng hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề đối với chủ loại phương tiện được coi là “hung thần” này. Đã hơn 4 năm trôi qua, nhưng khi tìm về phường Châu Khê, Bắc Ninh, chúng tôi không khỏi sững sờ. Lẽ nào chính quyền địa phương nơi đây không hề hay biết gì đến Nghị quyết 32 của Chính phủ!?
Một số người dân lý giải rằng sở dĩ hàng loạt “hung thần” vẫn đang tồn tại, phát triển ở Đa Hội còn là do UBND phường đã thu phí lưu hành phương tiện hàng tháng của họ. Chúng tôi cũng đã “sưu tầm” được một số “biên lai” nộp tiền có dấu của chính quyền phường Châu Khê. Thật không thể tin nổi, trong lúc Chính phủ và tất cả các tỉnh, thành đang nỗ lực loại bỏ công nông, xe tự chế để bảo đảm cuộc sống an toàn, hạnh phúc cho người dân thì một số lãnh đạo ở Châu Khê lại đi ngược lại lợi ích chung. Vì thế mới có người bảo rằng việc thu phí lưu hành công nông ở Châu Khê chẳng khác nào cái được gọi là “bảo kê”, hợp pháp hóa sai phạm của cơ quan hành chính cơ sở.
Để có thông tin hai chiều, chúng tôi đã đến gặp lãnh đạo phường Châu Khê. Trong lúc chờ đợi ông chủ tịch phường tiếp chuyện, một trong số lãnh đạo phường này cho hay, Châu Khê hiện có khoảng hơn 300 đầu xe tự chế các loại, trong đó có trên dưới 100 công nông đầu ngang. Phường cũng đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ các “hung thần”, nhưng không dẹp nổi vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cầm bản sao một số “biên lai” thu phí lưu hành công nông trên tay do chúng tôi cung cấp, vị cấp phó phường quả quyết: “Nếu những bản sao này không có sự thay đổi nào so với bản gốc thì chữ ký trong biên lai chính là chữ ký của sếp tôi thật”. Lúc sau gặp chúng tôi, ông Đỗ Văn Hiền - Chủ tịch UBND phường Châu Khê phần nào tỏ ra lúng túng. Vậy nhưng nhắc đến việc thu phí lưu hành công nông trên địa bàn, ông Hiền đột ngột cao giọng: “Làm gì có chuyện ấy”! Tuy nhiên khi chúng tôi đưa ra dẫn chứng cụ thể, vị chủ tịch phường lại chuyển sang nhã nhặn bảo: “Đó là do người dân tự nguyện đóng góp”! Thật nực cười lắm thay…
Trong căn nhà cấp 4 thấp lè tè, xập xệ, anh Trần Văn Thạo (SN 1973, trú ở khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh) bần thần nhớ lại, 17h ngày 3/10, vợ anh - chị Trần Thị Đào (SN 1975) rời nhà ra đường đi bộ thể dục đến khu vực cầu Dầm. Quá quen với tiếng nổ của xe công nông hàng ngày nên khi nghe thấy tiếng phành phạch phía sau, chị Đào liền đi sát vào lề đường. Thế nhưng tai họa vẫn đổ ập xuống khi chiếc xe bất chợt mất lái, va vào đống gạch, sau đó chồm lên đâm thẳng vào chị Đào. Chưa chịu dừng lại, nó tiếp tục ngoặt đầu sang phải, đẩy nạn nhân thêm một đoạn nữa, rồi chèn người phụ nữ vào chân tường. Chị Đào nhanh chóng được gia đình đưa tới bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) cấp cứu.
Chị Đào bị thương quá nặng, gãy hàng loạt xương sườn, đứt cuống phổi nên đã tử vong. Hồi tưởng cái buổi chiều oan nghiệt, anh Thạo lặng người: “Vợ tôi chết thật đau đớn và oan uổng. Các con tôi đều đang ở tuổi ăn, tuổi học, bỗng dưng mất mẹ.
Chiếc “hung thần”chở sắt cồng kềnh bất ngờ gặp sự cố trên đường ở Đa Hội (Từ Sơn - Bắc Ninh)
Còn tôi thì phải chịu cảnh gà trống nuôi con”. Trước bàn thờ em dâu, ông Trần Văn Nghiệp (anh trai cả anh Thạo) bùi ngùi: “Chú thím ấy đều là con út trong cả hai gia đình. Sau 18 năm chung sống, kinh tế tuy khó khăn, song vợ chồng em tôi rất hạnh phúc. Các cháu đều chăm ngoan học giỏi. Vậy mà cái xe công nông chết tiệt kia đã cướp đi mạng sống của em dâu tôi và đẩy chú nó cùng mấy đứa trẻ lâm vào cảnh khốn cùng”. Vậy nhưng nỗi đau xót ấy của đại gia đình này sẽ chẳng biết đến khi nào mới nguôi ngoai, vì sau khi chị Đào mất, anh Thạo “lờ mờ” hay tin, chính quyền phường đã “bảo kê” cho hàng loạt xe công nông trên địa bàn hoạt động, trong đó không loại trừ cả chiếc “hung thần” gây nên cái chết của vợ anh.
