Sống ở Thượng Hải, Louie Huang - chủ nhân chiếc Porsche đẳng cấp đã kiếm được tiền, rất nhiều tiền từ bất động sản. Anh này hiện có một căn biệt thự 200 phòng ở Thượng Hải và ngoài ra còn sở hữu rất nhiều bất động sản ở ít nhất 5 thành phố khác trên khắp thế giới.*
Thế nhưng, trong khi các lợi ích kinh tế vẫn còn ở Trung Quốc, Huang đã chi ra một khoản đầu tư tương đối để mua quyền cư trú tại Singapore.
Có rất nhiều lý do, Huang cho biết, nhưng đặc biệt đó là cơ hội để anh có thể thu xếp cho gia đình mình sang trong tương lai.
Mặt khác, anh này thừa nhận rằng, với nhiều người bạn giàu có của mình thì đó là cảm giác không an toàn – lý do khiến họ phải tính tới cuộc sống bên ngoài Trung Quốc.
“Đa phần họ cho rằng tôi có rất nhiều tiền ở đây nhưng một ngày nào đó chính phủ có thể thay đổi chính sách và lấy lại nó”, Huang chia sẻ.
Ngày càng nhiều doanh nhân giàu có Trung Quốc tìm cơ hội cư trú tại Mỹ qua hoạt động đầu tư
Ở Mỹ, visa EB-5 là một chương trình “đầu tư đổi quyền cư trú”, nghĩa là các doanh nhân sẽ được cấp thẻ xanh miễn là khoản đầu tư của họ có thể tạo ra ít nhất 10 việc làm.
Năm 2006, mới chỉ có 63 công dân Trung Quốc được cấp visa theo chương trình này. Năm ngoái, số visa tăng lên hơn 2.408 và năm nay đã vượt trên 3.700 chiếc.
Điều đó đồng nghĩa với một làn sóng tài chính Trung Quốc đang được đổ vào các dự án hạ tầng của Mỹ. Chương trình Visa EB-5 mở cửa cho công dân tất cả các nước nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc hiện chiếm tới 75%.
Huang cho rằng quyền cư trú ở nước ngoài có thể mang lại lợi ích nhiều hơn cho gia đình anh
Ngoài lý do chính trị thì hiện cũng tồn tại nhiều lo ngại liên quan tới lối sống khiến các triệu phú Trung Quốc muốn ra nước ngoài sinh sống. Giống như Louie Huang, giới thượng lưu Trung Quốc đang tìm kiếm một môi trường sống sạcch hơn, có nền giáo dục tốt hơn cho con cái họ.
Bên cạnh đó là những lo ngại rằng sau hàng thập kỷ bùng nổ tăng trưởng, nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ giảm đà. Khi đó, việc giới nhà giàu Trung Quốc chạy ra nước ngoài không còn là điều đáng ngạc nhiên.
Số liệu EB-5 không phải là bằng chứng duy nhất. Một cuộc khảo sát năm ngoái cho thấy, trong khoảng 1.000 triệu phú đô la Trung Quốc thì có tới 60% tính tới việc chuyển ra nước ngoài.
Trung Quốc hiện là một trong những địa chỉ có số người di cư lớn nhất sang Australia. Năm 2011, lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt Anh về số người định cư ở Australia. Và năm nay, các đại lý bất động sản Mỹ đang báo cáo về sự nhảy vọt số người mua nhà giá trị cao đến từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong.
Thế nhưng, trong khi các lợi ích kinh tế vẫn còn ở Trung Quốc, Huang đã chi ra một khoản đầu tư tương đối để mua quyền cư trú tại Singapore.
Có rất nhiều lý do, Huang cho biết, nhưng đặc biệt đó là cơ hội để anh có thể thu xếp cho gia đình mình sang trong tương lai.
Mặt khác, anh này thừa nhận rằng, với nhiều người bạn giàu có của mình thì đó là cảm giác không an toàn – lý do khiến họ phải tính tới cuộc sống bên ngoài Trung Quốc.
“Đa phần họ cho rằng tôi có rất nhiều tiền ở đây nhưng một ngày nào đó chính phủ có thể thay đổi chính sách và lấy lại nó”, Huang chia sẻ.
Ngày càng nhiều doanh nhân giàu có Trung Quốc tìm cơ hội cư trú tại Mỹ qua hoạt động đầu tư
Ở Mỹ, visa EB-5 là một chương trình “đầu tư đổi quyền cư trú”, nghĩa là các doanh nhân sẽ được cấp thẻ xanh miễn là khoản đầu tư của họ có thể tạo ra ít nhất 10 việc làm.
Năm 2006, mới chỉ có 63 công dân Trung Quốc được cấp visa theo chương trình này. Năm ngoái, số visa tăng lên hơn 2.408 và năm nay đã vượt trên 3.700 chiếc.
Điều đó đồng nghĩa với một làn sóng tài chính Trung Quốc đang được đổ vào các dự án hạ tầng của Mỹ. Chương trình Visa EB-5 mở cửa cho công dân tất cả các nước nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc hiện chiếm tới 75%.
Huang cho rằng quyền cư trú ở nước ngoài có thể mang lại lợi ích nhiều hơn cho gia đình anh
Ngoài lý do chính trị thì hiện cũng tồn tại nhiều lo ngại liên quan tới lối sống khiến các triệu phú Trung Quốc muốn ra nước ngoài sinh sống. Giống như Louie Huang, giới thượng lưu Trung Quốc đang tìm kiếm một môi trường sống sạcch hơn, có nền giáo dục tốt hơn cho con cái họ.
Bên cạnh đó là những lo ngại rằng sau hàng thập kỷ bùng nổ tăng trưởng, nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ giảm đà. Khi đó, việc giới nhà giàu Trung Quốc chạy ra nước ngoài không còn là điều đáng ngạc nhiên.
Số liệu EB-5 không phải là bằng chứng duy nhất. Một cuộc khảo sát năm ngoái cho thấy, trong khoảng 1.000 triệu phú đô la Trung Quốc thì có tới 60% tính tới việc chuyển ra nước ngoài.
Trung Quốc hiện là một trong những địa chỉ có số người di cư lớn nhất sang Australia. Năm 2011, lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt Anh về số người định cư ở Australia. Và năm nay, các đại lý bất động sản Mỹ đang báo cáo về sự nhảy vọt số người mua nhà giá trị cao đến từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong.