Dù chính quyền, các nhà khoa học đã nhiều lần lên tiếng về chuyện đốt rơm rạ gây ảnh hưởng đến cuộc, sinh hoạt của người dân, nhưng đến hẹn lại lên, những ngày gần đây, các cánh đồng vùng ven Hà Nội vẫn mịt mù khói rơm rạ. Nông dân không bỏ được tập quán đốt rơm rạ ngay trên ruộng lúa (hay còn gọi là đốt đồng) trước khi vào vụ mới.
Những hình ảnh khói ngập trời gây ngột ngạt cho người đi đường, làm đảo lộn cuộc sống của người dân và còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa cháy nổ mà PV ghi lại trong ngững ngày giữa tháng 10, một lần nữa cho thấy câu chuyện đốt rơm rạ nguy hiểm này đã không được dẹp triệt để.
"Nổi lửa" đốt rơm rạ tại các cánh đồng ven đô Hà Nội như huyện Thanh Oai, Đan Phượng, Hoài Đức...
Ngay sát các khu chung cư dọc bên đại lộ Thăng Long-Từ Liêm-Hà Nội, người dân vẫn vô tư đốt trấu (vỏ thóc)
Vỏ trấu chất đống để đốt, khói âm ỉ cả ngày không những làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh mà còn gây mất tầm nhìn của người đi đường.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia cao cấp Viện vi sinh vật và sinh học (Đại Học QG Hà Nội), Chủ tịch các ngành Sinh học Việt Nam, cho biết: Việc đốt lượng rơm rạ khổng lồ này thải ra nhiều khí CO2, NO2, SO2, H2O, các chất nhựa bay hơi và hàng trăm hợp chất khác rất có hại sức khỏe cho con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển. Hơn nữa khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng nên người hít phải rất dễ ho, hắt hơi, buồn nôn, thở khò khè, nếu không cũng có cảm giác ngạt thở... "Lâu nay, nông dân cứ hiểu nhầm là việc đốt rơm rạ sẽ giải phóng được mặt bằng cho vụ tiếp theo, cũng như tận dụng tro rơm làm phân bón ruộng. Nhưng đó lại là nhận thức cực kì sai lầm", giáo sư Nguyễn Lân Dũng giải thích. Bởi khi đốt, các chất hữu cơ có trong rơm rạ và trong đất do nhiệt độ cao sẽ biến thành chất vô cơ, làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng".
Khói, lửa mù mịt ở mọi nơi, từ thành thị...
... đến nông thôn
Ông Lê Xuân Sơn chủ tịch UBND xã Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã tuyên truyền với bà con trong xã là không được đốt rơm rạ sau vụ gặt, vì có nhiều tác hại. Tuy nhiên, người dân vẫn cứ... đốt cho tiện, vì bây giờ nhu cầu dùng rơm rạ làm chất đốt là không nhiều. Chúng tôi mong các nhà khoa học hướng dẫn bà con ứng dụng rơm làm nấm hay tận dụng làm gì đó có ích, thì mới có thể giải quyết được vấn đề".
Những năm gần đây, rơm rạ không còn được sử dụng làm chất đốt nên người dân "giải phóng mặt bằng" để sản xuất vụ mới bằng cách đốt rơm ngay tại cánh đồng
Hàng ngày cứ vào chiều muộn, nông dân lại ra đồng đốt rơm
Những cánh đồng nằm sát khu đô thị, khói "phong tỏa" mù mịt khiến cuộc sống người dân thành phố ngột ngạt
Cả một đoạn đường dài bị bao phủ mùi khói
Một cây xăng bị bao vây bởi *khói rơm, rất dễ gây cháy nổ
Những hình ảnh khói ngập trời gây ngột ngạt cho người đi đường, làm đảo lộn cuộc sống của người dân và còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa cháy nổ mà PV ghi lại trong ngững ngày giữa tháng 10, một lần nữa cho thấy câu chuyện đốt rơm rạ nguy hiểm này đã không được dẹp triệt để.
"Nổi lửa" đốt rơm rạ tại các cánh đồng ven đô Hà Nội như huyện Thanh Oai, Đan Phượng, Hoài Đức...
Ngay sát các khu chung cư dọc bên đại lộ Thăng Long-Từ Liêm-Hà Nội, người dân vẫn vô tư đốt trấu (vỏ thóc)
Vỏ trấu chất đống để đốt, khói âm ỉ cả ngày không những làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh mà còn gây mất tầm nhìn của người đi đường.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia cao cấp Viện vi sinh vật và sinh học (Đại Học QG Hà Nội), Chủ tịch các ngành Sinh học Việt Nam, cho biết: Việc đốt lượng rơm rạ khổng lồ này thải ra nhiều khí CO2, NO2, SO2, H2O, các chất nhựa bay hơi và hàng trăm hợp chất khác rất có hại sức khỏe cho con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển. Hơn nữa khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng nên người hít phải rất dễ ho, hắt hơi, buồn nôn, thở khò khè, nếu không cũng có cảm giác ngạt thở... "Lâu nay, nông dân cứ hiểu nhầm là việc đốt rơm rạ sẽ giải phóng được mặt bằng cho vụ tiếp theo, cũng như tận dụng tro rơm làm phân bón ruộng. Nhưng đó lại là nhận thức cực kì sai lầm", giáo sư Nguyễn Lân Dũng giải thích. Bởi khi đốt, các chất hữu cơ có trong rơm rạ và trong đất do nhiệt độ cao sẽ biến thành chất vô cơ, làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng".
Khói, lửa mù mịt ở mọi nơi, từ thành thị...
... đến nông thôn
Ông Lê Xuân Sơn chủ tịch UBND xã Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã tuyên truyền với bà con trong xã là không được đốt rơm rạ sau vụ gặt, vì có nhiều tác hại. Tuy nhiên, người dân vẫn cứ... đốt cho tiện, vì bây giờ nhu cầu dùng rơm rạ làm chất đốt là không nhiều. Chúng tôi mong các nhà khoa học hướng dẫn bà con ứng dụng rơm làm nấm hay tận dụng làm gì đó có ích, thì mới có thể giải quyết được vấn đề".
Những năm gần đây, rơm rạ không còn được sử dụng làm chất đốt nên người dân "giải phóng mặt bằng" để sản xuất vụ mới bằng cách đốt rơm ngay tại cánh đồng
Hàng ngày cứ vào chiều muộn, nông dân lại ra đồng đốt rơm
Những cánh đồng nằm sát khu đô thị, khói "phong tỏa" mù mịt khiến cuộc sống người dân thành phố ngột ngạt
Cả một đoạn đường dài bị bao phủ mùi khói
Một cây xăng bị bao vây bởi *khói rơm, rất dễ gây cháy nổ