• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Hệ sinh thái các nước Đông Nam Á nhìn từ vệ tinh

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
vetinh.jpg

Triển lãm có tên là "Eye of the Sky" diễn ra từ 4 đến 20/5, do Cục Thông tin và Khoa học quốc gia (NASATI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng với Trung tâm Vũ trụ Đức (DLR) và Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) tổ chức. Triển lãm nhằm tăng cường nhận thức về các vấn đề và thách thức đối với hệ sinh thái trên trái đất. Người xem nhìn thấy thế giới thông qua một vệ tinh nhân tạo, nhìn rõ các khu vực như sông Danube chảy qua 10 nước châu Âu, khu vực Vịnh Hạ Long, các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á... Tất cả phản ánh sự phát triển đa dạng và sinh động của các hệ sinh thái khác nhau cũng như những vấn đề mà các khu vực này đang phải đối mặt.
vetinh1.jpg

Hà Nội và Vịnh Hạ Long. Trong hình ảnh thu được từ vệ tinh Landsat này, Hà Nội nằm ngay chính giữa, bên bờ sông Hồng. Trên hình, sông Hồng và đồng bằng sông Hồng nằm phía bên phải, còn bên trái là dòng sông Đà với nhà máy thủy điện và hồ chứa nước ở Hòa Bình. Hệ thống sông ngòi này đã tạo nên những vùng đất nông nghiệp màu mỡ. Phía Bắc của đồng bằng sông Hồng là Vịnh Hạ Long, một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Quảng Ninh.
vetinh31.jpg
Sự khác nhau trong các tập quán về nông nghiệp giữa tây Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức cũ (GDR) hiện lên rõ ràng trong bức hình được vệ tinh Landsat chụp vào tháng 9/1999. 10 năm sau khi thống nhất, khu vực ranh giới cũ vẫn rất dễ nhận thấy trên hình bởi các hình thức sử dụng đất khác nhau. Khác hẳn với những cánh đồng nhỏ ở tây Đức do tập quán thừa kế đất, những cánh đồng ở đông Đức lại thường rất lớn.
vetinh32.jpg
Biển nhựa. 1/3 Tây Ban Nha đang bị nguy cơ sa mạc hóa đe dọa. Các tầng đất bị suy thoái do hạn hán, xói mòn và nhiễm mặn. Chỉ có hệ thống tưới tiêu của khu vực khí hậu bán khô hạn này mới có thể giúp cho việc thâm canh được thực hiện. Tại khu bờ biển phía nam Địa Trung Hải, khoảng 20 km về phía nam của Almeria, vô số nhà kính lợp mái nhựa xuất hiện với màu trắng sáng. Vùng này được gọi là El Mar de Plástico, tức Biển nhựa. Đây là khu nhà kính trồng rau và hoa quả lớn nhất thế giới, giúp tỉnh Andalusia đổi đời. Tuy nhiên, sự suy giảm và nhiễm mặn của nguồn nước ngầm khiến nông dân phải đầu tư khá nhiều vào các hệ thống khử mặn và tiêu thụ nhiều năng lượng.
vetinh33.jpg
Di sản thiên nhiên bình nguyên Danube. Đây là con sông lớn thứ hai ở châu Âu, chảy qua 10 quốc gia trước khi đổ vào Biển Đen (Hắc Hải). Bình nguyên Danube nằm trên địa giới Romania gồm 3 vùng chính và nhiều nhánh nhỏ khác, vùng lau sậy, đảo và các hồ, cũng như các khu vực rừng ven sông, và vùng cồn cát khô cằn. Năm 1991, UNESCO đã công bố bình nguyên Danube là Di sản Thiên nhiên thế giới.
vetinh2.jpg

Thành phố và bến cảng của Singapore. Không chỉ là một trung tâm kinh doanh và thương mại lớn, Singapore còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu quan trọng của khu vực.
vetinh13.jpg

