Bịt mặt quay clip dạy làm thuốc nổ
Trở lại vụ CATP.HCM bắt giữ Võ Anh Tuấn (22 tuổi), trú ở quận 5, kẻ đặt mìn tự chế trong khu vực nhà vệ sinh khách sạn Legend Sài Gòn năm 2009. Qua xét hỏi, đối tượng khai đã nghiên cứu cách thức chế tạo mìn hoàn toàn trên mạng Internet. Sau khi vụ việc xảy ra, trên cơ sở kiểm tra thực tế và lời khai của đối tượng, CATP đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xóa bỏ một số trang web tiếng Việt, có nội dung hướng dẫn cách chế tạo vật liệu nổ. Việc làm trên của Bộ chủ quản cho thấy, cơ quan này thấy được những hậu quả nếu người dân, đặc biệt đối tượng xấu đọc được.
Ba năm sau vụ việc ở TP.HCM, trưa 21/6 vừa qua, tại cửa hàng vàng Hoàng Tín (124 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội), còn xảy ra vụ việc nghiêm trọng hơn, khi Tạ Văn Thanh (SN 1987), ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, ôm 2 khối thuốc nổ xông vào cửa hàng, mục đích cướp tài sản.
Gõ từ khóa “chế tạo thuốc nổ” trên trang tìm kiếm “Google”, trên 1 triệu kết quả hiện lên trong 0,12 giây. Không ít các trang mạng xã hội như: “rongdai…us”; a5pro…com”; toi…com”, công khai đăng tải, truyền bá thông tin, hướng dẫn cách chế tạo thuốc nổ, địa điểm mua hóa chất để làm thuốc nổ tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điển hình trên trang mạng “You…com” đang lưu trữ một clip trên 5 phút, dạy cách làm thuốc nổ đen. Mở đầu clip này, xuất hiện một thanh niên khoảng 20 tuổi, nói giọng miền Nam, đeo khẩu trang kín mít. Góc máy quay được chủ ý đặt sao cho chỉ lấy được hình người này…, từ mũi trở xuống.**
Vào thẳng vấn đề, anh ta cho biết muốn làm được thuốc nổ đen cần 3 loại hóa chất trong đó có: Potassium chlorate (KCLO3). Với những người không mua được KCLO3 (hóa chất trong danh mục hạn chế kinh doanh của Chính phủ), thanh niên này chia sẻ một loạt các phương trình hóa học để tự làm bằng những hóa chất dễ mua. Anh ta cho hay: “Ở TP.HCM, các bạn cứ ra cửa hàng hóa chất Kim Tiên, ở chợ Kim Biên - quận 5 là có. 1 kg KCLO3 ở đây bán với giá khoảng 60.000 đồng”. Sau khi phổ biến quy trình chế thuốc nổ, thanh niên bịt mặt “khoe” 3 túi hóa chất vừa mua rồi bắt đầu chế tạo. “Quan trọng nhất là 3 chất này phải ở dạng mịn các bạn nhé” - anh ta nhắc bí quyết. Công thức điều chế, tỷ lệ pha trộn được “chuyên gia” trẻ tuổi hướng dẫn cụ thể. Sau khi trộn đều các chất này, “chuyên gia” bịt mặt công khai biểu diễn thành quả trước máy quay, với 1 thìa thuốc nổ đen cháy xém.
Không chỉ thuốc nổ đen, cách thức pha chế một số thuốc nổ, bom khói màu… cũng nhan nhản trên mạng Internet.
Tiền chất thuốc nổ được mua dễ dàng ở Hà Nội
Hạn chế cũng như không
“Không chỉ thuốc nổ, nếu việc quản lý hóa chất lỏng lẻo như ở Hà Nội hiện nay, các đối tượng xấu, hiểu biết về hóa học có thể dễ dàng nhào trộn hóa chất để chế quả nổ”. Trước cảnh báo trên của một cán bộ công an, chúng tôi đã tìm gặp ông Ngô Tiến Phúc - Giám đốc Công ty TNHH Hóa học Ứng dụng (ở phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nghe ông chia sẻ kinh nghiệm xung quanh vấn đề nay. Theo ông Phúc, hiện không dễ để một cơ quan, tổ chức xin được giấy phép kinh doanh, buôn bán vật liệu nổ công nghiệp, bởi Nhà nước quản lý khá chặt “mảng” này. Với các doanh nghiệp khai thác đá, muốn dùng mìn khai thác, họ phải được cơ quan chuyên trách xem xét, cấp phép, bị giám sát, quản lý chặt.
