Trước đó, gia đình ông Nguyễn Nho Cường ở xã Điện Minh (Điện Bàn – Quảng Nam) có đơn kiện về việc con trai ông là Nguyễn Nho Pháp (học lớp 12 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu) bị té xe nhẹ nhưng bị cưa mất chân.
Theo đó, ngày 19/5, Pháp bị té xe máy rơi xuống ruộng, được vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam cấp cứu. Sau phần sơ cứu em được đưa vào khoa Ngoại, hẹn sáng thứ hai bác sĩ hội chẩn xử lý. Suốt 2 ngày nằm viện, gia đình không hề thấy bác sĩ đến thăm bệnh.
Khi toàn bộ phần chân phải của Pháp phù nề, máu bầm đen, đau nhức, các ngón chân không còn cảm giác, gia đình báo tình trạng của cháu nhưng các y tá và thực tập sinh cũng chỉ đưa thuốc giảm đau.
Nguyễn Nho Pháp bên mẹ (Ảnh: Người lao động)
Đến sáng thứ hai như lịch hẹn, các bác sĩ khoa Ngoại thông báo chuẩn bị máu để mổ, nhưng đến 11 giờ cùng ngày, bác sĩ thông báo với gia đình phải chuyển về Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Tại đây, Pháp được mổ cấp cứu, nhưng do Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam để quá lâu, hơn 45 tiếng đồng hồ nên phần chân dưới của chân phải đã bị hoại tử.
Theo chẩn đoán của bác sĩ, Pháp bị dập nát động mạch nên máu không xuống để nuôi phần chân này. Kíp mổ quyết định tháo khớp gối để giữ an toàn cho bệnh nhân.
Theo kết luận thanh tra, các bác sĩ, điều dưỡng phiên trực ngày 19 và 20/5 đã vi phạm quy chế chuyên môn, công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh tại bệnh viện; quy tắc ứng xử trong khám, chẩn đoán, theo dõi, chăm sóc bệnh nhân theo quy định.
Sở Y tế tỉnh yêu cầu kỷ luật đối với các ông Đinh Văn Lực (Trưởng Khoa Ngoại); ông Nguyễn Dũng (Khoa Ngoại); bà Ngô Thị Hồng Nhung, bà Nguyễn Thị Nở, bà Đinh Thị Xuân Thanh, bà Từ Thị Thu Nguyệt (điều dưỡng Khoa Ngoại); bà Ngô Thị Tặng (điều dưỡng); ông Nguyễn Đình Nhựt (kỹ thuật viên phòng bó bột).
Những nhân viên y tế trên đã “không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo đó, ngày 19/5, Pháp bị té xe máy rơi xuống ruộng, được vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam cấp cứu. Sau phần sơ cứu em được đưa vào khoa Ngoại, hẹn sáng thứ hai bác sĩ hội chẩn xử lý. Suốt 2 ngày nằm viện, gia đình không hề thấy bác sĩ đến thăm bệnh.
Khi toàn bộ phần chân phải của Pháp phù nề, máu bầm đen, đau nhức, các ngón chân không còn cảm giác, gia đình báo tình trạng của cháu nhưng các y tá và thực tập sinh cũng chỉ đưa thuốc giảm đau.
Nguyễn Nho Pháp bên mẹ (Ảnh: Người lao động)
Đến sáng thứ hai như lịch hẹn, các bác sĩ khoa Ngoại thông báo chuẩn bị máu để mổ, nhưng đến 11 giờ cùng ngày, bác sĩ thông báo với gia đình phải chuyển về Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.
Tại đây, Pháp được mổ cấp cứu, nhưng do Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam để quá lâu, hơn 45 tiếng đồng hồ nên phần chân dưới của chân phải đã bị hoại tử.
Theo chẩn đoán của bác sĩ, Pháp bị dập nát động mạch nên máu không xuống để nuôi phần chân này. Kíp mổ quyết định tháo khớp gối để giữ an toàn cho bệnh nhân.
Theo kết luận thanh tra, các bác sĩ, điều dưỡng phiên trực ngày 19 và 20/5 đã vi phạm quy chế chuyên môn, công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh tại bệnh viện; quy tắc ứng xử trong khám, chẩn đoán, theo dõi, chăm sóc bệnh nhân theo quy định.
Sở Y tế tỉnh yêu cầu kỷ luật đối với các ông Đinh Văn Lực (Trưởng Khoa Ngoại); ông Nguyễn Dũng (Khoa Ngoại); bà Ngô Thị Hồng Nhung, bà Nguyễn Thị Nở, bà Đinh Thị Xuân Thanh, bà Từ Thị Thu Nguyệt (điều dưỡng Khoa Ngoại); bà Ngô Thị Tặng (điều dưỡng); ông Nguyễn Đình Nhựt (kỹ thuật viên phòng bó bột).
Những nhân viên y tế trên đã “không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng”.