Ngày nay ô nhiễm môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia hay một khu vực mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi cũng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.
Theo thống kê năm 2010 của Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung. Với tổng đàn 300 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải từ chăn nuôi ra môi trường lên tới 84,45 triệu tấn. Trong đó, nhiều nhất là chất thải từ lợn (24,96 triệu tấn), tiếp đến gia cầm (21,96 triệu tấn) và bò (21,61 triệu tấn).
Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được quan tâm đúng mức. Hiện mới khoảng 70% hộ chăn nuôi có chuồng trại, tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng 10%; hộ có công trình khí sinh học (hầm biogas) chỉ đạt 8,7%; khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có cam kết bảo vệ môi trường chỉ chiếm 0,6%.
Về phía các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để, số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67%; số trang trại có đánh giá tác động môi trường chiếm chưa đầy 14%; 37,2% hộ chăn nuôi thâm canh và 36,2% chăn nuôi thời vụ không có biện pháp xử lý chất thải. Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da, mắt…
Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết người chăn nuôi chưa có biện pháp xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi, vứt xác gia cầm, gia súc bừa bãi và hệ thống thoát nước đơn giản làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn chưa được khắc phục triệt để và có chiều hướng gia tăng. Nhiều năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu là: thải trực tiếp ra kênh mương, ao, hồ; được ủ làm phân bón cho cây trồng; và được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas). Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình…), xử lý bằng hồ sinh học nhưng chưa được nhân rộng.
Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực. Nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói chung về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và đúng mức. Trong nhiều trường hợp, nhận thức mới chỉ dừng ở mức độ thông tin thông thường; chưa trở thành ý thức và hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng địa phương và từng người dân…
Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, ngành chăn nuôi cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân. Chúng ta cũng nên gấp rút hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường. Việc quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phục hồi môi trường trong trường hợp các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường cũng rất quan trọng. Việc này giúp xử lý dứt điểm các cơ sở chăn nuôi, giết mổ chế biến gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường.
Các cấp lãnh đạo cũng nên có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ công nghiệp. Chúng ta cũng nên tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển khí sinh học kèm theo các chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học. Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khí sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM cũng nên được nhân rộng. Đây là hình thức được gọi là “chăn nuôi xanh” nhằm giảm thiểu ô nhiễm đất và nước, giảm thiểu tác động đến hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từ công trình khí sinh học. Tổ chức, cá nhân được ưu tiên vay vốn từ các quỹ bảo vệ môi trường... Song song đó, cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung gắn với bảo vệ môi trường.
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi cũng là thách thức chung của tất cả các nước trên thế giới. Do vậy, giải bài toán ô nhiễm môi trường cho hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát triển bền vững ở nước ta.
Nguyễn Tuấn Dũng
Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Những năm qua, chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi cũng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.
Theo thống kê năm 2010 của Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung. Với tổng đàn 300 triệu con gia cầm và hơn 37 triệu con gia súc, nguồn chất thải từ chăn nuôi ra môi trường lên tới 84,45 triệu tấn. Trong đó, nhiều nhất là chất thải từ lợn (24,96 triệu tấn), tiếp đến gia cầm (21,96 triệu tấn) và bò (21,61 triệu tấn).
|
Phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước chú trọng. Ảnh minh họa |
Về phía các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để, số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67%; số trang trại có đánh giá tác động môi trường chiếm chưa đầy 14%; 37,2% hộ chăn nuôi thâm canh và 36,2% chăn nuôi thời vụ không có biện pháp xử lý chất thải. Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da, mắt…
Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết người chăn nuôi chưa có biện pháp xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi, vứt xác gia cầm, gia súc bừa bãi và hệ thống thoát nước đơn giản làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn chưa được khắc phục triệt để và có chiều hướng gia tăng. Nhiều năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu là: thải trực tiếp ra kênh mương, ao, hồ; được ủ làm phân bón cho cây trồng; và được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas). Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình…), xử lý bằng hồ sinh học nhưng chưa được nhân rộng.
Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực. Nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói chung về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và đúng mức. Trong nhiều trường hợp, nhận thức mới chỉ dừng ở mức độ thông tin thông thường; chưa trở thành ý thức và hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng địa phương và từng người dân…
Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới, ngành chăn nuôi cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân. Chúng ta cũng nên gấp rút hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường. Việc quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm phục hồi môi trường trong trường hợp các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường cũng rất quan trọng. Việc này giúp xử lý dứt điểm các cơ sở chăn nuôi, giết mổ chế biến gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường.
Các cấp lãnh đạo cũng nên có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch trong chăn nuôi như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ công nghiệp. Chúng ta cũng nên tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển khí sinh học kèm theo các chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học. Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi có nhiều ưu điểm là sử dụng công nghệ khí sinh học biogas và chế phẩm sinh học EM cũng nên được nhân rộng. Đây là hình thức được gọi là “chăn nuôi xanh” nhằm giảm thiểu ô nhiễm đất và nước, giảm thiểu tác động đến hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo từ công trình khí sinh học. Tổ chức, cá nhân được ưu tiên vay vốn từ các quỹ bảo vệ môi trường... Song song đó, cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung gắn với bảo vệ môi trường.
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi cũng là thách thức chung của tất cả các nước trên thế giới. Do vậy, giải bài toán ô nhiễm môi trường cho hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát triển bền vững ở nước ta.
Từ ngày 27/2 đến 27/8, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Bảo vệ môi trường" dưới dạng bài viết, bài ảnh, video mô tả thực trạng môi trường ô nhiễm không khí, nước...; đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Với bài dự thi là ảnh, độc giả gửi tối thiểu là 5 bức và tối đa 10 bức. Các bức ảnh cần có chú thích rõ ràng, dễ hiểu, có chú thích về địa danh, bối cảnh chụp. Chiều ngang của ảnh là 480 px. Dung lượng mỗi ảnh không vượt quá 10 MB. Đối với bài dự thi là clip, video, thời lượng tối thiểu 90 giây, thời lượng tối đa 3 phút, dung lượng dưới 100 MB. Bài viết được thể hiện trên Word có độ dài không quá 1.500 từ, ảnh minh họa cho bài viết được gửi riêng, không “dán” vào Word và phải có chú thích rõ ràng cho ảnh. Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây. Gửi bài dự thi tại đây |