Anh Đ., trú tại phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân, Hải Phòng, một "đầu mối" chuyên cung ứng rượu anh túc, còn gọi là “rượu 138” (gọi theo tên một tổ chức phòng chống ma túy) cho biết, tên rượu - rất trớ trêu đã được các bợm nhậu lấy từ Kế hoạch 138 của UBND tỉnh Yên Bái về việc tổng kiểm tra, rà soát và xử lý những người trồng cây thuốc phiện" trên địa bàn các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải...
Cũng theo dân nhậu đồn đoán, loại rượu này chữa được "bách bệnh", thậm chí có hiệu quả hơn cả thần dược Viagra. "Rượu 138" có đủ các loại từ thân, lá, hoa, quả, rễ cây thuốc phiện (cây anh túc) khô đến loại hũ ngâm "hàng tươi" được đóng sẵn. Công nghệ sản xuất "rượu 138" trên thị trường khá đơn giản. Thân cây sau khi rửa sạch, một phần được trưng cất để lấy màu, phần còn lại ngâm thẳng trong rượu, vì thế trong các bình rượu này tỷ lệ chất gây nghiện có hàm lượng đáng kể. Cây thuốc phiện tươi hiện có giá khoảng 800.000 đồng/kg.
Khách hàng muốn thưởng thức hương vị của "nàng tiên nâu" và rượu ngô nấu men lá của vùng cao có thể lựa chọn một cách thoải mái, công khai các bình ngâm sẵn từ 2 - 10 lít, thậm chí vài chục lít. Còn khách nào muốn tự ngâm bằng các loại rượu có sẵn, rượu ngoại nhập có thể đặt mua cây khô.
Bình rượu ngâm cây anh túc
Chủ một quán nhậu trên đường Văn Cao, quận Hải An khi được hỏi đã không cần giấu giếm: 1kg cây thuốc phiện tươi có thể ngâm được 3 bình rượu nếu bán ra thị trường có giá 1,3 triệu đồng/bình loại 5 lít. Và chỉ cần ba cây gập lại có thể kiếm được ngót triệu đồng. Giá rượu và thân cây thuốc phiện tùy thuộc vào mối quan hệ của khách hàng và nguồn cung cấp. Nếu thân thiết, chủ hàng chỉ lấy giá gốc cộng thêm dăm chục ngàn tiền vận chuyển. Tuy nhiên, "rượu 138" ngâm rượu bằng quả sẽ đắt hơn. Mức giá dao động từ 1 triệu đến vài triệu đồng/bình tùy loại. Ngoài khách do người quen giới thiệu, các đại lý còn sẵn sàng nhận giao hàng cho các quán ăn, nhà hàng khác khi có yêu cầu.
Một "kênh" vận chuyển "rượu 138" khác không thể không nhắc tới. Nó được biến tướng thành món quà... quý hiếm, hàng "độc" được các khách quý từ vùng cao đem về tặng cho bạn bè ở Hải Phòng. Đặc biệt, "rượu 138" được không ít người đất Cảng chất đầy trên các chuyến xe con mỗi khi có dịp đi công tác, du lịch tại các tỉnh miền núi... mà không hề bị kiểm tra, xử lý.
Rõ ràng, việc mua bán, vận chuyển, sử dụng các loại rượu, cồn ngâm các sản phẩm từ cây thuốc phiện là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, song hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc do những thói xấu, bừa bãi trong sinh hoạt, "thú vui chết người" này đang dần trở thành một vấn nạn không chỉ riêng ở Hải Phòng.
