• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Hẩm hiu nghề ca hát ở.. đám ma

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Lan Thu còn chua chát nói thêm: Vì theo nghiệp hát đám ma nên cuộc sống, niềm vui của ca sĩ đám ma như Thu phụ thuộc nhiều vào sự chết chóc của người khác. Có người chết thì Thu có đất diễn, có chốn để đi về, để thỏa niềm đam mê, để có tiền trả tiền phòng trọ, phấn son… và thấy mình sống có ích!
Lan Thu là nghệ danh của Nguyễn Văn Hải. Hải năm nay 28 tuổi, từng là người thuộc thế giới "hồn cô xác cậu" nhưng đã phẫu thuật chuyển đổi được 50% với "dưới ông - trên bà". Lan Thu thú nhận, cuộc đời của ca sĩ hát đám ma như mình đớn đau, nhục nhã nhưng đã là số phận thì dẫu có cố chạy trời cũng khó thoát khỏi nắng!
1351129125-ca-si-nha-dam.jpg

Cận cảnh các màn diễn nuốt lửa (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Khép lại sô diễn lúc kim đồng hồ nhích gần đến 1 giờ sáng vì trời đổ mưa to, Thu nói hôm nay xem như "tổ trác" bởi càng về khuya thì khán giả mới quậy hết mình. Mà khi đã nổi cơn **** thì khán giả, chủ yếu là đám thanh niên mới chịu ma-rốc (móc ra) mấy đồng bạc lẻ mà boa cho ca sĩ. Thu chép miệng nói về cái nghề chẳng giống ai mà mình đã và đang đeo mang rằng, ca sĩ được phân thành nhiều thứ hạng, cỡ như sao thì chuyên hát trên các sân khấu lớn hoành tráng với giá cát-sê hàng chục triệu đồng cho chỉ một bài hát. Rồi ca sĩ hạng hai, hạng ba…, hạng bét và hạng bét nhè. Dứt cái thổ lộ đầy cay đắng ấy, Thu khàn giọng: "Ca sĩ hạng bét được phân thành nhiều loại như ca sĩ chuyên hát đám cưới, ca sĩ hát tại các quán ăn và loại như em thì chuyên hát tại các …đám chết".
Đêm chầm chậm trôi, chầm chậm để câu chuyện về đời ca sĩ đám ma như Thu thêm phần cay đắng. Trong cuộc trò chuyện, chúng tôi nhắc đến Hạnh Loan giờ đã là người thiên cổ thì Thu trĩu buồn: "Tội nghiệp nó, nó chẳng được như em, sống bất cần, sống chà đạp dư luận". Hỏi vì sao Loan chết, Thu khẽ thở dài: "Ba má nó ra tối hậu thư, hoặc nó phải sống cho ra con người, đúng cái kiểu một thằng đàn ông, bằng không thì biến khỏi cuộc đời ông bà. Đau buồn quá, nó uống thuốc ngủ, cắt động mạch cổ tay. Khi ông bà già đạp cửa phòng thì hỡi ơi, xác nó đã tím ngắt".
Hạnh Loan là nghệ danh của Nguyễn Văn S., ngụ tại quận 4, TP HCM. Cần nói rõ để bạn đọc được biết cách đây 6 năm, khi thực hiện loạt bài "Chuyện về những người phụ nữ không có buồng trứng", chúng tôi được S. nhiệt tình kể nhiều chuyện "thâm cung bí sử" của những người thân xác đàn ông nhưng tâm trí là phụ nữ. S. khi ấy đang là nhân viên văn phòng cho một công ty xuất nhập khẩu. Ngày anh là nhân viên bảnh bao khiến nhiều cô lác mắt nhưng khi đêm đến, S. lột xác thành phụ nữ với váy ngắn, vú độn, gương mặt tô son trét phấn thật dày để người thân quen không nhận ra.