Về chiếc xe công nông gây án, theo gia đình anh Thạo nó thuộc sở hữu của anh Trần Văn Ngời, người cùng địa phương. Lúc xảy ra tai nạn, anh này thuê đối tượng tên Sơn, quê ở Thái Nguyên điều khiển. Sau tai nạn, đối tượng lái xe bỏ trốn. Khám nghiệm phương tiện cho thấy, chiếc xe không phanh, không đèn, không còi và người điều khiển thì chưa đủ tuổi thành niên. Về điểm này, luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng cùng với người điều khiển công nông, rất có thể anh Ngời cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn” hoặc “Điều động, giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, theo các Điều 204, 205-BLHS.
Sững sờ trước “phí lưu hành”... xe tự chế
Từ sự nghi vấn của thân nhân nạn nhân Trần Thị Đào, phóng viên đã tìm hiểu về công tác xử lý xe công nông, xe tự chế trên địa bàn phường Châu Khê.
Con đường chính nối từ quốc lộ 1A xẻ ngang phường Châu Khê sang tận xã Dục Tú của huyện Đông Anh, các phương tiện giao thông luôn chạy rầm rầm. Trong số ấy, đến đâu cũng thấy xe công nông đầu ngang, đầu dọc và xe tự chế. Điểm chung của các xe tự chế 3 bánh là nó được thiết kế bằng một đầu máy nổ tương đương với nhiều con ngựa kéo, cầu, nhíp, gầm bệ rất chắc chắn để có thể chở được nhiều hàng hóa.
Anh Trần Văn Thạo thẫn thờ không còn hình bóng vợ…
Ai cũng biết bắt đầu từ 1/1/2008, Nghị quyết 32/NQ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Theo đó, xe công nông, xe tự chế buộc phải xóa bỏ vĩnh viễn. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, Nhà nước cũng đã cố gắng hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề đối với chủ loại phương tiện được coi là “hung thần” này. Đã hơn 4 năm trôi qua, nhưng khi tìm về phường Châu Khê, Bắc Ninh, chúng tôi không khỏi sững sờ. Lẽ nào chính quyền địa phương nơi đây không hề hay biết gì đến Nghị quyết 32 của Chính phủ!?
Một số người dân lý giải rằng sở dĩ hàng loạt “hung thần” vẫn đang tồn tại, phát triển ở Đa Hội còn là do UBND phường đã thu phí lưu hành phương tiện hàng tháng của họ. Chúng tôi cũng đã “sưu tầm” được một số “biên lai” nộp tiền có dấu của chính quyền phường Châu Khê. Thật không thể tin nổi, trong lúc Chính phủ và tất cả các tỉnh, thành đang nỗ lực loại bỏ công nông, xe tự chế để bảo đảm cuộc sống an toàn, hạnh phúc cho người dân thì một số lãnh đạo ở Châu Khê lại đi ngược lại lợi ích chung. Vì thế mới có người bảo rằng việc thu phí lưu hành công nông ở Châu Khê chẳng khác nào cái được gọi là “bảo kê”, hợp pháp hóa sai phạm của cơ quan hành chính cơ sở.
Để có thông tin hai chiều, chúng tôi đã đến gặp lãnh đạo phường Châu Khê. Trong lúc chờ đợi ông chủ tịch phường tiếp chuyện, một trong số lãnh đạo phường này cho hay, Châu Khê hiện có khoảng hơn 300 đầu xe tự chế các loại, trong đó có trên dưới 100 công nông đầu ngang. Phường cũng đã nhiều lần ra quân dẹp bỏ các “hung thần”, nhưng không dẹp nổi vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cầm bản sao một số “biên lai” thu phí lưu hành công nông trên tay do chúng tôi cung cấp, vị cấp phó phường quả quyết: “Nếu những bản sao này không có sự thay đổi nào so với bản gốc thì chữ ký trong biên lai chính là chữ ký của sếp tôi thật”. Lúc sau gặp chúng tôi, ông Đỗ Văn Hiền - Chủ tịch UBND phường Châu Khê phần nào tỏ ra lúng túng. Vậy nhưng nhắc đến việc thu phí lưu hành công nông trên địa bàn, ông Hiền đột ngột cao giọng: “Làm gì có chuyện ấy”! Tuy nhiên khi chúng tôi đưa ra dẫn chứng cụ thể, vị chủ tịch phường lại chuyển sang nhã nhặn bảo: “Đó là do người dân tự nguyện đóng góp”! Thật nực cười lắm thay…