Rừng tại tiểu khu 241B do Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp & dịch vụ Chúc A (gọi tắt Công ty Chúc A) quản lý, nhưng từ đầu năm đến nay rừng ở đây bị trảm một cách ngang nhiên như rừng vô chủ.
Ngang nhiên triệt hạ rừng
Từ đường mòn Hồ Chí Minh, đi theo tỉnh lộ 17 khoảng 15km là đến tiểu khu 241B. Khi xe máy vừa leo lên dốc Mục Bài, chúng tôi đã nhìn thấy cánh rừng đầy loang lổ. Đứng trên đường rất dễ nhận ra tiếng máy cưa cắt gỗ vang inh ỏi cả núi rừng mà không thấy bóng dáng của cơ quan chức năng. Gặp chúng tôi, một lâm tặc dừng tay cưa và nói: “Hình như rừng ở đây không ai quản lý nữa thì phải khi trạm gác rừng đã dẹp bỏ từ lâu”.
Dừng xe, men theo đường mòn chúng tôi đi sâu vào tiểu khu 241B thì gặp khe Gát. Đi ngược khe này sẽ nghe tiếng máy cưa rền vang rất nhức đầu và kèm theo đó là những cây gỗ tròn ngã ào ào. Những đồi cây hơn 10 năm tuổi đang hồi sinh sau khai thác nay bị triệt hạ, nằm trơ gốc giống như một thửa ruộng vừa gặt xong. Khi đi theo con đường mòn khai thác gỗ trước đây của Công ty Chúc A, chúng tôi thấy từng khoảnh rừng đang hồi sinh bị triệt hạ không thương tiếc. Có khoảnh rừng vừa bị triệt hạ, nhát cưa còn mới, những cây gỗ tròn nằm lăn lóc ngổn ngang. Và có khoảnh rừng bị phóng hỏa còn đang bốc khói...
Sau gần một giờ vào tiểu khu 241B, chúng tôi nhẩm đếm đã đi đến cả chục khoảnh rừng bị triệt hạ trắng. Ước tính, khoảnh rừng bị triệt hạ lớn phải lên đến 6-7ha, khoảnh nhỏ cũng phải 2-3ha.
Rất nhiều khoảnh rừng ở tiểu khu 241B bị triệt hạ như thế này
Huyện và tỉnh đều biết dân phá rừng
Ông Dương Văn Thắng, giám đốc Công ty Chúc A, cho biết rừng tiểu khu 241B đã được công ty quy hoạch để chuyển đổi sang trồng cây cao su nhưng sau đó dự án tạm dừng theo tinh thần chỉ thị 1685 ngày 27-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Còn chuyện người dân kéo vào triệt hạ rừng để chiếm dụng đất, công ty đã báo cáo, huyện và tỉnh đều biết.
Ông Thắng cho rằng rừng bị triệt hạ ở tiểu khu 241B chủ yếu cây bụi rậm, không phải rừng sản xuất. Nhưng khi nhìn những bức ảnh rừng ở tiểu khu này bị tàn phá nghiêm trọng mà chúng tôi vừa ghi lại, ông cho biết những đối tượng phá rừng đã được lập biên bản, kiểm lâm huyện Hương Khê đã xử lý. “Từng khoảnh rừng bị phá cho đến người vi phạm, thời gian vi phạm chúng tôi đều ghi vào biên bản cả. Tình trạng người dân vào phá rừng rất phức tạp khi công ty có hai người bị chém, xe cộ bị đập phá” - ông Thắng nói.
Ông Nguyễn Sỹ Lương, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê, xác nhận tiểu khu 241B là rừng sản xuất được quy hoạch vào năm 1992. Theo ông Lương, từ đầu năm đến nay có hơn chín vụ phá rừng ở tiểu khu 241B bị xử phạt, còn chuyện ngăn chặn phá rừng thì rất nhiều. “Dân vào chặt phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp, chủ rừng phải có trách nhiệm. Huyện Hương Khê đã vào cuộc, tổ chức họp dân, làm việc với xã Hương Xuân và đã xử lý” - ông Lương cho biết thêm.