Ngoài vật liệu nổ công nghiệp, nhiều hóa chất hiện nay cũng có thể chế thành vật liệu nổ - ông Phúc cho hay. Là nguyên liệu trực tiếp sản xuất thuốc nổ (tiền chất thuốc nổ), nên các chất như: Amoni nitrat (NH4NO3); Natri nitrat (NaNO3); Kali clorat (KCLO3)… được Chính phủ đưa vào danh mục chất hạn chế kinh doanh. Vì sao chỉ hạn chế mà không cấm kinh doanh các chất nguy hiểm này? Ông Phúc lý giải: “Bên cạnh dùng làm tiền chất thuốc nổ, các hóa chất này có nhiều tính năng khác, không thể thay thế trong hoạt động sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế, nên Chính phủ chỉ ban hành các quy định hạn chế và quản lý chặt”. Theo chuyên gia hóa học này, muốn hóa chất phát nổ cần 2 thành phần, thường là 2 chất khác nhau (chất oxy hóa và chất khử). Trộn 2 hóa chất này với nhau, kèm theo “chất” kích thích (kíp nổ), sẽ tạo ra quả nổ có sức công khá không kém “quả mìn” mà Tạ Văn Thanh tự tạo ôm vào hiệu vàng Hoàng Tín.*
Danh nghĩa là hạn chế kinh doanh, tuy nhiên có những doanh nghiệp đang lén lút nhập khẩu các “chất cấm” về buôn bán, kiếm lời. Có doanh nghiệp nhập một chất, nhưng khai báo với Cơ quan Hải quan một chất. “Không có kiến thức về hóa học, cũng khó có điều kiện lấy mẫu kiểm hóa thường xuyên, nên tiền chất thuốc nổ bằng cách này, cách khác vẫn “qua mặt” lực lượng chức năng, xuất hiện ngoài thị trường. Chưa tính đến việc hóa chất “đi” qua đường tiểu ngạch” - một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa chất cho biết. Theo một thông tin chúng tôi thu thập được, tiền chất thuốc nổ hiện còn có thể thất thoát, “bốc hơi” từ những doanh nghiệp được kinh doanh, nhập khẩu. “Việc doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh, nhượng trái phép tiền chất thuốc nổ cho các đơn vị khác vẫn âm thầm xảy ra” - ông Phúc nhận định.
Không lo tai nạn (?!)
“Loại nào cũng có nhưng chỉ bán với số lượng lớn” - Đó là khẳng định của chủ cửa hàng buôn bán hóa chất trên phố Hàng Nón, quận Hoàn Kiếm, khi PV ngỏ ý muốn mua một số hóa chất (trong nhóm bị hạn chế kinh doanh gồm: Natri nitrat (NaNO3), Kalinitrat (KNO3), Natri clorat (NaClO3)). Không giống như lo ngại của tôi khi đặt vấn đề mua các tiền chất thuốc nổ, người bán hàng gần như chẳng quan tâm mà đáp lại bằng câu trả lời ráo hoảnh: “60.000 đồng/hộp/0,5kg”. Theo quan sát của chúng tôi, các loại tiền chất thuốc nổ không được trưng bày trong tủ kính như các loại ống nghiệm, hóa chất hữu cơ phổ biến mà được chủ hàng cất giấu kỹ lưỡng trên lối cầu thang dẫn lên tầng 2. Mỗi khi khách yêu cầu, người bán hàng sẽ mở cánh cửa được đóng khóa cẩn thận để vào “kho hàng” bên trong lấy hóa chất. “Dù giá rẻ nhưng do có một số loại được nhập khẩu nên nếu cần số lượng thật lớn, anh nhớ liên hệ trước với bọn em. Còn mua dăm ba cân, cửa hàng lúc nào cũng sẵn” - lời một nam nhân viên giúp việc dặn dò chúng tôi trước lúc ra về.
