Theo chỉ thị này, thành phố quy định, khách mời dự tiệc không quá 300 người, nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì khách mời không quá 600 người. Không tổ chức cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp với đời sống, thu nhập chung của dân cư và cán bộ công chức, như khách sạn 5 sao...
Nếp sống mới ở Hà Đông
Thực tế thì trước khi Hà Nội chính thức có quy định trên, quận Hà Đông (Hà Nội) đã tiên phong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội theo nếp sống văn minh với nội dung cụ thể, chi tiết và có chế tài xử phạt.
Ông Phạm Phú Lịch - Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Dân vận Quận ủy cho biết: Hà Đông đã thực hiện nếp sống này từ năm 2009 và cho đến nay là 4 năm và đã nhận được sự ủng hộ cũng như đi vào thành nếp sống của người dân nơi đây.
“Chúng tôi đã đề ra một chương trình cụ thể như với đám cưới không được làm quá 40 mâm, mâm không được quá 6 người, không làm trong nhiều ngày. Quận Hà Đông đã thành lập một Ban chủ nhiệm quận, đồng thời thành lập một ban chỉ đạo ở cấp phường và thành lập ban vận động tổ dân phố bao gồm một trưởng ban công tác mặt trận tổ quốc, một bí thư, một tổ trưởng tổ dân phố, một chủ tịch hội phụ nữ. Mỗi người trong ban vận động sẽ theo dõi một dãy nhà hoặc một khu vực khoảng mấy chục hộ. Khi nghe tin gia đình nào đang chuẩn bị làm đám cưới cho con thì ban vận động của tổ sẽ đến hỏi thăm, tuyên truyền nên thực hiện nếp sống văn hóa tiết kiệm”- ông Phạm Phú Lịch cho hay.
Ông Phạm Luyện giới thiệu một thiếp mời đám cưới chỉ có tiệc ngọt
Cách chức vì vi phạm
Với tên gọi “Chương trình 06”, chính quyền quận Hà Đông đã đặt ra chế tài cụ thể như đối với cán bộ, đảng viên nếu vi phạm trước hết sẽ bị xử lý kỷ luật, còn với nhân dân sẽ phê bình trước tổ dân phố, nhắc nhở trên đài truyền thanh và cuối năm bình xét gia đình văn hóa là không đạt. “Hai năm 2009 và 2010, ở Hà Đông có đến 20 cán bộ, đảng viên không thực hiện đúng Chương trình 06 và bị xử lý kỷ luật với những mức như khiển trách, cảnh cáo, có đồng chí chuyển công tác, và thậm chí chúng tôi làm quyết liệt đến mức có đồng chí bị cách chức” - ông Phạm Phú Lịch - Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban dân vận cho biết.
Chia sẻ điều này, ông Phạm Luyện, từng là Tổ trưởng Tổ dân phố 13, Khu A tập thể Học viện Chính trị, phường Quang Trung, quận Hà Đông cho biết: “Tôi làm tổ trưởng dân phố 23 năm nay và vừa nghỉ tháng 9 vừa qua. Khi Chương trình 06 của quận Hà Đông đưa xuống tới phường và tổ chúng tôi, tôi là người thực hiện cũng như đi vận động, tuyên truyền về chương trình trong 4 năm qua. Tôi thấy đây là chương trình rất phù hợp, kịp thời đối với người dân. Bản thân tôi khi cưới cho con gái cũng chỉ làm 21 mâm, hay như gia đình ông Thành - Phó Bí thư Đảng ủy phường Quang Trung, quận Hà Đông khi cưới con cũng chỉ tổ chức có 20 mâm, còn lại là mời khách đến uống nước, tiệc trà”.
Nếp sống mới ở Hà Đông
Thực tế thì trước khi Hà Nội chính thức có quy định trên, quận Hà Đông (Hà Nội) đã tiên phong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội theo nếp sống văn minh với nội dung cụ thể, chi tiết và có chế tài xử phạt.
Ông Phạm Phú Lịch - Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Dân vận Quận ủy cho biết: Hà Đông đã thực hiện nếp sống này từ năm 2009 và cho đến nay là 4 năm và đã nhận được sự ủng hộ cũng như đi vào thành nếp sống của người dân nơi đây.
“Chúng tôi đã đề ra một chương trình cụ thể như với đám cưới không được làm quá 40 mâm, mâm không được quá 6 người, không làm trong nhiều ngày. Quận Hà Đông đã thành lập một Ban chủ nhiệm quận, đồng thời thành lập một ban chỉ đạo ở cấp phường và thành lập ban vận động tổ dân phố bao gồm một trưởng ban công tác mặt trận tổ quốc, một bí thư, một tổ trưởng tổ dân phố, một chủ tịch hội phụ nữ. Mỗi người trong ban vận động sẽ theo dõi một dãy nhà hoặc một khu vực khoảng mấy chục hộ. Khi nghe tin gia đình nào đang chuẩn bị làm đám cưới cho con thì ban vận động của tổ sẽ đến hỏi thăm, tuyên truyền nên thực hiện nếp sống văn hóa tiết kiệm”- ông Phạm Phú Lịch cho hay.
Ông Phạm Luyện giới thiệu một thiếp mời đám cưới chỉ có tiệc ngọt
Cách chức vì vi phạm
Với tên gọi “Chương trình 06”, chính quyền quận Hà Đông đã đặt ra chế tài cụ thể như đối với cán bộ, đảng viên nếu vi phạm trước hết sẽ bị xử lý kỷ luật, còn với nhân dân sẽ phê bình trước tổ dân phố, nhắc nhở trên đài truyền thanh và cuối năm bình xét gia đình văn hóa là không đạt. “Hai năm 2009 và 2010, ở Hà Đông có đến 20 cán bộ, đảng viên không thực hiện đúng Chương trình 06 và bị xử lý kỷ luật với những mức như khiển trách, cảnh cáo, có đồng chí chuyển công tác, và thậm chí chúng tôi làm quyết liệt đến mức có đồng chí bị cách chức” - ông Phạm Phú Lịch - Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban dân vận cho biết.
Chia sẻ điều này, ông Phạm Luyện, từng là Tổ trưởng Tổ dân phố 13, Khu A tập thể Học viện Chính trị, phường Quang Trung, quận Hà Đông cho biết: “Tôi làm tổ trưởng dân phố 23 năm nay và vừa nghỉ tháng 9 vừa qua. Khi Chương trình 06 của quận Hà Đông đưa xuống tới phường và tổ chúng tôi, tôi là người thực hiện cũng như đi vận động, tuyên truyền về chương trình trong 4 năm qua. Tôi thấy đây là chương trình rất phù hợp, kịp thời đối với người dân. Bản thân tôi khi cưới cho con gái cũng chỉ làm 21 mâm, hay như gia đình ông Thành - Phó Bí thư Đảng ủy phường Quang Trung, quận Hà Đông khi cưới con cũng chỉ tổ chức có 20 mâm, còn lại là mời khách đến uống nước, tiệc trà”.