Ngang nhiên triệt hạ rừng
Lỗi của chủ rừng Ông Hán Duy Anh, chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh, cho biết rừng tiểu khu 241B thuộc Công ty Chúc A quản lý. Từ trước đến nay, Công ty Chúc A chưa bao giờ trình hồ sơ xin chuyển đổi rừng sang trồng cao su. Sau khi xem một số hình ảnh rừng ở đây bị triệt hạ nghiêm trọng, ông Anh nói: “Công ty Chúc A để người dân vào phá rừng như thế này là không được. Đây là lỗi của chủ rừng”. |
Dừng xe, men theo đường mòn chúng tôi đi sâu vào tiểu khu 241B thì gặp khe Gát. Đi ngược khe này sẽ nghe tiếng máy cưa rền vang rất nhức đầu và kèm theo đó là những cây gỗ tròn ngã ào ào. Những đồi cây hơn 10 năm tuổi đang hồi sinh sau khai thác nay bị triệt hạ, nằm trơ gốc giống như một thửa ruộng vừa gặt xong. Khi đi theo con đường mòn khai thác gỗ trước đây của Công ty Chúc A, chúng tôi thấy từng khoảnh rừng đang hồi sinh bị triệt hạ không thương tiếc. Có khoảnh rừng vừa bị triệt hạ, nhát cưa còn mới, những cây gỗ tròn nằm lăn lóc ngổn ngang. Và có khoảnh rừng bị phóng hỏa còn đang bốc khói...
Sau gần một giờ vào tiểu khu 241B, chúng tôi nhẩm đếm đã đi đến cả chục khoảnh rừng bị triệt hạ trắng. Ước tính, khoảnh rừng bị triệt hạ lớn phải lên đến 6-7ha, khoảnh nhỏ cũng phải 2-3ha.
Rất nhiều khoảnh rừng ở tiểu khu 241B bị triệt hạ như thế này
Huyện và tỉnh đều biết dân phá rừng
Ông Dương Văn Thắng, giám đốc Công ty Chúc A, cho biết rừng tiểu khu 241B đã được công ty quy hoạch để chuyển đổi sang trồng cây cao su nhưng sau đó dự án tạm dừng theo tinh thần chỉ thị 1685 ngày 27-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ. Còn chuyện người dân kéo vào triệt hạ rừng để chiếm dụng đất, công ty đã báo cáo, huyện và tỉnh đều biết.
Ông Thắng cho rằng rừng bị triệt hạ ở tiểu khu 241B chủ yếu cây bụi rậm, không phải rừng sản xuất. Nhưng khi nhìn những bức ảnh rừng ở tiểu khu này bị tàn phá nghiêm trọng mà chúng tôi vừa ghi lại, ông cho biết những đối tượng phá rừng đã được lập biên bản, kiểm lâm huyện Hương Khê đã xử lý. “Từng khoảnh rừng bị phá cho đến người vi phạm, thời gian vi phạm chúng tôi đều ghi vào biên bản cả. Tình trạng người dân vào phá rừng rất phức tạp khi công ty có hai người bị chém, xe cộ bị đập phá” - ông Thắng nói.
Ông Nguyễn Sỹ Lương, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê, xác nhận tiểu khu 241B là rừng sản xuất được quy hoạch vào năm 1992. Theo ông Lương, từ đầu năm đến nay có hơn chín vụ phá rừng ở tiểu khu 241B bị xử phạt, còn chuyện ngăn chặn phá rừng thì rất nhiều. “Dân vào chặt phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp, chủ rừng phải có trách nhiệm. Huyện Hương Khê đã vào cuộc, tổ chức họp dân, làm việc với xã Hương Xuân và đã xử lý” - ông Lương cho biết thêm.