Cũng trên tuyến phố này, cách đó vài trăm mét, các loại tiền chất thuốc nổ cũng được bày bán ngay bên trong các cửa hàng bán hóa chất sơn và in công nghiệp. Giá cả cũng tùy từng chủng loại, được chủ hàng chào bán từ 120.000 - 300.000 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên tại đây, một số hóa chất không được đóng hộp từ khi sản xuất mà được đựng trong can, sẽ được người bán chia nhỏ để bán cho khách hàng. Khi được hỏi phải bảo quản hóa chất như thế nào cho an toàn, đại diện một cửa hàng trả lời: “Toàn axít cả đấy. Nhưng không lo tai nạn đâu, chỉ cần để xa nguồn lửa và tầm tay trẻ em là được”.
Tại quận Cầu Giấy, theo chân một sinh viên chuyên Hóa, chúng tôi cũng dễ dàng mua được tiền chất gây nổ Natri nitrat (NaNO3). Tuy nhiên chính cửa hàng này cũng thừa nhận: “Chỉ bán số lượng nhỏ hóa chất cho sinh viên làm thí nghiệm vì nếu việc bảo quản và sử dụng NaNO3 cũng như một số hóa chất khác không theo quy trình có thể gây ra những sự cố đáng tiếc”. Trong số nhiều loại tiền chất thuốc nổ chúng tôi “mua” được, trên bao bì, nhãn mác đều có chữ Trung Quốc. Thêm một câu hỏi nữa được dư luận đặt ra, mỗi ngày có bao nhiêu loại hóa chất “cấm” này thẩm lậu vào nước ta qua đường tiểu ngạch?
Trang web hướng dẫn làm thuốc nổ thì tràn lan, tiền chất thuốc nổ được mua bán công khai, dễ dàng mua bán... Có hay không sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng và chính quyền, lực lượng chức năng trong vấn đề này.
Trở lại vụ CATP.HCM bắt giữ Võ Anh Tuấn (22 tuổi), trú ở quận 5, kẻ đặt mìn tự chế trong khu vực nhà vệ sinh khách sạn Legend Sài Gòn năm 2009. Qua xét hỏi, đối tượng khai đã nghiên cứu cách thức chế tạo mìn hoàn toàn trên mạng Internet. Sau khi vụ việc xảy ra, trên cơ sở kiểm tra thực tế và lời khai của đối tượng, CATP đã kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xóa bỏ một số trang web tiếng Việt, có nội dung hướng dẫn cách chế tạo vật liệu nổ. Việc làm trên của Bộ chủ quản cho thấy, cơ quan này thấy được những hậu quả nếu người dân, đặc biệt đối tượng xấu đọc được.
Ba năm sau vụ việc ở TP.HCM, trưa 21/6 vừa qua, tại cửa hàng vàng Hoàng Tín (124 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội), còn xảy ra vụ việc nghiêm trọng hơn, khi Tạ Văn Thanh (SN 1987), ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, ôm 2 khối thuốc nổ xông vào cửa hàng, mục đích cướp tài sản.
Gõ từ khóa “chế tạo thuốc nổ” trên trang tìm kiếm “Google”, trên 1 triệu kết quả hiện lên trong 0,12 giây. Không ít các trang mạng xã hội như: “rongdai…us”; a5pro…com”; toi…com”, công khai đăng tải, truyền bá thông tin, hướng dẫn cách chế tạo thuốc nổ, địa điểm mua hóa chất để làm thuốc nổ tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điển hình trên trang mạng “You…com” đang lưu trữ một clip trên 5 phút, dạy cách làm thuốc nổ đen. Mở đầu clip này, xuất hiện một thanh niên khoảng 20 tuổi, nói giọng miền Nam, đeo khẩu trang kín mít. Góc máy quay được chủ ý đặt sao cho chỉ lấy được hình người này…, từ mũi trở xuống.**
Vào thẳng vấn đề, anh ta cho biết muốn làm được thuốc nổ đen cần 3 loại hóa chất trong đó có: Potassium chlorate (KCLO3). Với những người không mua được KCLO3 (hóa chất trong danh mục hạn chế kinh doanh của Chính phủ), thanh niên này chia sẻ một loạt các phương trình hóa học để tự làm bằng những hóa chất dễ mua. Anh ta cho hay: “Ở TP.HCM, các bạn cứ ra cửa hàng hóa chất Kim Tiên, ở chợ Kim Biên - quận 5 là có. 1 kg KCLO3 ở đây bán với giá khoảng 60.000 đồng”. Sau khi phổ biến quy trình chế thuốc nổ, thanh niên bịt mặt “khoe” 3 túi hóa chất vừa mua rồi bắt đầu chế tạo. “Quan trọng nhất là 3 chất này phải ở dạng mịn các bạn nhé” - anh ta nhắc bí quyết. Công thức điều chế, tỷ lệ pha trộn được “chuyên gia” trẻ tuổi hướng dẫn cụ thể. Sau khi trộn đều các chất này, “chuyên gia” bịt mặt công khai biểu diễn thành quả trước máy quay, với 1 thìa thuốc nổ đen cháy xém.
