|
Hình minh họa một phần vật chất của ngôi sao khổng lồ đỏ bị hút về phía hố đen cách địa cầu chừng 2,7 tỷ năm ánh sáng. Ảnh: NASA. |
Khi một ngôi sao đỏ khổng lồ tới gần một hố đen cách trái đất khoảng 2,7 tỷ năm ánh sáng, lực hấp dẫn khủng khiếp của hố đen khiến ngôi sao bị xé nát, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.
"Một phần vật chất của ngôi sao bị hút vào hố đen, còn một phần khác bị thổi ra không gian xung quanh với tốc độ cực lớn. Chúng tôi đang quan sát ánh sáng phát ra từ phần vật chất di chuyển về phía hố đen", Suvi Gezari, một nhà thiên văn của Đại học Johns Hopkins tại Mỹ, phát biểu.
Gezari cùng các đồng nghiệp đã dùng các kính thiên văn trên trái đất và trong vũ trụ để tìm kiếm tàn dư của ngôi sao xấu số. Phần lớn tàn dư là khí heli.
Vụ "nuốt chửng" sao của hố đen giúp giới khoa học hiểu rõ hơn môi trường khắc nghiệt xung quanh hố đen và những loại ngôi sao xoay quanh chúng.
Minh Long