• Downloading from our site will require you to have a paid membership. Upgrade to a Premium Membership from 10$ a month today!

    Dont forget read our Rules! Also anyone caught Sharing this content will be banned. By using this site you are agreeing to our rules so read them. Saying I did not know is simply not an excuse! You have been warned.

Hà Nội ngộp thở vì khói rơm rạ

Siêu Nhân Leech

New Member
Moderator
Nhiều năm nay, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội, một lượng rơm rạ khổng lồ được nông dân đem đốt. Các huyện ngoại thành như Thạch Thất, Hoài Đức, Vân Đình… là điểm nóng về đốt rơm rạ trên đường phố mặc dù chính quyền thành phố đã có lệnh cấm.
1339957078-3.jpg

Người nông dân thường tập kết và đốt rơm ngay trên quốc lộ
Việc đốt rơm đã gây ra những hậu quả khôn lường. Nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra do khói rơm làm khuất tầm nhìn. Cách đây 3 ngày, chị Nguyễn Thị Nga (Thưởng Tín, Hà Nội) đã bị bỏng nặng do lao cả xe vào đống rơm đang cháy.
Theo GS. TS Phạm Ngọc Đăng (Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm Nhà nước), khói bụi từ ô tô, xe máy hay rơm rạ… đều chứa các chất độc như CO, CO[SUB]2[/SUB], SO, SO[SUB]2[/SUB]...
1339957078-6.jpg

Chỉ cần hít thở phải 0,1% CO trong không khí sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu
"Tuy nhiên không nên xử phạt để ngăn chặn đốt rơm rạ, mà phải tìm cách biến nó thành nguồn tài nguyên khác." - GS Đăng nói.
Khói rơm rạ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nó gây hại cho hệ hô hấp, gây ra bệnh viêm xoang, viêm phổi... Mặc dù vậy, đến nay, chưa có cơ quan khoa học nào đầu tư đo đạc, nghiên cứu số liệu cụ thể vì cho rằng khói rơm rạ không nguy hại với môi trường như khí ống xả ô tô, xe máy, hay khói bụi đường phố.
Còn GS.TS Nguyễn Đình Hòe (Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cho rằng, khi rơm rạ không cháy hết, sẽ tạo nhiều oxit cacbon (CO) chứ không phải cacbonic (CO[SUB]2[/SUB]). Khi hít phải, loại khí này sẽ làm ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu. Người nông dân đốt rơm rạ nhiều, sẽ hít phải loại khói này và có sắc mặt xanh. Oxit cacbon đặc biệt độc với phụ nữ mang thai.
"Người trực tiếp đốt không chịu nhiều ảnh hưởng bằng người ở xa phía cuối gió." - TS. Hòe tiết lộ.
Theo ông Hòe, nếu chỉ cảnh báo tác hại nói trên để ngăn chặn đốt rơm rạ là không hiệu quả. Bởi với nông dân, việc đó vẫn có lợi nhất định cho họ. Đốt là cách rẻ nhất để xử lý rơm rạ, ngăn chặn sâu bệnh phát triển vào mùa sau.
Vị tiến sỹ này chia sẻ: "Cần chỉ ra cho người nông dân thấy rằng, rơm rạ có thể tạo ra tiền!"
1339957078-4.jpg

"Cần chỉ ra cho người nông dân thấy rằng, rơm rạ có thể tạo ra tiền!" - GS.TS Nguyễn Đình Hòe
Ông Hòe cho biết chỉ ở một vài vùng như Đồng bằng sông Cửu Long, người ta mua rơm rạ với giá cao để đan giỏ, làm đồ thủ công hay trồng nấm. Còn hầu hết vẫn để lãng phí. Từ đó, nhà khoa học này cho rằng, kinh nghiệm của nông dân trong miền Nam cần được phổ biến và nhân rộng ra Bắc để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
TS Hòe nhấn mạnh, cần phân biệt rõ khói rơm rạ với hiện tượng mù quang hóa. Khói rơm rạ chỉ có thể bay xa khi có gió, kèm theo đó là các hạt cacbon vụn. Khi có khói và mưa, có thể đo nồng độ PH. Nếu độ PH < 5,5 là khói mù quang hóa. Độ PH trong khói rơm rạ lớn hơn số này.
"Một nhận biết nữa, nếu lá non bị cháy sém, đó là do khói mù quang hóa. Khói rơm rạ không gây ra hiện tượng như thế." - TS Hòe nói.
Theo Tiến sỹ sinh học Lê Văn Tri (chuyên gia nhiều năm nghiên cứu về công nghệ phân hủy rơm rạ), loại phế phẩm từ cây lúa này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm thức ăn trâu bò, trồng nấm, sản xuất cồn sinh học (Ethanol)... Ngoài ra, rơm rạ còn có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ, cải tạo độ tơi xốp của đất, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng…
TS. Tri cho biết, ông đã từng nghiên cứu ra một loại “chế phẩm hương liệu men sinh học tổng hợp” nhằm phân hủy rơm rạ thành phân hữu cơ với giá thành rất rẻ. Nhiều nơi như Thanh Hóa, Hải Dương... đã sử dụng loại chế phẩm này, nhưng nông dân tại chính Hà Nội thì lại chưa biết đến.

p-89EKCgBk8MZdE.gif
 

Facebook Comments

Similar threads

New posts New threads New resources

Back
Top