Nuôi tôm ở Thái Lan. Do suy giảm sản lượng đánh bắt, việc nuôi trồng hải sản đã cung cấp hơn nửa lượng hải sản được tiêu thụ. Ngành nuôi trồng thủy hải sản, như tôm, cua, cá, động vật thân mềm và các loại tảo đã trở thành một ngành công nghiệp sinh học phát triển nhanh nhất trong những thập kỷ qua. Hình ảnh mô tả sơ đồ đặc trưng của một trại nuôi tôm bên sông gần Amphoe Klaeng, cực Bắc Vịnh Thái lan, 100 km về phía tây biên giới Campuchia.
vetinh5.jpg

Những hệ thống châu thổ chính của khu vực Đông Nam Á: Mekong và Irrawaddy. Đồng bằng sông Mekong nằm phía bên trái, rất màu mỡ và phù hợp cho việc canh tác lúa. Phía bên phải là đồng bằng Irrawaddy của Myanma. Với chiều dài 2.170km, Irrawaddy là dòng sông lớn nhất của Myanma, xuyên qua 9 nhánh của đồng bằng Irrawaddy, chảy qua gần như cả đất nước này trước khi đổ ra biển Andaman.
vetinh6.jpg

Hình ảnh rừng trên những dãy núi Luzon của Philippines thu được từ vệ tinh Quickbird cho thấy một số vụ lở đất dọc theo con đường Bontoc-Banaue. Xây dựng đường xá là một yếu tố chính gây lở đất, nhưng tình trạng đường được cải thiện cũng góp phần làm ngưng độ dốc. Rừng trong khu vực này có sự đa dạng sinh học rất lớn với nhiều loài đặc hữu và là nơi cấp nước liên tục cho các thửa ruộng bậc thang nổi tiếng ở các độ dốc thấp hơn. Những thửa ruộng bậc thang này cũng là một phần di sản văn hóa của UNESCO.
vetinh8.jpg

Rừng nguyên sinh ở Indonesia. Ngay cả trong khu vực rừng tưởng chừng như chưa bị xâm lấn này, hình ảnh chụp từ vệ tinh vẫn hiện rõ dấu vết của con người, chẳng hạn như dân định cư bên bờ sông hoặc các hoạt động đốn gỗ. Indonesia có diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ 2 trên thế giới nhưng đang bị quá trình biến đổi đất và các hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp đe dọa.
vetinh9.jpg

Hình ảnh từ vệ tinh Quickbird cho thấy đường bờ biển với những gì sót lại của rừng ngập mặn Malaysia. Khu vực này chủ yếu là đất nông nghiệp và vành đai rừng ngập mặn ở đây cũng đã bị các hoạt động của con người can thiệp. Việc nuôi trồng thủy sản như các trại tôm và cơ sở hạ tầng cho du lịch cũng đang đe dọa sự tồn tại của những cánh rừng đước ở đây.
vetinh10.jpg

Hình ảnh cho thấy sự suy thoái rừng Lào, tại khu vực tỉnh miền tây nam Champasak có chung đường biên giới với Thái Lan và Campuchia. Dòng Mekong rộng lớn chảy qua tỉnh này được nhìn thấy rất rõ ở cuối bức ảnh. Phế tích nổi tiếng Wat Phou của đế chế Khmer được phát hiện ra trong rừng rậm cách địa điểm được chụp vài cây số. Bức ảnh này ghi lại sự chuyển đổi rừng nhiệt đới thành đất ruộng canh tác. Với hệ thống đường thủy và đường bộ cùng các hoạt động định cư, việc khai hoang đang dần tiến về phía các khu rừng. Về phía bắc của quốc lộ, trung tâm của bức ảnh, đây vẫn còn hệ thống rừng nhiệt đới nguyên sinh.
Hương Thu (theo NATASI)

tags.gif
[h=3]trái đất, vệ tinh, Bộ khoa học và công nghệ[/h]

Y-kien-cua-ban.gif



p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top