Từ S., chúng tôi làm quen với nhiều người chuyển đổi *********, biết được rằng để sống đúng với phần hồn của mình, nhiều chàng trai đã phải giẫm đạp lên sự dày vò của bản thân, cả ánh nhìn miệt thị, khinh bỉ của người thân, người đời. Và cũng vì cái bản năng phụ nữ trong thân xác đàn ông thôi thúc, nhiều chàng trai như S. đã gom góp sang Thái Lan phẫu thuật chuyển đổi *********. Chấp nhận chuyện sau ca phẫu thuật biến đàn ông thành phụ nữ mình sẽ bị giảm tuổi thọ, phải uống thuốc chống đào thải đến hết đời, chẳng còn ham muốn gì chuyện thể xác…
Cũng từ S., chúng tôi gặp Thu. Hồi ấy Thu gầy còm, là sinh viên năm 2 trường đại học L. Thu ngày ấy cũng mang trong người "hai dòng máu", cũng ngày là chàng trai, đêm thoát xác thành cô gái và nhập bọn cùng S., cả đám thường "đóng đô" tại quán cà phê N.T ở khu vực Hồ Con Rùa (quận 3). Còn nhớ khi ấy hỏi chuyện ước mơ, Thu nói ước chi có nhiều tiền để sang Thái Lan phẫu thuật chuyển đổi *********, giảm thọ, giảm ham muốn gì cũng được, miễn "được là chính mình".
1351129125-ca-si-nha-dam-3.jpg

Ca hát của các ca sĩ đám ma (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Sau lần gặp ấy thì giữa chúng tôi mất liên lạc. Cách đây một tháng, tình cờ gặp lại, anh em mừng mừng tủi tủi. "Mới đó mà đã 7 năm rồi đó anh, thời gian trôi nhanh quá" - Thu, trầm giọng: "Học đến năm thứ 3, bị nhiều người kỳ thị quá, ngay cả ba má khi biết chuyện đã xem em như quái thai, em buồn, em tủi thân nên bỏ học… Để kiếm sống, em gia nhập đội ngũ pêđê hát đám ma. Do nghèo như cái bánh xèo nên em đâu có đủ tiền để ra nước ngoài phẫu thuật. Em tự mua hoóc-môn nữ về tiêm, tiêm riết rồi da em trắng ra, thịt em mềm, ngực em nở… Hát được một thời gian, em gom đủ tiền làm cuộc phẫu thuật ngực. Giờ phần trên của em là quý cô nhưng còn ở dưới thì…".
Tâm tình cay đắng của Thu khiến tôi nhớ đến cái lần tiếp xúc với cô bé có cái tên rất đẹp: Trang Đài, được võ sư Lê Đình Phước, Phó giám đốc Nhà Thiếu nhi quận 6 cưu mang vì lo sợ em lại tự tử bởi trước đó, cô bé này có "thành tích" hơn chục lần. Hỏi chuyện, cô bé 16 tuổi có khuôn mặt khả ái, vóc người xinh xắn không ngần ngại cho biết em là "ô môi". Trang Đài nói em bị trời hành, là con gái nhưng kỳ thực trong sâu thẳm em là con trai nên em thích mặc đồ con trai, ăn nói, đi đứng theo kiểu con trai.
"Khi em nói điều này với ba má thì bị xem như là quái vật. Rồi mọi người thân trong gia đình ai cũng tỏ ra khinh miệt em, bạn bè cũng vậy". Vì bị phân biệt đối xử nên Đài đang từ học rất giỏi đã sa sút nhanh chóng, rồi em bỏ học đi lang thang, may được võ sư Phước tiếp nhận, yêu thương. Điều may mắn là sau đó, bố mẹ Đài đã thay đổi quan điểm, đón em về trong vòng tay yêu thương như ngày nào.
