Trung tá Đặng Ngọc Vinh, đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế - chức vụ (viết tắt Đội CSĐT), Công an Q.Bình Thạnh, cho biết sau khi xảy ra hiện tượng hàng loạt xe máy chết máy sau khi đổ xăng tại cây xăng Lan Anh (tối 26/9), lực lượng của đội và Đội quản lý thị trường Bình Thạnh đã làm việc với đại diện cây xăng Lan Anh. Đồng thời Đội CSĐT Công an Q.Bình Thạnh đã tiến hành lấy bốn mẫu xăng từ xe máy của khách hàng và ba mẫu xăng lấy từ bồn chứa của cây xăng Lan Anh. Sau đó Đội CSĐT đã gửi bảy mẫu xăng cho Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 phân tích.
Hàm lượng methanol cao nhất trong mẫu xăng lấy từ bồn là 0,52mg/kg và thấp nhất 0,26mg/kg. Hàm lượng nước cao nhất trong mẫu xăng lấy từ bồn là 376mg/kg và thấp nhất là 126mg/kg. Ngoài ra, trung tá Đặng Ngọc Vinh cũng cho biết thêm kết quả phân tích bốn mẫu xăng lấy từ xe máy của các khách hàng đổ xăng tại cây xăng Lan Anh có hàm lượng methanol cao nhất là 2,74mg/kg và thấp nhất là 2,72mg/kg. Hàm lượng nước cao nhất là 1.616mg/kg, thấp nhất là 1.275mg/kg.
Sáng 27/9, một khách hàng (bìa trái) đã mang cả bình và các mẫu xăng đến cây xăng Lan Anh đòi bồi thường
Theo trung tá Đặng Ngọc Vinh, các kết quả về mẫu xăng lấy từ xe của khách chỉ để tham khảo, vì có thể khách hàng đã đổ xăng ở cây xăng nào khác trước đó và còn dư mới chạy đến cây xăng Lan Anh đổ thêm. So sánh kết quả phân tích hàm lượng methanol, nước có trong các mẫu xăng lấy từ xe của khách hàng và từ bồn của cây xăng Lan Anh có sự chênh lệch khá lớn về hàm lượng. Trung tá Vinh giải thích sở dĩ có sự chênh nhau trong kết quả phân tích giữa hai nhóm mẫu xăng trên có thể do khách đến đổ xăng thì cây xăng này vừa mới nhập xăng vào bồn, vì thế lượng tạp chất đọng dưới bồn hòa cùng xăng đã bơm thẳng vào xe của khách ngay sau đó.
Sau khi nhận được thông tin về vụ việc trên, Đội CSĐT Công an Q.Bình Thạnh và Đội quản lý thị trường Bình Thạnh đã xuống làm việc tại cây xăng và khoảng 2-3 giờ sau mới lấy mẫu trong bồn để đưa đi phân tích. Ông Vinh nói với thời gian như vậy rất có thể các tạp chất đã tự tách lớp và lắng xuống dưới đáy bồn nên kết quả phân tích cho thấy hàm lượng methanol, nước trong mẫu xăng lấy từ bồn thấp hơn hàm lượng methanol, nước trong mẫu xăng lấy từ xe máy của khách hàng.
Để tìm kết luận dẫn đến tình trạng trong xăng có methanol và nước, Đội CSĐT Công an Q.Bình Thạnh đã gửi công văn đề nghị Sở Khoa học công nghệ TP.HCM hỗ trợ kiểm tra kỹ thuật, an toàn của bồn chứa. Sau khi tổng hợp các kết quả phân tích từ các cơ quan chức năng, đội sẽ công bố kết luận nguyên nhân cụ thể vì sao các mẫu xăng lấy từ cây xăng Lan Anh có methanol và nước.
Ngay sau khi có kết luận các mẫu xăng có methanol và nước, PV đã liên hệ với chủ cây xăng Lan Anh để tìm lời giải thích về vấn đề này. Tuy nhiên giống như những lần trước, người đại diện cây xăng này cũng chỉ hứa hẹn sẽ thông báo với chủ cây xăng Lan Anh để trả lời những câu hỏi của PV.
Ông Đặng Văn Đức, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, cho biết hiện nay vụ việc trên đang được Đội CSĐT Công an Q.Bình Thạnh điều tra tìm nguyên nhân và hướng xử lý đối với cây xăng Lan Anh. Về phía Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM chưa nhận được kết quả phân tích các mẫu xăng trên. Khi có kết luận sai phạm từ các cơ quan chức năng, Chi cục Quản lý thị trường TP sẽ tiến hành xử lý đối với cây xăng Lan Anh.
Hàm lượng methanol cao nhất trong mẫu xăng lấy từ bồn là 0,52mg/kg và thấp nhất 0,26mg/kg. Hàm lượng nước cao nhất trong mẫu xăng lấy từ bồn là 376mg/kg và thấp nhất là 126mg/kg. Ngoài ra, trung tá Đặng Ngọc Vinh cũng cho biết thêm kết quả phân tích bốn mẫu xăng lấy từ xe máy của các khách hàng đổ xăng tại cây xăng Lan Anh có hàm lượng methanol cao nhất là 2,74mg/kg và thấp nhất là 2,72mg/kg. Hàm lượng nước cao nhất là 1.616mg/kg, thấp nhất là 1.275mg/kg.