Theo quy định của BLHS, những người mua bán trái phép cây có chứa chất ma túy (với số lượng đã quy định tại Điều 194) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy. Chính vì vậy, có một số người cho rằng rượu ngâm cây thuốc phiện không phải là ma túy nên hành vi mua bán, sử dụng loại rượu này không vi phạm pháp luật là không đúng. Sự thật, người vừa uống "rượu 138" nếu xét nghiệm sẽ cho kết quả dương tính với ma túy. Đây chính là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý theo Nghị định 73/2012/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo một số cán bộ Phòng CSĐT tội phạm ma túy - Công an TP Hải Phòng, hiện trong các văn bản pháp quy về xử lý hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng quả cây thuốc phiện mà chưa có chế tài xử lý hành vi trên với lá, thân, rễ cây (như đã quy định với cây cần sa, cây cô ca). Đây là kẽ hở, gây khó cho các cơ quan thực thi pháp luật. Cùng lắm, nếu bị phát hiện, cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý hành chính về hành vi kinh doanh rượu không dán tem mác.
Có thể thấy, chế tài xử lý chưa mạnh, trong khi khoản lợi nhuận kiếm được từ việc sản xuất rượu ngâm các sản phẩm của cây thuốc phiện rất lớn đã, đang dẫn tới việc sản xuất và mua bán loại "rượu 138" ngày càng bùng phát rất khó đẩy lùi. Chính từ những hệ lụy này, dư luận xã hội ở Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung đang rất mong cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật cần sớm có sự điều chỉnh theo hướng nêu.
Đã đến lúc, quy định cụ thể cấm mua bán, sử dụng, tàng trữ các sản phẩm từ rễ, thân, quả cây thuốc phiện như đối với cây cần sa, cây cô ca... Chính quyền địa phương cần tuyên truyền phổ biến tác hại của rượu ngâm cây thuốc phiện đối với sức khỏe người dùng cũng như các chế tài của pháp luật xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tàng trữ, sử dụng, mua bán loại rượu này.
Cũng theo dân nhậu đồn đoán, loại rượu này chữa được "bách bệnh", thậm chí có hiệu quả hơn cả thần dược Viagra. "Rượu 138" có đủ các loại từ thân, lá, hoa, quả, rễ cây thuốc phiện (cây anh túc) khô đến loại hũ ngâm "hàng tươi" được đóng sẵn. Công nghệ sản xuất "rượu 138" trên thị trường khá đơn giản. Thân cây sau khi rửa sạch, một phần được trưng cất để lấy màu, phần còn lại ngâm thẳng trong rượu, vì thế trong các bình rượu này tỷ lệ chất gây nghiện có hàm lượng đáng kể. Cây thuốc phiện tươi hiện có giá khoảng 800.000 đồng/kg.
Khách hàng muốn thưởng thức hương vị của "nàng tiên nâu" và rượu ngô nấu men lá của vùng cao có thể lựa chọn một cách thoải mái, công khai các bình ngâm sẵn từ 2 - 10 lít, thậm chí vài chục lít. Còn khách nào muốn tự ngâm bằng các loại rượu có sẵn, rượu ngoại nhập có thể đặt mua cây khô.
Bình rượu ngâm cây anh túc
Chủ một quán nhậu trên đường Văn Cao, quận Hải An khi được hỏi đã không cần giấu giếm: 1kg cây thuốc phiện tươi có thể ngâm được 3 bình rượu nếu bán ra thị trường có giá 1,3 triệu đồng/bình loại 5 lít. Và chỉ cần ba cây gập lại có thể kiếm được ngót triệu đồng. Giá rượu và thân cây thuốc phiện tùy thuộc vào mối quan hệ của khách hàng và nguồn cung cấp. Nếu thân thiết, chủ hàng chỉ lấy giá gốc cộng thêm dăm chục ngàn tiền vận chuyển. Tuy nhiên, "rượu 138" ngâm rượu bằng quả sẽ đắt hơn. Mức giá dao động từ 1 triệu đến vài triệu đồng/bình tùy loại. Ngoài khách do người quen giới thiệu, các đại lý còn sẵn sàng nhận giao hàng cho các quán ăn, nhà hàng khác khi có yêu cầu.