Nhưng những Thu, những Loan mà chúng tôi biết thì chẳng có được cái diễm phúc ấy. Quê Thu ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Người ở quê kiến thức về người đồng tính còn nhiều hạn hẹp, lại tư duy nói theo nhiều người là "cổ lỗ sĩ" nên ông bà, bố mẹ, cậu dì… chẳng ai ủng hộ một thằng con trai nay mặc đồ con gái rồi phết trên mặt nào son nào phấn. Khi biết Thu quyết định sống thực với chính mình, cả gia đình tuyên bố từ, cắt viện trợ, mặc "thằng lại cái" ra sao thì ra.
"Dân đồng tính thuộc dạng bóng lộ như em đa phần kiếm sống bằng con đường tệ nạn như làm má mì cho các quán bar, vũ trường hay dắt cò em út với khách làng chơi đại gia. Thứ cấp hơn thì làm nghề trang điểm, hay phục vụ nhu cầu sinh lý của dân luyến ái, lập băng nhóm dụ dỗ rồi cưỡng đoạt tài sản của mấy ông hám của lạ… Nhưng em hổng có gan làm mấy chuyện đó, phần em nghĩ mình đã bị người đời khinh bỉ nhiều rồi, càng tệ nạn như thế thì họ càng khinh miệt mình nhiều hơn mà thôi. Nên em cố giữ mình, em đi hát để sống".
Như nhiều ca sĩ pêđê hay ca sĩ chuyển đổi ********* khác, Thu hát không hay nhưng điều đó với khán giả của những chương trình ca nhạc đám ma không quan trọng. "Vì hát dở, vì không có số má nên em mới gia nhập nhóm nhạc đám ma. Chứ hát hay thì em nhảy lên sân khấu, chui vào phòng trà, hay chí ít là hát tại các quán ăn chứ lủi vào đám ma làm gì. Với khán giả của các chương trình đám ma, ca sĩ pêđê không cần hát hay mà chỉ cần vui, chỉ cần tươi mát, chịu chơi là được".
1351129125-ca-si-nha-dam-4.jpg

Những ca sĩ nhà đám thường là người chuyển giới (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Cuộc trò chuyện lúc nửa đêm về sáng xôm tụ hơn khi có sự tham gia của Lệ Huyền, tên "cúng cơm" là Nguyễn Quốc Dũng, 26 tuổi, đã chuyển đổi ********* 100% tại Thái Lan: "Nhiều người hay lên án ca sĩ hát đám ma tụi em nhố nhăng, mất nết, vô văn hóa, phản cảm…, có người bảo tụi em là súc vật, vô liêm sỉ, mất hết tính người nhưng kỳ thực, nếu không như vậy, nghĩa là nếu không nhún nhảy, không mặc bikini, không gây cảm hứng cao trào cho khán giả như cởi phăng áo ngực… thì tụi em khó mà được khán giả hoan hô và dúi tiền boa vào áo ngực. Đó mới là khoản sống của tụi em, chứ ca sĩ hát đám ma, làm gì dám mơ sống được nhờ tiền cát-sê. Đêm nào đủ đổ xăng, gọi điện, ăn tô phở là may lắm rồi".
Huyền khẳng định nhắc đến ca sĩ đám ma, người ta liên tưởng đến màn trình diễn vui, có khi tục tĩu, có khi thái quá… chứ chẳng ai liên tưởng đó là những con người bị trời hành yêu ca hát và chỉ biết kiếm sống bằng nghề hát ca, dẫu nơi trình diễn chẳng phải là sân khấu rực rỡ ánh đèn màu mà là trước quan tài nghi ngút khói hương của người quá cố.