Không chỉ thuốc nổ đen, cách thức pha chế một số thuốc nổ, bom khói màu… cũng nhan nhản trên mạng Internet.
Tiền chất thuốc nổ được mua dễ dàng ở Hà Nội
Hạn chế cũng như không
“Không chỉ thuốc nổ, nếu việc quản lý hóa chất lỏng lẻo như ở Hà Nội hiện nay, các đối tượng xấu, hiểu biết về hóa học có thể dễ dàng nhào trộn hóa chất để chế quả nổ”. Trước cảnh báo trên của một cán bộ công an, chúng tôi đã tìm gặp ông Ngô Tiến Phúc - Giám đốc Công ty TNHH Hóa học Ứng dụng (ở phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nghe ông chia sẻ kinh nghiệm xung quanh vấn đề nay. Theo ông Phúc, hiện không dễ để một cơ quan, tổ chức xin được giấy phép kinh doanh, buôn bán vật liệu nổ công nghiệp, bởi Nhà nước quản lý khá chặt “mảng” này. Với các doanh nghiệp khai thác đá, muốn dùng mìn khai thác, họ phải được cơ quan chuyên trách xem xét, cấp phép, bị giám sát, quản lý chặt.
Ngoài vật liệu nổ công nghiệp, nhiều hóa chất hiện nay cũng có thể chế thành vật liệu nổ - ông Phúc cho hay. Là nguyên liệu trực tiếp sản xuất thuốc nổ (tiền chất thuốc nổ), nên các chất như: Amoni nitrat (NH4NO3); Natri nitrat (NaNO3); Kali clorat (KCLO3)… được Chính phủ đưa vào danh mục chất hạn chế kinh doanh. Vì sao chỉ hạn chế mà không cấm kinh doanh các chất nguy hiểm này? Ông Phúc lý giải: “Bên cạnh dùng làm tiền chất thuốc nổ, các hóa chất này có nhiều tính năng khác, không thể thay thế trong hoạt động sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế, nên Chính phủ chỉ ban hành các quy định hạn chế và quản lý chặt”. Theo chuyên gia hóa học này, muốn hóa chất phát nổ cần 2 thành phần, thường là 2 chất khác nhau (chất oxy hóa và chất khử). Trộn 2 hóa chất này với nhau, kèm theo “chất” kích thích (kíp nổ), sẽ tạo ra quả nổ có sức công khá không kém “quả mìn” mà Tạ Văn Thanh tự tạo ôm vào hiệu vàng Hoàng Tín.*
Danh nghĩa là hạn chế kinh doanh, tuy nhiên có những doanh nghiệp đang lén lút nhập khẩu các “chất cấm” về buôn bán, kiếm lời. Có doanh nghiệp nhập một chất, nhưng khai báo với Cơ quan Hải quan một chất. “Không có kiến thức về hóa học, cũng khó có điều kiện lấy mẫu kiểm hóa thường xuyên, nên tiền chất thuốc nổ bằng cách này, cách khác vẫn “qua mặt” lực lượng chức năng, xuất hiện ngoài thị trường. Chưa tính đến việc hóa chất “đi” qua đường tiểu ngạch” - một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa chất cho biết. Theo một thông tin chúng tôi thu thập được, tiền chất thuốc nổ hiện còn có thể thất thoát, “bốc hơi” từ những doanh nghiệp được kinh doanh, nhập khẩu. “Việc doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh, nhượng trái phép tiền chất thuốc nổ cho các đơn vị khác vẫn âm thầm xảy ra” - ông Phúc nhận định.
Không lo tai nạn (?!)