Một "kênh" vận chuyển "rượu 138" khác không thể không nhắc tới. Nó được biến tướng thành món quà... quý hiếm, hàng "độc" được các khách quý từ vùng cao đem về tặng cho bạn bè ở Hải Phòng. Đặc biệt, "rượu 138" được không ít người đất Cảng chất đầy trên các chuyến xe con mỗi khi có dịp đi công tác, du lịch tại các tỉnh miền núi... mà không hề bị kiểm tra, xử lý.
Rõ ràng, việc mua bán, vận chuyển, sử dụng các loại rượu, cồn ngâm các sản phẩm từ cây thuốc phiện là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, song hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc do những thói xấu, bừa bãi trong sinh hoạt, "thú vui chết người" này đang dần trở thành một vấn nạn không chỉ riêng ở Hải Phòng.
Theo quy định của BLHS, những người mua bán trái phép cây có chứa chất ma túy (với số lượng đã quy định tại Điều 194) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy. Chính vì vậy, có một số người cho rằng rượu ngâm cây thuốc phiện không phải là ma túy nên hành vi mua bán, sử dụng loại rượu này không vi phạm pháp luật là không đúng. Sự thật, người vừa uống "rượu 138" nếu xét nghiệm sẽ cho kết quả dương tính với ma túy. Đây chính là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý theo Nghị định 73/2012/NĐ-CP.
Tuy nhiên, theo một số cán bộ Phòng CSĐT tội phạm ma túy - Công an TP Hải Phòng, hiện trong các văn bản pháp quy về xử lý hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng quả cây thuốc phiện mà chưa có chế tài xử lý hành vi trên với lá, thân, rễ cây (như đã quy định với cây cần sa, cây cô ca). Đây là kẽ hở, gây khó cho các cơ quan thực thi pháp luật. Cùng lắm, nếu bị phát hiện, cơ quan chức năng chỉ có thể xử lý hành chính về hành vi kinh doanh rượu không dán tem mác.
Có thể thấy, chế tài xử lý chưa mạnh, trong khi khoản lợi nhuận kiếm được từ việc sản xuất rượu ngâm các sản phẩm của cây thuốc phiện rất lớn đã, đang dẫn tới việc sản xuất và mua bán loại "rượu 138" ngày càng bùng phát rất khó đẩy lùi. Chính từ những hệ lụy này, dư luận xã hội ở Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung đang rất mong cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật cần sớm có sự điều chỉnh theo hướng nêu.
Đã đến lúc, quy định cụ thể cấm mua bán, sử dụng, tàng trữ các sản phẩm từ rễ, thân, quả cây thuốc phiện như đối với cây cần sa, cây cô ca... Chính quyền địa phương cần tuyên truyền phổ biến tác hại của rượu ngâm cây thuốc phiện đối với sức khỏe người dùng cũng như các chế tài của pháp luật xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tàng trữ, sử dụng, mua bán loại rượu này.
Trao đổi với PV, một lương y của Bệnh viện Y học dân tộc Hải Phòng cho hay, trong một số bài thuốc đông y, nhựa cô đặc từ quả thuốc phiện được dùng như một biệt dược để khống chế những cơn đau, tăng hưng phấn, kích thích chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, số lượng là rất nhỏ để tránh gây nghiện và gây hại cho hệ thần kinh. Những tin đồn về tác dụng kì diệu của việc uống rượu ngâm cây thuốc phiện hoàn toàn không chính xác và hết sức nguy hiểm. Nếu sử dụng rượu ngâm rễ, quả, thân cây thuốc phiện trong một thời gian dài, người sử dụng sẽ bị tê liệt thần kinh, bị suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận, tim, mạch, tiêu hóa, suy giảm nhân cách… Ngoài ra, người sử dụng liên tục loại rượu này có nguy cơ bị ngộ độc. Trong danh mục thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần hiện không có tên rượu ngâm cây thuốc phiện. Hay nói tóm lại, đó không hề là thuốc chữa bệnh. Đến nay, chưa có một tài liệu nào nói về tác dụng làm thuốc của rễ cây thuốc phiện. |