"Hồi mới vô nghề, em mặc áo dài, thướt tha cầm micro lên giọng. Mới hát được câu thứ 2, phía dưới khán giả lẫn tang chủ la hét đòi đuổi om sòm. Dứt câu thứ 3 thì em bị nguyên khúc bánh mì chan nước tương nhão nhoẹt gặm dở phi thẳng vô mặt. Từ đó em ý thức được rằng, đã là ca sĩ đám ma, đừng cố ra vẻ nghiêm túc, đứng đắn mà phải chịu chơi, phải chấp nhận cho người ta bóp ngực, vỗ mông, lắm khi chấp nhận cả cái cảnh bị mấy tay sần sần lao tới câu cổ đè ra hôn và tay thì táy máy… Nói tóm lại ca sĩ nào càng quậy, càng chịu chơi thì càng có nhiều sô diễn, thì khán giả càng khoái. Mà khán giả khoái thì gia chủ mát lòng, họ boa tiền nhiều hơn mình dự tính".
Để có được sô diễn thường xuyên, ca sĩ hát đám ma phải có mối quan hệ chặt chẽ với các chủ nhà đòn (trại hòm), ban nhạc đám tang. "Thường thì tụi em nhận "sô" (show) từ chủ nhà đòn, họ được tang chủ bao trọn gói rồi thuê tụi em đến góp vui với ăn chia theo thỏa thuận, thường show diễn 1 đêm khoảng 1 giờ 30 phút mỗi ca sĩ được gần 100.000 đồng".
Thu tiếp lời Huyền: "Nhưng không phải đêm nào cũng có show để diễn. Ngày càng nhiều nhóm nhạc hát đám ma ra đời nên cạnh tranh dữ lắm. Lắm nhóm chấp nhận hát không thù lao, hát để luyện giọng và thu tiền boa của khách nên thường được các chủ nhà đòn gọi hơn các nhóm đã định hình. Sở dĩ tụi em sống được là trong quá trình diễn, nhiều khán giả ưng ý đã chủ động hỏi số điện thoại, khi có hữu sự thì họ gọi diễn".
Ngẫm về nghề nghiệp của mình mà giới ca sĩ "pêđê" hát đám ma cam đoan "trên thế giới hổng có", Huyền chép miệng bảo thời gian đầu mới vào nghề phải đấu tranh với cái ý nghĩ mình như loài kền kền săn xác, chỉ chực chờ có người chết thì bâu vào, lúc nào cũng mong có nhiều người chết để có show mà diễn, mà có tiền để sinh tồn. Thu nói, cũng vì cái tâm lý ấy mà đã có lúc quyết tâm đoạn tuyệt với nghề nhưng được vài ngày lại "ngựa quen đường cũ" bởi chẳng thể xin được việc làm. "Thấy mình dị hợm quá, người ta ai cũng ngán. Người khác mủi lòng nhận cho làm bưng bê nhưng đòi hỏi phải có lý lịch, chứng minh đàng hoàng. Ngặt nỗi dân chuyển đổi ********* mà căn cứ vào chứng minh thì… trớt quớt, vậy là thôi. Vậy là nếu không muốn quăng mình vào các ổ tệ nạn thì bám đám ma mà sống".
Gần 3 giờ sáng, mệt mỏi rồi, Thu, Huyền cáo từ để về nghỉ, hẹn lần khác sẽ nói chuyện lâu hơn, sâu hơn. Đề nghị được chụp tấm hình gửi đăng báo, cả hai ái ngại. Một lúc sau, Huyền nói: "Anh cứ về, rồi em sẽ gửi hình qua cho anh". Hôm sau, Huyền nhắn tin "Em vừa gửi, anh rỗi thì check mail nhé, hình em chụp lại từ mấy đoạn phim mà người ta quay cảnh tụi em diễn rồi tung lên mạng và chửi rủa, khinh miệt". Hỏi vu vơ rằng thiên hạ nặng lời như thế có buồn không? Huyền bảo: "Nếu nói không nghĩa là em nói dối" và tự an ủi: "Dầu gì thì đám ca sĩ mạt hạng như em cũng có người thích, có người thương, có đất diễn, có công ăn việc làm mà chẳng va vướng vào tệ nạn, chẳng gây tổn hại ai. Như vậy cũng đủ an ủi lắm rồi".

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top