Sáng 27/9, một khách hàng (bìa trái) đã mang cả bình và các mẫu xăng đến cây xăng Lan Anh đòi bồi thường
Theo trung tá Đặng Ngọc Vinh, các kết quả về mẫu xăng lấy từ xe của khách chỉ để tham khảo, vì có thể khách hàng đã đổ xăng ở cây xăng nào khác trước đó và còn dư mới chạy đến cây xăng Lan Anh đổ thêm. So sánh kết quả phân tích hàm lượng methanol, nước có trong các mẫu xăng lấy từ xe của khách hàng và từ bồn của cây xăng Lan Anh có sự chênh lệch khá lớn về hàm lượng. Trung tá Vinh giải thích sở dĩ có sự chênh nhau trong kết quả phân tích giữa hai nhóm mẫu xăng trên có thể do khách đến đổ xăng thì cây xăng này vừa mới nhập xăng vào bồn, vì thế lượng tạp chất đọng dưới bồn hòa cùng xăng đã bơm thẳng vào xe của khách ngay sau đó.
Sau khi nhận được thông tin về vụ việc trên, Đội CSĐT Công an Q.Bình Thạnh và Đội quản lý thị trường Bình Thạnh đã xuống làm việc tại cây xăng và khoảng 2-3 giờ sau mới lấy mẫu trong bồn để đưa đi phân tích. Ông Vinh nói với thời gian như vậy rất có thể các tạp chất đã tự tách lớp và lắng xuống dưới đáy bồn nên kết quả phân tích cho thấy hàm lượng methanol, nước trong mẫu xăng lấy từ bồn thấp hơn hàm lượng methanol, nước trong mẫu xăng lấy từ xe máy của khách hàng.
Để tìm kết luận dẫn đến tình trạng trong xăng có methanol và nước, Đội CSĐT Công an Q.Bình Thạnh đã gửi công văn đề nghị Sở Khoa học công nghệ TP.HCM hỗ trợ kiểm tra kỹ thuật, an toàn của bồn chứa. Sau khi tổng hợp các kết quả phân tích từ các cơ quan chức năng, đội sẽ công bố kết luận nguyên nhân cụ thể vì sao các mẫu xăng lấy từ cây xăng Lan Anh có methanol và nước.
Ngay sau khi có kết luận các mẫu xăng có methanol và nước, PV đã liên hệ với chủ cây xăng Lan Anh để tìm lời giải thích về vấn đề này. Tuy nhiên giống như những lần trước, người đại diện cây xăng này cũng chỉ hứa hẹn sẽ thông báo với chủ cây xăng Lan Anh để trả lời những câu hỏi của PV.
Ông Đặng Văn Đức, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, cho biết hiện nay vụ việc trên đang được Đội CSĐT Công an Q.Bình Thạnh điều tra tìm nguyên nhân và hướng xử lý đối với cây xăng Lan Anh. Về phía Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM chưa nhận được kết quả phân tích các mẫu xăng trên. Khi có kết luận sai phạm từ các cơ quan chức năng, Chi cục Quản lý thị trường TP sẽ tiến hành xử lý đối với cây xăng Lan Anh.
- Ngày 6/10, ông Phan Minh Tân, giám đốc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM, cho biết sở này đã nhận được kết quả phân tích mẫu xăng của cây xăng Lan Anh. Hiện sở đang tiến hành giám định kỹ thuật và an toàn bồn chứa xăng theo đề nghị của Công an quận Bình Thạnh. Sau khi có kết quả giám định, cơ quan chức năng sẽ nhận định và xử lý theo quy định. Đề cập việc mẫu xăng có methanol và nước, ông Tân nói trường hợp xăng có nước thì có thể do bồn chứa xăng không an toàn, nước mưa bên ngoài rò rỉ vào, nhưng methanol trong xăng chỉ có khả năng do được pha vào. Nếu đúng như kết quả phân tích của cơ quan chức năng, chủ cây xăng có thể bị xử phạt hành chính. Trường hợp qua tổng hợp kết quả phân tích của cơ quan chức năng cho thấy nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị xem xét, khởi tố vụ án. - Thạc sĩ Thi Hồng Xuân (khoa cơ khí - công nghệ Trường ĐH Nông lâm TP.HCM): Tôi được biết tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6776:2005) dành cho xăng không chì không được hiện diện methanol và nước. Như vậy xăng có methanol và nước là không đạt tiêu chuẩn. Còn số liệu về hàm lượng methanol và nước nêu trong kết quả phân tích (nêu trên) theo tôi là không đáng kể. Tuy nhiên nếu sử dụng xăng pha methanol sẽ làm hư hỏng các chi tiết bằng nhựa, bằng cao su và chi tiết bằng kim loại, gây rò rỉ xăng, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ làm cháy nổ ở xe. NGỌC KHẢI - K.YÊN ghi |