“Loại nào cũng có nhưng chỉ bán với số lượng lớn” - Đó là khẳng định của chủ cửa hàng buôn bán hóa chất trên phố Hàng Nón, quận Hoàn Kiếm, khi PV ngỏ ý muốn mua một số hóa chất (trong nhóm bị hạn chế kinh doanh gồm: Natri nitrat (NaNO3), Kalinitrat (KNO3), Natri clorat (NaClO3)). Không giống như lo ngại của tôi khi đặt vấn đề mua các tiền chất thuốc nổ, người bán hàng gần như chẳng quan tâm mà đáp lại bằng câu trả lời ráo hoảnh: “60.000 đồng/hộp/0,5kg”. Theo quan sát của chúng tôi, các loại tiền chất thuốc nổ không được trưng bày trong tủ kính như các loại ống nghiệm, hóa chất hữu cơ phổ biến mà được chủ hàng cất giấu kỹ lưỡng trên lối cầu thang dẫn lên tầng 2. Mỗi khi khách yêu cầu, người bán hàng sẽ mở cánh cửa được đóng khóa cẩn thận để vào “kho hàng” bên trong lấy hóa chất. “Dù giá rẻ nhưng do có một số loại được nhập khẩu nên nếu cần số lượng thật lớn, anh nhớ liên hệ trước với bọn em. Còn mua dăm ba cân, cửa hàng lúc nào cũng sẵn” - lời một nam nhân viên giúp việc dặn dò chúng tôi trước lúc ra về.
Cũng trên tuyến phố này, cách đó vài trăm mét, các loại tiền chất thuốc nổ cũng được bày bán ngay bên trong các cửa hàng bán hóa chất sơn và in công nghiệp. Giá cả cũng tùy từng chủng loại, được chủ hàng chào bán từ 120.000 - 300.000 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên tại đây, một số hóa chất không được đóng hộp từ khi sản xuất mà được đựng trong can, sẽ được người bán chia nhỏ để bán cho khách hàng. Khi được hỏi phải bảo quản hóa chất như thế nào cho an toàn, đại diện một cửa hàng trả lời: “Toàn axít cả đấy. Nhưng không lo tai nạn đâu, chỉ cần để xa nguồn lửa và tầm tay trẻ em là được”.
Tại quận Cầu Giấy, theo chân một sinh viên chuyên Hóa, chúng tôi cũng dễ dàng mua được tiền chất gây nổ Natri nitrat (NaNO3). Tuy nhiên chính cửa hàng này cũng thừa nhận: “Chỉ bán số lượng nhỏ hóa chất cho sinh viên làm thí nghiệm vì nếu việc bảo quản và sử dụng NaNO3 cũng như một số hóa chất khác không theo quy trình có thể gây ra những sự cố đáng tiếc”. Trong số nhiều loại tiền chất thuốc nổ chúng tôi “mua” được, trên bao bì, nhãn mác đều có chữ Trung Quốc. Thêm một câu hỏi nữa được dư luận đặt ra, mỗi ngày có bao nhiêu loại hóa chất “cấm” này thẩm lậu vào nước ta qua đường tiểu ngạch?
Trang web hướng dẫn làm thuốc nổ thì tràn lan, tiền chất thuốc nổ được mua bán công khai, dễ dàng mua bán... Có hay không sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng và chính quyền, lực lượng chức năng trong vấn đề này.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Chánh Thanh tra Sở TT-TT Hà Nội: Giáo dục vẫn là… chủ yếu Đối với một số trang thông tin khá chi tiết về thuốc nổ trên mạng Internet, theo ý kiến cá nhân của tôi cần có cách thức quản lý chặt chẽ hơn nữa. Làm sao để có những bộ luật phù hợp, phát triển phải đi kèm với quản lý. Hiện nay, phương pháp chủ yếu vẫn là giáo dục ý thức. Tôi được biết, ở các quốc gia khác, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các trang web đen, họ cũng có những biện pháp giáo dục công dân. Ở Việt Nam, nhu cầu phát triển đang được đặt lên hàng đầu, nên về mặt nguyên tắc chúng ta sẽ có những biện pháp khắc phục lỗ hổng, cụ thể là hệ thống văn bản pháp luật để đối tượng xấu không thể lợi dụng vi phạm pháp luật. Hiện nay Bộ TT-TT đang đề xuất đóng góp sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định về quản lý thông tin điện tử trên Internet. Khi hệ thống văn bản pháp luật được hoàn chỉnh hơn sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chặt hơn nữa. Cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Sở TT-TT phối hợp với các đơn vị chức năng như Công an TP, Sở GD-ĐT... tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực thông tin điện tử trên Internet. Và cuối cùng, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức pháp luật của những người chịu trách nhiệm nội dung thông tin điện tử trên Internet. |